Các hình thức đồng phạm

Một phần của tài liệu Tài liệu Người thực hành trong đồng phạm theo luật hình sự (Trang 26 - 30)

Pháp luật các nước trên thế giới có nhiều quan điểm và nhiều cách phân chia khác nhau về các hình thức của đồng phạm. Khoa học luật hình sự Việt Nam căn cứ vào những đặc điểm của mối quan hệ giữa những người đồng phạm về mặt chủ quan và khách quan để phân loại các hình thức đồng phạm.

a) Phân loại theo dấu hiệu chủ quan

Căn cứ vào đặc điểm về mặt chủ quan thì đồng phạm được phân loại thành: Đồng phạm khơng có thơng mưu trước và đồng phạm có thơng mưu trước.

Đồng phạm khơng có thơng mưu trước

Hình thức này được hiểu như sau: Đồng phạm khơng có thơng mưu trước là hình thức đồng phạm trong đó khơng có sự thoả thuận bàn bạc với nhau trước giữa những người đồng phạm hoặc là có sự thoả thuận nhưng không đáng kể.

Theo GS.TSKH Lê Cảm: "Phạm tội khơng có thơng mưu trước là

hình thức đồng phạm đơn giản và có sự cấu kết khơng chặt chẽ của những người cùng thực hiện tội phạm" [2, tr. 153].

Những người đồng phạm khơng có sự bàn bạc trước với nhau về kế hoạch thực hiện tội phạm, đồng thời giữa những người đồng phạm khơng có sự phân cơng vai trị như tổ chức, thực hành hay xúi giục. Thuộc hình thức này có thể những người đồng phạm chỉ nhất trí về việc thực hiện tội phạm với nhau ở hiện trường và bắt tay ngay vào việc thực hiện tội phạm hoặc đồng phạm được hình thành khi có người đang thực hiện tội phạm, người khác thấy vậy cũng cùng tham gia phạm tội.

So với các hình thức đồng phạm khác thì đồng phạm khơng có thơng mưu trước nói chung ít nguy hiểm hơn.

Đồng phạm có thơng mưu trước

Đồng phạm có thơng mưu trước là hình thức đồng phạm trong đó những người đồng phạm đã có sự thoả thuận bàn bạc trước với nhau về tội phạm cùng thực hiện.

Theo GS.TSKH Lê Cảm: "Phạm tội có thơng mưu trước là hình thức đồng phạm phức tạp và có sự cấu kết tương đối chặt chẽ của những người cùng tham gia vào việc thực hiện tội phạm" [2, tr. 153].

Ở hình thức đồng phạm này những người đồng phạm đã ít nhiều có sự bàn bạc và phân cơng vai trị nên họ có quan hệ phạm tội chặt chẽ hơn. Loại đồng phạm này có tính chất nguy hiểm hơn loại đồng phạm khơng có thơng mưu trước.

b) Phân loại theo dấu hiệu khách quan

Dựa vào những đặc điểm về mặt khách quan có thể chia đồng phạm thành hai loại là đồng phạm giản đơn và đồng phạm phức tạp.

Đồng phạm giản đơn

Đồng phạm giản đơn là hình thức đồng phạm trong đó những người tham gia vào vụ phạm tội đều có vai trị là người thực hành.

Đây là trường hợp trong đó những người đồng phạm đều tham gia thực hiện hành vi phạm tội được mô tả trong cấu thành tội phạm, tức là mỗi

người bằng chính hành vi của mình đều trực tiếp thực hiện hoặc góp phần thực hiện tội phạm. Ở hình thức đồng phạm này sự cố ý cùng cấu kết của những người phạm tội không đáng kể và chỉ hạn chế ở chỗ mỗi người đồng phạm chỉ biết về hoạt động phạm tội của một hoặc nhiều người khác tại thời điểm bắt đầu thực hiện tội phạm hay trong quá trình thực hiện tội phạm.

Về mặt chủ quan, đồng phạm giản đơn thường khơng có sự phân cơng vai trị cụ thể (như người tổ chức, xúi giục, giúp sức hay người thực hành), mà về cơ bản họ có một vai trị là những người cùng hành động. Nên những người đồng phạm trong hình thức đồng phạm giản đơn được coi là những người đồng thực hành.

Đồng phạm phức tạp:

"Đồng phạm phức tạp là hình thức đồng phạm trong đó có một hoặc một số người tham gia giữ vai trò người thực hành, còn những người khác giữ vai trò xúi giục, tổ chức hay giúp sức" [14, tr. 210].

Trong đồng phạm phức tạp giữa những người đồng phạm có sự bàn bạc trước về kế hoạch phạm tội và giữa những người đồng phạm cũng có sự phân cơng vai trị, điều này tạo nên mối liên hệ tương đối chặt chẽ ở họ. Ở hình thức đồng phạm này khơng chỉ có người thực hành thực hiện hành vi được mơ tả trong cấu thành tội phạm mà cịn có hành vi của người tổ chức, người xúi giục hay người giúp sức.

Tội phạm được thực hiện là sự phối hợp cùng hành động của những người đồng phạm. Trong vụ đồng phạm này khơng chỉ có người thực hành (A và C) mà cịn có người giúp sức (B) cùng thực hiện hành vi được mô tả trong cấu thành tội phạm tội cướp tài sản được quy định tại Điều 133 Bộ luật Hình sự năm 1999.

Như vậy, vai trị của từng người đồng phạm phụ thuộc vào hình thức hành vi đồng phạm mà họ thực hiện. Việc tìm hiểu các hình thức đồng phạm

sẽ giúp chúng ta xác định chính xác trách nhiệm hình sự cho từng người đồng phạm phù hợp với loại hình tội phạm mà họ thực hiện.

c) Phạm tội có tổ chức

Phạm tội có tổ chức là hình thức đồng phạm đặc biệt mà định nghĩa pháp lý của nó đã được các nhà làm luật nước ta ghi nhận trong pháp luật hình sự hiện hành tại Khoản 3 Điều 20 Bộ luật Hình sự năm 1999: " Phạm tội có tổ

chức là trường hợp đồng phạm có sự cấu kết chặt chẽ giữa những người cùng thực hiện tội phạm" [25].

Trong đồng phạm có tổ chức, giữa những người đồng phạm vừa có sự liên kết chặt chẽ với nhau vừa có sự phân hố vai trị, phân công nhiệm vụ tương đối rõ rệt, cụ thể. Chúng ta có thể xác định đồng phạm có tổ chức dựa vào các đặc điểm của nó như sau:

- Nhóm tội phạm được hình thành với phương hướng hoạt động có tính lâu dài bền vững, thể hiện ở sự ổn định thường xuyên của chúng. Trong nhóm tội phạm có tổ chức, sự gia nhập của các thành viên mới là rất hãn hữu do các thành viên trong nhóm sợ bị lộ, tan vỡ. Nhóm tội phạm luôn tồn tại kỷ luật chặt chẽ, mỗi người đồng phạm đều chịu sự điều khiển chung, thống nhất của người cầm đầu.

- Có sự phân cơng thực hiện tội phạm trong nhóm, người thì được phân công thực hiện hành vi chuẩn bị như: theo dõi quy luật hoạt động của đối tượng, đề xuất phương án hành động và che dấu tội phạm, người thì bảo quản, thu giữ, vận chuyển, tiêu thụ tài sản chiếm đoạt được. Mỗi tên đều hiểu rõ trách nhiệm của mình, do đó chúng hành động có tổ chức và chặt chẽ.

Với đặc điểm như vậy, đồng phạm có tổ chức có nhiều khả năng cho phép phạm tội liên tục, nhiều lần, gây ra những hậu quả lớn, rất lớn hoặc đặc biệt lớn.

Một phần của tài liệu Tài liệu Người thực hành trong đồng phạm theo luật hình sự (Trang 26 - 30)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(105 trang)