Các loại người đồng phạm

Một phần của tài liệu Tài liệu Người thực hành trong đồng phạm theo luật hình sự (Trang 40 - 47)

Trong những vụ đồng phạm, tính chất và mức độ tham gia thực hiện tội phạm của mỗi người không giống nhau. Do vậy, sự phân định rõ các loại người đồng phạm sẽ là cơ sở quan trọng để chúng ta đánh giá một cách khách quan về hành vi phạm tội của từng người, xác định chính xác tính chất, mức độ nguy hiểm, tạo cơ sở cho việc cá thể hố hình phạt. Sau đây, chúng ta sẽ đi vào tìm hiểu từng loại người đồng phạm cụ thể:

a) Người thực hành

Người thực hành là người giữ vai trò quan trọng trong bốn loại người đồng phạm. Bởi hành vi trực tiếp thực hiện của họ có thể là hành vi chính được mơ tả trong cấu thành tội phạm.

Các dạng người thực hành đã được tìm hiểu tại phần khái niệm về người thực hành nêu trên.

Như vậy, hành vi của người thực hành được biểu hiện trong thực tế là rất đa dạng, phong phú. Hành vi của họ luôn được coi là có vị trí trung tâm của hoạt động phạm tội. Chúng ta có thể dựa vào hành vi trực tiếp gây ra tội phạm của họ để xác định các giai đoạn thực hiện tội phạm, xác định trách nhiệm hình sự của các loại người trong đồng phạm.

b) Người tổ chức

Với góc độ khoa học pháp lý "Người tổ chức" được hiểu là người chủ mưu, cầm đầu, chỉ huy việc thực hiện tội phạm.

Người tổ chức có một vai trị rất quan trọng trong vụ đồng phạm, được coi là linh hồn của tội phạm. Người tổ chức được xác định là người chủ mưu, cầm đầu, chỉ huy việc thực hiện tội phạm.

Người chủ mưu là người đề ra âm mưu, phương hướng hoạt động của nhóm đồng phạm. Người chủ mưu có thể tham gia trực tiếp vào việc thực hiện tội phạm hoặc cũng có thể khơng tham gia vào tổ chức mà đứng ngồi tổ chức. Trong mọi trường hợp người chủ mưu luôn thực hiện tội phạm bằng lỗi cố ý trực tiếp.

Người cầm đầu là người thành lập nhóm đồng phạm hoặc tham gia vào việc soạn thảo, phân công, giao trách nhiệm cho đồng bọn cũng như đôn đốc, điều khiển hoạt động của nhóm đồng phạm. Tổ chức tội phạm, thông thường chỉ do một tên nhưng cũng có thể do nhiều tên cầm đầu. Nhiệm vụ của chúng là đứng ra thành lập tổ chức tội phạm, lơi kéo người khác vào tổ chức đó.

Nếu "chủ mưu" là người đề xướng, có sáng kiến trong việc thành lập tổ chức tội phạm, làm tham mưu cho tổ chức tội phạm, thì người cầm đầu đứng ra thành lập tổ chức tội phạm, lơi kéo người khác vào tổ chức đó, trực tiếp bắt tay vào việc soạn thảo kế hoạch phạm tội, phân công, giao nhiệm vụ cho những người đồng phạm. Chính vì thế, người chủ mưu có thể đứng trong hay ngoài tổ chức, nhưng người cầm đầu ln là người đứng trong tổ chức đó để trực tiếp điều khiển hoạt động chung.

Người chỉ huy là người điều khiển trực tiếp của nhóm đồng phạm có vũ trang hoặc bán vũ trang. Thông thường chỉ trong đồng phạm phức tạp hoặc trong phạm tội có tổ chức mới xuất hiện nguời chỉ huy. Khi đó người chỉ huy giao nhiệm vụ, đôn đốc, điều khiển đồng bọn thực hiện kế hoạch phạm tội một cách nhịp nhàng và có hiệu quả.

Như vậy, sự phân biệt ba loại người "chủ mưu", "cầm đầu", "chỉ huy" chỉ là tương đối. Một tổ chức tội phạm có thể tồn tại ba loại người này song có thể cả ba vai trị đó cùng tồn tại trong một người đồng phạm. Với những hành vi như vậy, người tổ chức rõ ràng giữ vai trò rất quan trọng trong tổ chức phạm tội. Luật hình sự ln coi người tổ chức là đối tượng cần nghiêm trị. Đường lối nhất

quá của pháp luật hình sự Việt Nam ln thể hiện: Nghiêm trị người chủ mưu, cầm đầu, chỉ huy, ngoan cố chống đối, lưu manh, côn đồ, tái phạm nguy hiểm, lợi dụng chức vụ, quyền hạn để phạm tội, người phạm tội dùng thủ đoạn xảo quyệt, có tổ chức, có tính chất chun nghiệp, cố ý gây hậu quả nghiêm trọng...

c) Người giúp sức

Với góc độ khoa học pháp lý "Người giúp sức" được hiểu là người tạo điều kiện tinh thần hay vật chất cho việc thực hiện tội phạm.

Giúp sức về tinh thần có thể là những hành vi cung cấp những gì tuy khơng có tính vật chất nhưng cũng tạo ra cho người thực hành thực hiện tội phạm được thuận lợi hơn. Cũng có trường hợp hành vi được thể hiện dưới dạng không hành động. Đó có thể là trường hợp những người có nghĩa vụ pháp lý phải hành động nhưng đã cố ý không hành động và qua đó đã loại trừ trở ngại khách quan ngăn cản việc thực hiện tội phạm đến cùng.

Một dạng giúp sức đặc biệt nữa đó là giúp sức bằng lời hứa hẹn trước sẽ che giấu người phạm tội, che giấu các tang chứng, vật chứng hoặc sẽ tiêu thụ các vật do phạm tội mà có sau khi tội phạm đã thực hiện xong.

Hành vi giúp sức thường được thực hiện trước khi người thực hành bắt tay vào hành động. Nhưng cũng có trường hợp người giúp sức tham gia khi tội phạm đang tiến hành. Tính chất và mức độ của hành vi giúp sức cũng được coi là ít nguy hiểm hơn so với hành vi phạm tội của những người đồng phạm khác.

d) Người xúi giục

Với góc độ khoa học pháp lý "Người xúi giục" được hiểu là người kích động, dụ dỗ, thúc đẩy người khác thực hiện tội phạm.

Người xúi giục không trực tiếp gây ra tội phạm nhưng đề xuất việc phạm tội và thúc đẩy cho việc phạm tội đó được thực hiện thơng qua người khác. Do vậy, có thể người xúi giục là "tác giả tinh thần" của tội phạm.

Sự xúi giục có thể được thực hiện bằng nhiều thủ đoạn như kích động, lơi kéo, cưỡng ép, dụ dỗ, lừa phỉnh bằng lỗi cố ý và bằng hành vi trực tiếp, hướng tới những người xác định. Việc truyền bá, gieo rắc tư tưởng xấu cho một người hoặc một số người khiến những người này đi vào con đường phạm tội cũng không phải là hành vi xúi giục trong đồng phạm mà chỉ có thể cấu thành tội độc lập khác như tội dụ dỗ, ép buộc người chưa thành niên phạm pháp.

Nếu hành vi giúp sức khơng có tính chất quyết định trong việc kích động người khác phạm tội thì hành vi xúi giục lại thúc đẩy người khác từ chỗ chưa có ý định phạm tội, đến chỗ có ý định thực hiện hành vi phạm tội. Việc xác định rõ trách nhiệm hình sự mà người xúi giục phải chịu tuỳ thuộc vào mức độ nghiêm trọng của hành vi cũng như bản chất của người xúi giục và người bị xúi giục. Người xúi giục luôn được coi là tác giả tinh thần của tội phạm. Do đó người xúi giục được coi là loại người nguy hiểm trong đồng phạm, cần phải có biện pháp để trừng trị nghiêm khắc.

Như vậy, tội phạm thực hiện dưới hình thức đồng phạm có thể là sự kết hợp đầy đủ của bốn loại hành vi tương ứng với bốn loại người: người thực hành, người tổ chức, người giúp sức và người xúi giục. Hành vi của họ đều ít nhiều góp phần đảm bảo cho tội phạm được thực hiện. Tìm hiểu rõ bốn loại người đồng phạm cùng với hành vi tuơng ứng mà họ đã thực hiện sẽ là cơ sở cho việc cá thể hóa trách nhiệm hình sự cho từng người đồng phạm, đảm bảo nguyên tắc xử lí đúng người, đúng tội, giữ vững tính nghiêm minh, nhân đạo của pháp luật hình sự nước ta.

1.3.2. Phân biệt người thực hành với những người đồng phạm khác

Nghiên cứu những vấn đề cơ bản đối với các loại người trong đồng phạm nói trên cho phép chúng ta rút ra một số điểm khác biệt giữa người thực hành với những người đồng phạm khác ở những điểm cơ bản như sau:

+ Người thực hành và những người đồng phạm khác đều có chung ý chí thực hiện việc phạm tội.

+ Người thực hành và mỗi người đồng phạm đều có những hành động cụ thể nhằm mục đích chung là thực hiện tội phạm.

Hành vi của những người đồng phạm khác như, người tổ chức, người xúi giục, người giúp sức có sự liên kết thống nhất với hành vi của người thực hành cả về mặt khách quan, chủ quan và tạo thành một hoạt động phạm tội chung có mối quan hệ nhân quả với hậu quả phạm tội

+ Họ đều phải chịu trách nhiệm về hậu quả chung mà họ và đồng phạm gây ra.

- Về sự khác nhau:

+ Người thực hành bắt buộc phải là người thực hiện hành vi thuộc mặt khách quan của tội phạm.

+ Hoạt động của người thực hành là trung tâm và là yếu tố bắt buộc để hoàn thành tội phạm.

Những người đồng phạm khác có thể chỉ tham gia ở một số hành vi nhất định góp phần vào việc thực hiện tội phạm hoặc khơng tham gia trực tiếp vào việc thực hiện tội phạm (như người xúi giục..).

+ Điểm khác biệt nữa là trong khi hành vi thực hành có thể được thực hiện dưới hình thức hành động hoặc khơng hành động phạm tội thì hành vi xúi giục nhất thiết phải là hành vi hành động phạm tội. Hành vi đó được thể hiện dưới các dạng: kích động, khêu gợi. lôi kéo, lừa phỉnh, dụ dỗ. Hành vi xúi giục để người này dụ dỗ người khác nữa thực hiện tội phạm cần được xác định là xúi giục, hành vi xúi giục người khác giúp sức cho việc thực hiện tội phạm cần xác định là hành vi giúp sức.

+ Hành vi của người thực hành cũng khác với hành vi của người giúp sức bởi lẽ hành vi của người giúp sức chỉ tạo điều kiện dễ dàng cho việc thực hiện tội phạm chứ nó khơng trực tiếp thực hiện tội phạm. Người giúp sức không thực hiện hành vi mô tả trong cấu thành tội phạm. Tuy nhiên, trong thực tế việc phân biệt hành vi giúp sức và hành vi thực hành nhiều khi còn gặp nhiều khó khăn vì nhiều hành vi vừa mang tính chất tạo điều kiện lại vừa mang tính chất thực hiện tội phạm.

+ Đối với những tội phạm đòi hỏi chủ thể đặc biệt, một người nếu đã thực hiện hành vi khách quan được mô tả trong cấu thành tội phạm mà không thoả mãn các dấu hiệu của chủ thể đặc biệt cần coi đó là hành vi giúp sức chứ khơng phải là hành vi của người thực hành. Ví dụ: Một người cảnh giới tạo điều kiện cho chú quan hệ với cháu ruột. Hành vi giúp sức thường được thực hiện trước khi người thực hành thực hiện hành vi phạm tội hoặc có thể xảy ra khi hành vi của người thực hành đang diễn ra. Thông thường người xúi giục đồng thời là người thực hành, những trường hợp chỉ xúi giục khơng thì rất ít khi diễn ra.

+ Điểm khác biệt nữa giữa người thực hành với người tổ chức, người xúi giục, người giúp sức đó là đối với những tội quy định chủ thể đặc biệt là dấu hiệu bắt buộc của cấu thành tội phạm thì người thực hành phải đáp ứng được dấu hiệu này. Trường hợp đồng phạm có nhiều người thực hành thì tất cả những người thực hành đó cũng phải đáp ứng được dấu hiệu chủ thể đặc biệt. Trong khi đó những người đồng phạm khác như người tổ chức, người xúi giục, người giúp sức thì khơng nhất thiết phải có dấu hiệu này.

Mặc dù có những điểm khác nhau như đã nêu trên nhưng giữa người thực hành và người tổ chức, người xúi giục, người giúp sức vẫn có mối quan hệ qua lại, tác động lẫn nhau thể hiện trước hết và chủ yếu ở mặt chủ quan của người thực hành với những người đồng phạm khác. Người thực hành và

những người đồng phạm khác thống nhất về ý chí và có ý định thống nhất về việc thực hiện tội phạm chung.

Tóm lại, nghiên cứu những vấn đề lý luận chung về đồng phạm và người thực hành trong đồng phạm giúp chúng ta có nhận thức chung nhất về khái niệm, đặc điểm, đặc trưng của người thực hành trong đồng phạm và các loại người thực hành trong đồng phạm trên cơ sở đó có những đánh giá sát thực để xây dựng nên những quy phạm pháp luật hình sự phù hợp với vi trí, vai trị, tính chất mức độ nguy hiểm của người thực hành trong đồng phạm và trong tội phạm nói chung.

Chương 2

Một phần của tài liệu Tài liệu Người thực hành trong đồng phạm theo luật hình sự (Trang 40 - 47)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(105 trang)