Về phương diện thực tiễn

Một phần của tài liệu Tài liệu Những vấn đề lý luận và thực tiễn về phạm tội chưa đạt (Trang 93 - 100)

b. Đặc điểm của việc quyết định hình phạt trong trường hợp phạm tội chưa đạt

3.1.2. Về phương diện thực tiễn

Thực tiễn xét xử các vụ án hình sự liên quan tới trường hợp chuẩn bị phạm tội, phạm tội chưa đạt thấy rằng, việc áp dụng các quy định tại khoản 2 và khoản 3, Điều 52 BLHS Việt Nam năm 1999 quy định "nếu là tù có thời

hạn thì mức hình phạt khơng q một phần hai mức phạt tù mà điều luật qui định" [30] và "nếu là tù có thời hạn thì mức hình phạt không quá ba phần tư mức phạt tù mà điều luật qui định" [30]. Việc quy định của nhà làm luật như trên sẽ gây ra nhiều cách hiểu khác nhau, và áp dụng trong thực tế ở mỗi Tòa án cũng là khác nhau. Cần đặt ra câu hỏi là 1/2, hoặc 3/4 mức phạt phạt tù tối thiểu hay 1/2, hoặc 3/4 mức hình phạt tối đa.

Ví dụ: Hành vi mua bán người ở giai đoạn chưa đạt ở điểm a, khoản 2

Điều 119 (tội mua bán người nhằm mục đích mại dâm), thì bị phạt tù từ 5 năm đến 20 năm. Tòa án sẽ tuyên 3/4 của 5 (bằng 3, 5 năm tù) hay (năm tù hay 3/4 của 20 năm tù = 15 năm tù).

Trong thực tế xét xử hiện nay, căn cứ trên các tài liệu khoa học pháp lý hình sự mức phạt cho trường hợp chuẩn bị phạm tội, phạm tội chưa đạt thông thường các Tịa án áp dụng là khơng q 1/2 mức cao nhất của khung hình phạt mà điều luật quy định đối với trường hợp chuẩn bị phạm tội và

khơng q 3/4 mức cao nhất của khung hình phạt trong trường hợp phạm tội chưa đạt.

Việc quy định ở Điều 52 của BLHS Việt Nam năm 1999 khơng chỉ ra khung hình phạt để áp dụng, chỉ đưa ra mức quy định 1/2 và 3/4 như trên rất khó khăn cho việc xác định khung hình phạt nào nên áp dụng.

Hiện nay có nhiều cách thức giải quyết vấn đề cho việc áp dụng các quy phạm này:

Cách thứ nhất cho rằng: Trong trường hợp chuẩn bị phạm tội, phạm

tội chưa đạt, nếu hành vi phạm tội thỏa mãn khung hình phạt nào thì vận dụng khung hình phạt đó để QĐHP đối với người phạm tội.

Cách thứ hai cho rằng: Nếu trường hợp chuẩn bị phạm tội thỏa mãn cấu thành tội phạm tăng nặng TNHS và vận dụng khung tăng nặng thì đồng nhất tính nguy hiểm cho xã hội của trường hợp tăng nặng của tội phạm đã hoàn thành. Như vậy, việc QĐHP trên thực tế là khơng chính xác.

Đối với trường hợp phạm tội chưa đạt thì khung hình phạt áp dụng cho hành vi này sẽ là khung hình phạt của hành vi phạm tội thỏa mãn.

Theo quan điểm của chúng tơi thì cách thức giải quyết thứ hai khơng hợp lý vì giữa hành vi chuẩn bị phạm tội và phạm tội chưa đạt có sự khác nhau cơ bản về tính chất, mức độ nguy hiểm cho xã hội của hành vi phạm tội. Do vậy, khi QĐHP thì mức hình phạt đối với mỗi hành vi là khác nhau, khơng nên đánh đồng hai hành vi đó là một.

Nghiên cứu thực tiễn xét xử trong hơn 10 năm trở lại đây cho thấy rằng, những vụ án thuộc các trường hợp chuẩn bị phạm tội bị đưa ra xét xử hầu như không đáng kể. Mặc dù, hành vi chuẩn bị phạm tội lại có hầu hết trong các loại tội phạm, vì đây là giai đoạn đầu tiên của quá trình thực hiện tội phạm, tuy nhiên hành vi chuẩn bị phạm tội chỉ được đưa ra xét xử khi có đồng phạm, hoặc bị người khác phát hiện và tố giác kịp thời. Bởi lẽ, việc phát hiện

được tội phạm trong trường hợp chuẩn bị phạm là rất khó khăn. Trong các trường hợp thực tế, tội phạm thường chỉ bị phát hiện khi đã bắt tay vào việc thực hiện hành vi phạm tội.

Còn phạm tội chưa đạt, so với các trường hợp QĐHP đối với tội phạm hồn thành thì việc phát hiện và đưa ra xét xử với các loại tội phạm này cũng khơng đáng kể. Có thể chỉ ra hành vi phạm tội chưa đạt trong những năm gần đây được đưa ra xét xử thường là các tội như: giết người, hiếp dâm, hiếp dâm trẻ em, trộm cắp…

Ví dụ: Bản án hình sự sơ thẩm số 80/2007/HSST ngày 11/10/2007 Tòa

án nhân dân tỉnh Thái Bình, nội dung vụ án như sau: Khoảng tháng 8/2006 Mai Anh Hùng quen biết với chị Trần Thị Hà (tức Chín). Từ tháng 10/2006, Mai Anh Hùng và Trần Thị Hà chung sống với nhau như vợ chồng tại nhà bà Phạm Thị Hòa (mẹ của Trần Thị Hà), Phòng của hai người nằm ở tầng 2 nhà bà Hịa. Q trình sống chung của hai người đã nảy sinh mâu thuẫn về sinh hoạt cá nhân giữa hai người. Chiều 12/01/2007, Hùng bảo Hà đưa tiền cho Hùng để sắm lễ cúng và đám cưới ở Hà Nội, nhưng Hà không đưa đủ số tiền theo yêu cầu nên hai người đã cãi nhau. Chị Hà nói "Nếu khơng sống chung được thì chia tay". Sáng ngày 13/01/2007 Hùng nảy sinh ý định mua xăng về để đốt chị Hà và Hùng cùng chết. Khoảng 17h Hùng mua hai can nhựa mỗi can 3 lít xăng mang về dấu ở chuồng gà thì bị chị Trần Thị Bình (chị gái chị Hà) phát hiện. Hùng liền giấu hai can xăng ở phòng ngủ và lấy sẵn bật lửa ga trên bàn thờ cho vào túi áo. Do được chị Bình thơng báo nên chị Hà đã biết Hùng đã mua xăng liền hỏi "Ông định đốt nhà à?" Hùng không trả lời. Chị Hà đi tìm trai xăng nhưng khơng thấy nên sang phịng cháu Cao Thiên Dũng (con trai chị Hà) ngồi xem tivi cùng cháu Dũng. Phịng này có 3 cửa ra vào, hai cửa sổ, trong đó các cửa sổ và 02 cửa ra vào đều bị đóng, khóa kín chỉ cịn 01 cửa ra vào duy nhất xuống cầu thang. Khi thấy cháu Dũng đi xuống nhà dưới Hùng từ phòng ngủ sang cầm can xăng hắt từ cửa vào giường chỗ chị Hà đang ngồi. Chị Hà chạy ra cửa thì bị ngã chị Hà đứng dậy chạy thì bị Hùng

túm tóc kéo lại, Hai bên giằng co nhau. Một tay ghì cổ chị Hà, dùng can xăng đổ vào người chị Hà, sau đó bật lửa ga đốt làm chị Hà và Hùng cùng bị cháy. Chị Hà vùng vẫy và chạy thoát được xuống nhà dưới, được mọi người dập lửa và đưa đi cấp cứu. Hùng cởi áo tự dập lửa và lấy can xăng còn lại ném vào đám lửa đang cháy. Chị Trần Thị Bình từ dưới nhà chạy lên, tưởng là chị Hà, Hùng ơm chị Bình đẩy vào đám lửa đang cháy. Chị Bình kêu lên, biết là nhầm nên Hùng buông ra để chị Bình chạy xuống dưới. Sau đó, đám cháy được mọi người dập tắt. Hùng bị bắt ngay sau đó. Chị Hà được cấp cứu kịp thời nên không chết.

Căn cứ vào tình tiết vụ án trên Tịa án nhân dân tỉnh Thái Bình đã áp dụng khoản 2 Điều 93; điểm p, b khoản 1, khoản 2 Điều 46; khoản 1 Điều 18; khoản 3 Điều 52; điểm a, khoản 1 Điều 41; Điều 42 BLHS Việt Nam năm 1999 quyết định anh Mai Anh Hùng phạm tội "Giết người" (chưa đạt), quyết định bị cáo chịu 5 năm tù. Như vậy, Tòa án đã vận dụng các quy ở Điều 18 và Điều 52 BLHS, song rõ ràng không nêu cụ thể ở đây là phạm tội chưa đạt chưa hoàn thành hay phạm tội chưa đạt đã hồn thành. Do đó, theo quan điểm của chúng tơi, tình tiết vụ án này đồng nhất việc vận dụng các điều luật nêu trên và ghi rõ hành vi của bị cáo phạm tội "Giết người" (chưa đạt chưa hồn thành). Vì chưa đạt chưa hồn thành có tính chất ít nghiêm trọng hơn với tội phạm chưa đạt chưa hồn thành.

Thơng thường các QĐHP của Tòa án thường tuyên phạt và ghi trong bản án là phạm tội ở Điều..., khoản... ở giai đoạn chưa đạt hoặc chuẩn bị phạm tội v.v...

Nghiên cứu bản án về trường hợp phạm tội chưa đạt ở một số Toà án nhân dân tỉnh Thái Bình, Nam Định, Phú Thọ, chúng tôi nhận thấy rằng trong hầu hết các bản án đều chưa có sự phân tích rõ trong bản án đó thuộc giai đoạn nào. Từ đó, vận dụng các Điều 17, Điều 18, Điều 52 của BLHS và điều tương ứng của tội phạm đó ở Phần các tội phạm, đặc biệt cần phải ghi rõ trong các

quyết định của Tòa án về trường hợp phạm tội chưa đạt chưa hoàn thành hoặc chưa đạt đã hoàn thành. Trên cơ sở này, có sự phân hóa TNHS tới người phạm tội một cách chính xác và có cơ sở pháp lý đối với người phạm tội.

Tuy nhiên, trong thực tiễn có trường hợp cùng một tình tiết phạm tội trong thực tế giống nhau xong việc vận dụng của mỗi Tòa án về khung hình phạt lại khác nhau vì như đã phân tích ban đầu. Điều 52 BLHS năm 1999 chỉ quy định nếu là tù có thời hạn thì khơng q 1/2 đối với trường hợp chuẩn bị

phạm tội, hoặc không quá 3/4 mức phạt tù mà điều luật quy định đối với

phạm tội chưa đạt. Ở đây, gây ra nhiều cách hiểu khác nhau là không quá 1/2; 3/4 mức tối thiểu hay mức tối đa, chưa tính tới bao gồm vận dụng với các tình tiết tăng nặng hoặc giảm nhẹ TNHS. Rõ ràng, sẽ tạo nên kẽ hở trong các quy định của pháp luật hình sự, nên rõ ràng cần thiết phải có những hướng dẫn cụ thể để thuận tiện cho quá trình vận dụng vào thực tiễn xét xử của Tòa án.

Trong những năm gần đây, hành vi tạo điều kiện thuận lợi cho việc thực hiện tội phạm xảy ra nhiều, chưa bắt đầu thực hiện tội phạm, tuy nhiên, việc đưa ra xét xử và QĐHP thì hầu như chiếm số lượng rất nhỏ. Nhận xét chung cho trường hợp này là do tính chất tội phạm khơng nghiêm trọng bằng các hành vi đã thực hiện tội phạm và gây ra hậu quả cho xã hội. Việc phát hiện ra các mức độ nguy, tạo điều kiện thuận lợi cho việc thực hiện tội phạm là khó khăn, hoặc việc xác định hành vi này lại cấu thành tội phạm khác nên không QĐHP cho hành vi chuẩn bị phạm tội đó.

Ví dụ: Do mâu thuẫn trong làm ăn với nhau, Nguyễn Văn T rất tức tối

với anh Lê Thế K về việc bị tranh mất khách hàng thường xuyên nhận hàng của mình, nên nảy sinh ý định muốn trừ khử anh Lê Thế K. Nguyễn Văn T trước kia là bộ đội nên biết được kỹ thuật làm súng nên đã bí mật mua vật liệu và thuốc nổ để làm súng tự tạo. Khi mọi việc hồn tất thì Nguyễn Văn T bị phát hiện và bị đưa ra xét xử. Tòa án đã căn cứ vào Điều 93, Điều 17, Điều 52, Điều 46 BLHS và QĐHP cho Nguyễn văn T là 7, 5 năm tù. Về tội giết người ở giai đoạn chuẩn bị phạm tội.

Có ý kiến cho rằng Tịa án phải QĐHP cho T trong khoản từ 1 - 7 năm tù theo Điều 230 BLHS năm 1999, chứ không áp dụng theo điều 93, Điều 17, và Điều 52 BLHS hiện hành như trên.

Theo quan điểm của chúng tôi, việc T chế tạo súng nhằm mục đích để giết K, việc không thực hiện được hành vi này đến cùng là do bị phát hiện nên phải áp dụng theo quy định tại Điều 17, Điều 93, Điều 52 BLHS Việt Nam năm 1999.

Như vậy, cùng một hành vi nhưng có thể đưa ra hai phương án QĐHP khác nhau, điều này gây nên khó khăn cho việc QĐHP hoặc khó khăn cho việt quyết định đó là loại tội phạm ở trường hợp chuẩn bị phạm tội, phạm tội chưa đạt hay phạm tội khác ở giai đoạn đã hoàn thành. Do vậy, cần phải xem xét các căn cứ cụ thể, mục đích ý chí của người phạm tội để tránh việc QĐHP không đúng làm oan, sai cho người vô tội, làm bản án khơng bảo đảm tính cơng bằng.

Bên cạnh đó, cịn có các trường hợp ngoại lệ như việc một số Tồ án khơng áp dụng các quy định ở Điều 18 và khoản 3 Điều 52 BLHS hiện hành vào việc QĐHP cho trường hợp phạm tội chưa đạt, điều này tạo nên dư luận không tốt trong xã hội.

Ví dụ: Bản án hình sự phúc thẩm số 1521/HSPT ngày 20/7/2000 của

Tịa phúc thẩm tại Thành phố Hồ Chí Minh thì nội dung vụ án như sau:

Vào khoảng 19h ngày 23/03/1999, H. đi đám Phước ở ấp Nguyễn Văn R xã BTĐ thì gặp hai người bạn tên Đ và D ba người uống hết ba lít rượu xong nghỉ. H đi vào đám phước gặp Ch, Ch vừa nhậu với mấy người bạn xong, H vào đám phước chơi, đến khoảng 24h, D bảo về trước, cịn H ở lại thì gặp Ch. H và Ch vào quán bà B để ăn cháo, lúc này bà B kêu cháu là thị L sinh năm 1982 đi về nhà lấy vỏ lãi đến chở bàn ghế về, Ch gặp người bạn tên S, S đưa H và Ch về đến bờ kênh nhỏ thì S đi về cịn H và Ch tiếp tục đi sau L, L quay lại hỏi Ch làm gì đi theo Ch nói "Có đèn pin, Ch đi theo không được

sao". Lúc này L đi lại gần chỗ H, H nảy sinh ý định hiếp dâm L, nên nắm tay và cấu cổ vật L té nằm xuống đất, Ch thấy vậy nhào tới đè hai chân L, L la lên, H ngồi trên người L, dùng vai đè vào miệng L, L cắn vào vai H Lúc này D và S nghe thấy tiếng L, la quay lại hỏi tụi này làm gì vậy, H và Ch. nghe thấy có tiếng người nên sợ bỏ chạy về nhà. Đến sáng ngày 24/03/1999, L. mới thuật lại chuyện H và Ch định hiếp dâm L, nên bà B làm đơn thưa, H và Ch bị bắt. Trong vụ án này H và Ch mỗi người bị tòa tuyên phạt ba năm tù.

Theo các tình tiết của vụ án, hành vi của các bị cáo phạm tội hiếp dâm theo điểm c khoản 2 Điều 111 BLHS thuộc trường hợp chưa đạt nhưng vụ án nói trên hội đồng xét xử lại khơng viện dẫn và áp dụng Điều 18 và khoản 3 Điều 52 BLHS để giảm nhẹ hình phạt cho bị cáo theo đúng quy định của pháp luật.

Mặt khác, Tịa án có sai sót khác nữa là vận dụng Điều 47 khi bị cáo chỉ có một tình tiết giảm nhẹ quy định ở điểm p khoản 1 Điều 46. Tòa án đã vận dụng các căn cứ trên để QĐHP q nhẹ cho bị cáo một cách khơng có căn cứ. Điều này, sẽ gây ra hậu quả lớn như làm giảm lòng tin trong nhân dân đối với hiệu quả làm việc của các cơ quan bảo vệ pháp luật và làm giảm hiệu quả của cơng tác đấu tranh phịng, chống tội phạm.

Qua phân tích những tình huống trong thực tiễn áp dụng các quy định hình sự vào việc QĐHP trong trường hợp chuẩn bị phạm tội, phạm tội chưa đạt của BLHS Việt Nam năm 1999, thấy rằng các quy định của pháp luật chưa đi kịp với thực tiễn và diễn biến tội phạm hết sức đa dạng và phức tạp như hiện nay. Cùng với nền kinh tế đang từng ngày, từng giờ thay đổi thì các loại tội phạm tinh vi cũng đang dần xuất nhiện nhưng không thể hiện ra bên ngồi, khơng dễ dàng phát hiện để truy tố, đưa ra xét xử và QĐHP theo quy định của pháp luật. Nhất thiết phải có chính sách pháp luật kịp thời để vận dụng cho phù hợp với từng trường hợp cụ thể. Đối với các tội phạm công nghệ cao, tội phạm về tin học, kinh tế, mơi trường… cần có quy định

cụ thể để QĐHP đối với các loại tội phạm này tránh đưa ra những QĐHP quá nhẹ để bỏ lọt tội phạm hoặc làm oan, làm sai cho người vô tội một cách đáng tiếc.

Một phần của tài liệu Tài liệu Những vấn đề lý luận và thực tiễn về phạm tội chưa đạt (Trang 93 - 100)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(121 trang)