Quá trình phát triển các quy định về người thực hành trong đồng phạm và khái niệm người thực hành trong đồng phạm theo Bộ luật

Một phần của tài liệu Tài liệu Người thực hành trong đồng phạm theo luật hình sự (Trang 30 - 39)

đồng phạm và khái niệm người thực hành trong đồng phạm theo Bộ luật Hình sự Việt Nam năm 1999

Trong pháp luật hình sự nước ta từ xưa đến nay, người thực hành trong đồng phạm cùng đã được ghi nhận với nhiều tên gọi khác nhau. Quốc triều hình luật gọi người thực hành là thủ phạm.

Những kẻ xúi giục cho người ta không biết là phạm pháp, hay là biết phép mà cứ xúi giục họ làm trái phép, cũng là để cho người ta phạm pháp rồi bất ngờ tố cáo hay là để người khác bắt, hay tố cáo, chủ ý để lấy thưởng hay hiềm khích mà xúi giục để cho người ta phạm tội, thì cũng bị xử như người phạm pháp [29, tr. 46].

Trong Hồng Việt luật lệ thì gọi là "thủ". Hồng Việt luật lệ (Luật Gia Long) được khắc in lần đầu năm 1812.

Mặc dù chịu ảnh hưởng Luật Thanh triều khá nặng nề nhưng nhiều điều luật trong đó có các điều luật quy định về đồng phạm và người thực hành trong đồng phạm vẫn tiếp thu những quy định của Bộ luật Hồng Đức mà khơng có bước tiến đáng kể nào về kỹ thuật lập pháp.

Hồng Việt hình luật được ban hành ngày 03/7/1933 (chỉ có hiệu lực ở miền Trung) đã có hẳn chương IX quy định về chế định đồng phạm và các vấn đề liên quan đến người thực hành trong đồng phạm. Tuy nhiên, Bộ luật này cũng khơng có khái niệm về đồng phạm, về người thực hành mà vẫn chỉ dừng ở nguyên tắc trừng trị tội phạm:

Sau Cách mạng tháng 8/1945, các văn bản pháp luật sơ khai của nhà nước ta lần đầu tiên đề cập đến người thực hành trong Sắc lệnh số 223-SL (17/11/1946) về truy tố các tội hối lộ, biển thủ công quỹ: "Người phạm tội cịn

có thể bị xử, tịch thu nhiều nhất là đến 3/4 gia sản". Tuy nhiên các văn bản pháp luật điều chỉnh các vấn đề liên quan đến đồng phạm và người thực hành trong thời ký này đều rất chung chung, đơn giản với những quy định còn sơ sài, tính khái qt, tổng hợp chưa cao, ngơn từ chưa chuẩn xác, chưa mang tính phổ biến cao. Đa số khi vận dụng các cơ quan hữu quan phải tự liên hệ, vận dụng cho từng tình huống cụ thể nên tính thống nhất thấp, đơi khi cịn nhiều bất hợp lý.

Từ khi đất nước được hồ bình thống nhất vào năm 1975, Nhà nước ta đã chú trọng hoàn thiện hoạt động của Bộ máy chính quyền mới trên mọi lĩnh vực, vì vậy cơng tác lập pháp và hành pháp cũng được quan tâm đầu tư và phát triển hơn thời kỳ trước. Trong giai đoạn này, nhiều sách báo, cơng trình nghiên cứu pháp lý có liên quan đến đồng phạm và người thực hành trong đồng phạm đã xuất hiện với nhiều góc nhìn, khía cạnh nghiên cứu khác nhau gợi mở cho Khoa học pháp lý những cơ sở để tiếp tục hoàn thiện những vấn đề lý luận cũng như những quy định thực tiễn liên quan đến đồng phạm và người thực hành trong đồng phạm.

Tuy nhiên, các văn bản pháp luật thời kỳ này chưa đưa ra một khái niệm pháp lý cũng như các dấu hiệu đặc trưng của người thực hành trong đồng phạm mà mới chỉ đưa ra tên gọi của loại đồng phạm này. Chỉ dến lần phấp điển hoá lần thứ nhất năm 1985, Bộ luật Hình sự đầu tiên của nhà nước ta mới ghi nhận chính thức khái niệm người thực hành trong đồng phạm "...Người thực hành là người trực tiếp thực hiện tội phạm" [22].

Kể từ sau Bộ luật Hình sự năm 1985, khái niệm và các dấu hiệu pháp lý về người thực hành trong đồng phạm đã được nhiều nhà khoa học đề cập, nghiên cứu và đã có rất nhiều khái niệm được đưa ra và khái niệm này tiếp tục được hoàn thiện trong cuốn "Mơ hình lý luận về Bộ luật Hình sự Việt Nam": "Người thực hiện là người thực hành toàn bộ hay một phần hành vi

phạm tội được quy định trong các điều luật cụ thể của phần các tội phạm của Bộ luật Hình sự" [48].

Pháp luật các nước trên thế giới cũng có nhiều quy định liên quan đến người thực hành. Tuy nhiên chỉ một số ít các nước đưa ra khái niệm cụ thể về người thực hành trong đồng phạm, một số nước đưa ra các khái niệm có liên quan để phân biệt các loại người trong đồng phạm với người thực hành.

Bộ luật sự của nước Cộng hòa nhân dân Trung Hoa năm 1979 đã ghi nhận nội dung cơ bản về đồng phạm và người thực hành như sau.

Người tổ chức, chỉ huy các loại hoạt động phạm tội hoặc giữ vai trị chính trong đồng phạm là chính phạm ".

Người giữ vai trò thứ yếu hoặc giúp sức trong đồng phạm là tịng phạm [18].

Nhìn chung các quy định trong Bộ luật Hình sự của Cộng hịa nhân dân Trung Hoa còn chung chung, khái niệm người thực hành cịn được bao hàm trong khái niệm chính phạm, quy định về người thực hành và những vấn đề liên quan đến người thực hành trong đồng phạm cịn chưa cụ thể.

Bộ luật Hình sự của Áo không quy định cụ thể về từng loại người đồng phạm mà chỉ phân biệt người thực hành với người đồng phạm như sau

Bị coi là người đồng phạm không chỉ người thực hành trực tiếp mà cả những người đã ra lệnh, khuyên bảo, chỉ dẫn, khích lệ việc chuẩn bị phạm tội, cố ý khích động, giúp sức, góp phần vào việc thực hiện tội phạm thông qua việc cấp phương tiện, loại bỏ những trở ngại cho việc thực hiện tội phạm hoặc thực hiện những hành vi khác trên cơ sở thoả thuận trước với người thực hành về việc giúp sức người thực hành sau khi người thực hành thực hiện hành vi phạm tội [Dẫn theo 35].

Cịn Bộ luật Hình sự của Bỉ khơng quy định về người xúi giục, người giúp sức mà đưa ra khái niệm để phân biệt người thực hành, người tòng phạm với những người đồng phạm khác như sau:

Sẽ bị trừng phạt như người thực hành một trọng tội hoặc khinh tội:

- Những người thực hiện hành vi hoặc cộng tác trực tiếp với người thực hiện hành vi.

- Những người có hành vi giúp sức việc thực hiện hành vi phạm tội mà nếu thiếu sự giúp sức đó, tội phạm không thể được thực hiện.

- Những người dùng quà tặng, lời hứa, sự đe doạ, lạm quyền, mưu mẹo nhằm trực tiếp kích động việ thực hiện tội phạm.

- Những người bằng diễn văn trong các cuộc hội họp, chỗ đông người hoặc các bài viết, ấn phẩm, tranh vẽ, biểu tượng đã được quảng cáo, phân phát, bán, trưng bày cho quần chúng xem nhằm kích động việc thực hiện tội phạm [Dẫn theo 35].

Cùng với xu hướng này, Bộ luật Hình sự Thuỵ Điển cũng quy định về điều kiện của hình phạt đối với kẻ xúi giục người khác thực hiện tội phạm hoặc đối với kẻ đồng phạm như sau:

Hình phạt quy định trong Bộ luật này đối với một tội không những được áp dụng đối với người trực tiếp thực hiện tội phạm, mà còn đối với bất kỳ người nào thúc đẩy việc phạm tội bằng lời khuyên hoặc việc làm. Người nào không bị coi là người thực hành nhưng xúi giục người khác phạm tội thì bị xử phạt về hành vi xúi giục người khác phạm tội hoặc về những hành vi khác mà người đó bị coi là đồng phạm..." và, Điều 5 bổ sung: "Người nào trở thành người đồng phạm một tội phạm do bị cưỡng ép, lừa dối hoặc lạm dụng tuổi trẻ, thiếu hiểu biết hoặc tình trạng bị lệ thuộc hoặc người đó tham gia phạm tội ở mức độ nhỏ thì bị xử phạt nhẹ hơn so với hình phạt quy định đối với tội danh đó. Trong trường hợp mức độ tham gia đồng phạm không

đáng kể (lặt vặt) thì khơng bị truy cứu trách nhiệm hình sự... [Dẫn

theo 51].

Mặc dù quy định của pháp luật hình sự các nước có khác nhau, song đều thống nhất ở một điểm cơ bản là đều coi hành vi của người là trung tâm, quyết định đến hoạt động phạm tội trong đồng phạm.

Trong các sách báo hiện nay, khái niệm người thực hành trong đồng phạm đã được giải thích tương đối cụ thể. Theo đó người thực hành được hiểu là người tự mình thực hiện hành vi được mơ tả trong cấu thành tội phạm hoặc là người thực hiện hành vi đó qua hành vi người khác mà người này khơng phải chịu trách nhiệm hình sự vì những lý do khác nhau. Người thực hiện tội phạm có thể là người thực hành (trong đồng phạm) hoặc chỉ là người thực hiện tội phạm đơn lẻ (trong trường hợp khơng có đồng phạm). Hành vi của người thực hành trong đồng phạm có thể là hành vi thực hiện toàn bộ hoặc thực hiện một phần hành vi được mô tả trong cấu thành tội phạm của loại tội cố ý. Nhưng tổng thể hành vi của những người thực hành thoả mãn đầy đủ dấu hiệu của cấu thành tội phạm thì tội phạm được thực hiện vẫn được coi là hồn thành. Có thể coi hành vi của người thực hành là dạng đặc biệt của hành vi phạm tội nói chung và phải thỏa mãn dấu hiệu của đồng phạm nói riêng.

Xét về phương thức thực hiện hành vi được mô tả trong cấu thành tội phạm, có thể phân biệt hai dạng người thực hiện tôị phạm: Người tự mình thực hiện tội phạm và người khơng tự mình thực hiện tội phạm.

a) Người tự mình thực hiện tội phạm

Là trường hợp tự mình thực hiện hành vi khách quan được mơ tả trong cấu thành tội phạm. Trường hợp này người thực hành có thể sử dụng hoặc không sử dụng công cụ, phương tiện phạm tội.

Người thực hành có thể đồng thời thực hiện hành vi thoả mãn dấu hiệu của nhiều loại người trong đồng phạm (người tổ chức, người xúi giục,

người giúp sức) trong sự tương tác với hành vi với những người đồng phạm khác và một hành vi phạm tội cũng không đồng nhất với một hành vi thực hiện cụ thể. Vẫn được coi là một hành vi phạm tội mặc dù người phạm tội có nhiều hành vi thực hiện cụ thể khác nhau. Trong trường hợp này, luật hình sự cũng chưa có những quy định cụ thể về cách xác định vai trò, trách nhiệm của họ trong đồng phạm.

Trong thực tế, cịn có những trường hợp một người thực hành có nhiều hành vi thực hiện thoả mãn cấu thành tội phạm của nhiều tội khác nhau, hoặc thoả mãn dấu hiệu đồng phạm với vai trò người thực hành của tội này và hành vi của họ còn cấu thành một tội độc lập khác.

Một hành vi có thể vừa thoả mãn một cấu thành tội phạm cụ thể vừa thoả mãn dấu hiệu đồng phạm với một tội phạm khác. Ví dụ: Người có thẩm quyền nhận hối lộ để cho người khác đưa hàng trái phép qua biên giới. Trường hợp này hành vi của họ vừa thoả mãn cấu thành tội phạm tội "Nhận hối lộ", vừa có dấu hiệu đồng phạm tội "Buôn lậu".

Một hành vi cũng có thể thoả mãn dấu hiệu đồng phạm của hai tội khác nhau. Ví dụ: Một người cho người khác mượn dao để đi tước đoạt sinh mạng người khác chiếm đoạt tài sản. Trường hợp này hành vi cho mượn dao của họ đồng thời thoả mãn dấu hiệu đồng phạm tội "Giết người" và tội "Cướp tài sản".

Một hành vi có thể thoả mãn cấu thành tội phạm cụ thể vừa thoả mãn cấu thành định khung của một tội khác. Ví dụ: Một tên trộm đã gây thương tích cho chủ tài sản để tẩu thoát. Trường hợp này hành vi của họ thoả mãn dấu hiệu định khung theo khoản 2 Điều 138 của tội "Trộm cắp tài sản" đồng thời thoả mãn dấu hiệu của tội "Cố ý gây thương tích" theo Điều 104 Bộ luật Hình sự.

Bên cạnh những người trực tiếp thực hiện tội phạm, khoa học luật hình sự cịn thừa nhận một loại người thực hành khác đó là người thực hiện

hành vi phạm tội thông qua hành vi của một người khác khơng có đủ năng lực trách nhiệm hình sự hoặc khơng thuộc trường hợp phải chịu trách nhiệm hình sự. Đó là người khơng tự mình thực hiện tội phạm.

b) Người khơng tự mình thực hiện tội phạm

Là người đã quyết định thực hiện một tội phạm cụ thể, nhưng lại không muốn tự mình thực hiện. Họ đã tác động đến người khác bằng nhiều cách khác nhau như lừa dối, đe doạ, mua chuộc… để người đó thực hiện tội phạm cho mình. Về hình thức bên ngồi, người bị tác động tuy đã thực hiện hành vi khách quan được mô tả trong cấu thành tội phạm, gây ra hậu quả của tội phạm, nhưng thực chất người không trực tiếp thực hiện tội phạm đã sử dụng họ như một công cụ để thực hiện tội phạm. Người trực tiếp thực hiện hành vi khơng có lỗi và không phải chịu trách nhiệm về hành vi họ đã thực hiện. Người đã sử dụng họ như một công cụ, không trực tiếp thực hiện tội phạm nhưng phải chịu trách nhiệm về tội phạm mà họ đã gây ra.

Trong thực tế thường có 04 trường hợp thực hiện hành vi phạm tội thông qua người khác là:

- Sử dụng người không có năng lực nhận thức hoặc điều khiển hành vi hay người chưa đủ tuổi chịu trách nhiệm hình sự.

- Lợi dụng sai lầm của người khác về những tình tiết khách quan của tội phạm hoặc người đó khơng có lỗi để gây ra hậu quả của tội phạm.

- Sử dụng người khác gây thiệt hại bằng việc cưỡng bức, uy hiếp … làm người bị cưỡng bức hành động trong trạng thái có lý trí.

- Sử dụng người dưới quyền thực hiện mệnh lệnh khơng hợp pháp của mình. Trường hợp khơng tự mình thực hiện tội phạm ít xảy ra trên thực tế, nhưng việc xác định có những phức tạp nhất định. Trước hết phải kể đến vấn đề xác định thời điểm bắt đầu thực hiện tội phạm để xác định giai đoạn phạm tội ở những trường hợp phạm tội này.

Hiện nay, trên sách báo pháp lý thể hiện hai loại quan điểm về vấn đề này. Một quan điểm cho rằng, được coi là bắt đầu thực hiện tội phạm khi người khơng tự mình thực hiện tội phạm đã kết thúc hành vi tác động và người bị tác động bát đầu thực hiện hành vi được mô tả trong cấu thành tội phạm. Hành vi tác động do đó chỉ được coi là hành vi chuẩn bị phạm tội. Một quan điểm khác lại cho rằng, vì hành vi khách quan của người khơng tự mình thực hiện tội phạm được xác định là hành vi tác động đến người khác để người này thực hiện tội phạm, nên người khơng tự mình thực hiện tội phạm được coi là bắt đầu thực hiện tội phạm khi họ đã bắt đầu thực hiện hành vi tác động. Việc thực hiện hành vi mô tả trong cấu thành tội phạm của người bị tác động xét về bản chất chỉ là kết quả của hành vi tác động của người không tự mình thực hiện tội phạm. Trong áp dụng pháp luật hiện nay thường thồng nhất với quan điểm thứ hai. Tuy nhiên, trong thực tế cần phân biệt hành vi của người thực hành trong trường hợp này với hành vi của người xúi giục- một trong bốn loại người đồng phạm.

Người bị tác động tuy khơng phải chịu trách nhiệm hình sự cùng với người tác động họ nhưng những trường hợp nhất định họ vẫn có thể phải chịu trách nhiệm hình sự một cách riêng biệt.

Bộ luật Hình sự năm 1999 quy định đối với một số tội phạm trong Phần các tội phạm thì chủ thể những tội phạm này khơng phải là bất kỳ người nào có đủ năng lực trách nhiệm hình sự và đạt độ tuổi chịu trách nhiệm hình sự đã thỏa mãn mà mới chỉ là điều kiện cần, còn điều kiện đủ - đòi hỏi người thực hiện hành vi phạm tội đó phải có thêm một số đặc điểm (dấu hiệu) khác có tính đặc trưng, đặc thù. Do đó, các tội phạm có quy định chủ thể của tội phạm phải có thêm những dấu hiệu đặc thù (riêng biệt) ngoài hai dấu hiệu chung, phổ biến mà chủ thể của bất kỳ tội phạm nào cũng phải có thì được gọi là "tội phạm có

Một phần của tài liệu Tài liệu Người thực hành trong đồng phạm theo luật hình sự (Trang 30 - 39)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(105 trang)