HÌNH PHẠT TRONG TRƯỜNG HỢP CHUẨN BỊ PHẠM TỘI, PHẠM TỘI CHƯA ĐẠT
1.2.1. Khái niệm quyết định hình phạt trong trường hợp chuẩn bị phạm tội, phạm tội chưa đạt phạm tội, phạm tội chưa đạt
a. Khái niệm của việc quyết định hình phạt trong trường hợp chuẩn bị phạm tội bị phạm tội
Trong khoa học pháp lý hình sự hiện nay, khái niệm về chuẩn bị phạm tội được hiểu là hành vi tìm kiếm sửa soạn công cụ phương tiện phạm tội hoặc tìm kiếm và tạo ra các điều kiện thuận lợi cho việc thực hiện hành vi phạm tội. Đây là giai đoạn đầu tiên của hành vi phạm tội, là bước tiếp theo của hoạt động chuyển hóa từ ý định phạm tội thành hành vi phạm tội. Theo quy định tại Điều 17 BLHS Việt Nam năm 1999 (đã được sửa đổi bổ sung ngày 19/06/2009), khái niệm chuẩn bị phạm tội đã được kế thừa và ghi nhận
trong BLHS Việt Nam năm 1985 trước đây, đến BLHS năm 1999 được tách ra thành một điều riêng biệt quy định về TNHS trong trường hợp chuẩn bị phạm tội ở một điều luật riêng biệt (Điều 52 BLHS Việt Nam năm 1999). Đây là điểm tiến bộ và phù hợp với khoa học pháp lý vì:
Thứ nhất, những quy định trước đây tại khoản 3 Điều 15 của BLHS
Việt Nam năm 1985 có nhiều khiếm khuyết và khơng phù hợp với lý luận và thực tiễn.
Thứ hai, chuẩn bị phạm tội dù là một giai đoạn thực hiện tội phạm,
hay một tội phạm độc lập có tính chất nguy hiểm cho xã hội thì nó vẫn thấp hơn nhiều so với phạm tội đã hoàn thành. BLHS Việt Nam năm 1985 quy định chuẩn bị phạm tội và phạm tội chưa đạt cùng chung một khung hình phạt là khơng hợp lý, điều này rất khó khăn cho việc tìm căn cứ QĐHP.
Thứ ba, việc khơng quy định hình phạt cụ thể giới hạn mức độ TNHS
trong trường hợp chuẩn bị phạm tội với phạm tội hoàn thành. Do vậy, khi QĐHP khơng có cơ sở pháp lý chính xác để áp dụng cho người có hành vi chuẩn bị phạm tội. Điều đó có nghĩa là: Về mặt lý luận QĐHP với người thực hiện tội phạm trong trường hợp chuẩn bị phạm tội cũng như đối với hành vi thực hiện tội phạm đã hồn thành là khơng hợp lý.
Theo quy định của Điều 52 BLHS Việt Nam năm 1999 về QĐHP cho trường hợp chuẩn bị phạm tội là hợp lý logic và có căn cứ vì: Chuẩn bị phạm tội là trường hợp tội phạm phải dừng lại do những nguyên nhân khách quan ngoài ý muốn của chủ thể thực hiện mức độ nguy.
Khoản 1 và khoản 2 Điều 52 BLHS Việt Nam năm 1999 quy định như sau: Đối với hành vị chuẩn bị phạm tội và hành vi phạm tội chưa đạt, hình phạt được quyết định theo các điều của Bộ luật này về các tội phạm tương ứng tùy theo tính chất mức độ nguy hiểm cho xã hội của hành vi phạm tội, mức độ thực hiện ý định phạm tội và những tình tiết khác khiến cho tội phạm khơng thực hiện được đến cùng.
Đối với trường hợp chuẩn bị phạm tội, nếu điều luật được áp dụng có quy định hình phạt cao nhất là tù chung thân hoặc tử hình, thì mức hình phạt cao nhất được áp dụng là không quá hai mươi năm tù; nếu là tù có thời hạn thì mức hình phạt khơng q một phần hai mức hình phạt tù mà điều luật quy định [31].
Dựa vào nội hàm của khái niệm này, pháp luật hình sự quy định hình phạt trong trường hợp chuẩn bị phạm tội là: Tịa án lựa chọn mức hình phạt phù hợp với hành vi, tính chất mức độ của hành vi và việc thực hiện ý định phạm tội dựa vào các điều luật tương ứng để QĐHP. Mức hình phạt quy định tại điều luật cao nhất khung hình phạt tù chung thân, tử hình thì khơng q 20 năm tù đối với hình phạt tù có thời hạn và khơng q 1/2 mức hình phạt tù.
Như vậy, QĐHP cho trường hợp chuẩn bị phạm tội Tòa án phải xác định rõ bản chất hành vi chuẩn bị phạm tội ở mức độ nào và đối chiếu, so sánh với các trường hợp phạm tội khác như là: phạm tội hồn thành, phạm tội chưa đạt để có quyết định chính xác, cơng bằng đối với người thực hiện hành vi chuẩn bị phạm tội.
Theo quan điểm của chúng tơi có thể đưa ra định nghĩa khoa học của
khái niệm này như sau: Quyết định hình phạt trong trường hợp chuẩn bị
phạm tội là việc Tòa án xem xét quyết định hình phạt cho hành vi chuẩn bị phạm tội theo các điều của Bộ luật hình sự hiện hành về các tội phạm tương ứng, dựa trên các căn cứ, tính chất và mức độ nguy hiểm cho xã hội của hành vi, ý định phạm tội và những tình tiết khác khiến cho hành vi chuẩn bị phạm tội không thực hiện được tới cùng.