Nhìn chung, TTV của các nước Đơng Á trước khủng hoảng còn nhiều hạn chế. TTTP quy mơ nhỏ và mất cân đối, tính thanh khoản thấp. Điều này đã hạn chế khả năng TTTP chính phủ tạo đường cong lãi suất làm chuẩn cho việc định giá trái phiếu công ty. Ngân hàng vẫn là khu vực tài chính nổi trội và tín dụng ngân hàng đóng vai trị quan trọng. Sau khủng hoảng cuộc khủng hoảng tài chính, tiền tệ 1997-1998, một trong những điều chỉnh của các nước Đông Á là tập trung thực hiện cải cách và phát triển hệ thống tài chính, ngân hàng, trong đó có TTV, đặc biệt là hướng đến thúc đẩy sự phát triển của TTTP công ty. Những biện pháp được áp dụng bao gồm: xây dựng lộ trình phát triển TTTP, quy định rõ mục tiêu ưu tiên và các bước đi cụ thể; Tạo
dựng đường cong lãi suất chuẩn bằng việc thiết lập TTTP chính phủ với cơ chế định giá theo thị trường và xem đây như một điều kiện tiên quyết để phát triển TTTP công ty; Khắc phục các nhân tố cản trở sự phát triển của TTTP cơng ty; Thiết lập thị trường tài chính liên quan nhằm hỗ trợ cho việc nâng cao năng lực quản trị rủi ro (thị trường tiền tệ, thị trường phái sinh); Hồn thiện hệ thống thanh tốn để hạn chế rủi ro mang tính hệ thống.
Về phát triển thị trường trái phiếu, có thể lấy trường hợp của Thái Lan làm minh chứng cụ thể. TTCK Thái Lan mới được hình thành và hoạt động từ năm 1962. Hệ thống pháp luật TTCK của Thái Lan tương đối hoàn chỉnh với văn bản pháp lý điều chỉnh cao nhất là Luật Chứng khốn; ngồi ra Thái Lan còn ban hành Luật Sở GDCK. Cơ cấu tổ chức quản lý thống nhất với cơ quan giám sát cao nhất và toàn bộ là Ủy ban Giao dịch chứng khoán (thành lập năm 1992). Từ năm 1992, sau khi Luật Chứng khốn có hiệu lực, hoạt động của thị trường, đặc biệt là TTTP bắt đầu khởi sắc và thu được những kết quả rất khả quan. Từ sau năm 1997, TTTP được mở rộng, bao gồm chủ yếu các trái phiếu chính phủ và trái phiếu cơng ty tư nhân có tên tuổi. Những nỗ lực phát triển TTTP của Thái Lan bao gồm: cải thiện cơ sở hạ tầng pháp lý (sửa đổi Luật Phá sản 1998…); yêu cầu tất cả các đợt phát hành trái phiếu cơng có thời gian đáo hạn trên 1 năm và trái phiếu tư nhân giá trị trên 100 triệu Bath phải được định mức tín nhiệm; tạo dựng đường cong lãi suất thông qua việc đưa ra thời gian biểu định trước theo quý về việc phát hành thương xuyên trái phiếu chính phủ (với thời gian đáo hạn từ dưới 1 năm đến 15 năm); thành lập cơ quan định mức tín nhiệm….
Cùng với việc phát triển TTTP trong nước, đặc biệt, các nước Đông Á đã hợp tác và đạt được sự đồng thuận cao về sự cần thiết phải phát triển TTTP khu vực. Thể hiện là sáng kiến về TTTP Châu Á đưa ra cuối năm 2002 đã nhận được sự đồng tình của cả 10 nước ASEAN và Nhật Bản, Hàn Quốc, Trung Quốc. Để có một TTTP khu vực hiệu quả, các nước đều đã cam kết
thực thi cải cách hệ thống tài chính, mở cửa hợp lý thị trường tài chính, trong đó có TTV của mình.
Ở các nước Đông Á, đối với hệ thống ngân hàng, hội nhập quốc tế nhìn chung mới diễn ra gần đây, chủ yếu là do yêu cầu phải cải cách lại hệ thống đã bị tổn thất nghiêm trọng. Quá trình hội nhập quốc tế của các nước này có một số đặc điểm chung: Các ngân hàng bị sụp đổ và yếu kém được sáp nhập và một số bị quốc hữu hố khi chính phủ phải đứng ra xử lý các khoản nợ của ngân hàng. Các ngân hàng này được tư nhân hố ngay khi đã hồi phục thơng qua việc cấp vốn bổ sung và bán danh mục nợ xấu. Các ngân hàng nước ngoài được mời làm đối tác chiến lược để tiếp quản điều hành các ngân hàng yếu kém. Đồng thời, Chính phủ các nước này cũng mở rộng phạm vi dịch vụ mà các ngân hàng nước ngoài được phép cung cấp và thực hiện cải cách mạnh mẽ trong lĩnh vực thanh tra, giám sát an toàn theo hướng làm cho ngân hàng trung ương độc lập hơn. Ngoài ra, các nước cũng tăng cường và áp dụng nghiêm túc các luật điều chỉnh về quyền sở hữu vốn của các ngân hàng. Bên cạnh đó, các nước Đơng Á cũng đã tiến hành các biện pháp lành mạnh hóa và nâng cao hiệu quả của hệ thống ngân hàng. Các biện pháp chủ yếu nhằm giải quyết các vấn đề nổi cộm như: xử lý các khoản nợ quá hạn; tăng cường năng lực giám sát và quản trị rủi ro của các ngân hàng thương mại.
Đặc biệt, kinh nghiệm của Malaysia về củng cố và nâng cao khả năng cạnh tranh của hệ thống ngân hàng cũng nên được tham khảo. Malaysia cho rằng, mở cửa khu vực tài chính nội địa cho sự thâm nhập của các đối thủ cạnh tranh nước ngồi sẽ góp phần tạo lập một khu vực tài chính hoạt động hiệu quả. Theo tiêu chuẩn quốc tế, khu vực ngân hàng của Malaysia đã có rất nhiều hiện diện của nước ngồi và là một trong những khu vực tự do nhất Châu Á. Tuy nhiên, để có thể có được lợi ích của tự do hóa thì tốc độ tự do hóa phải phù hợp với khả năng và mức độ phát triển của hệ thống tài chính nhằm tránh tình trạng mất ổn định. Do đó, Malaysia đã ban hành một số chính
sách củng cố và tăng cường năng lực, trình độ của các thể chế tài chính nhằm nâng cao khả năng cạnh tranh trong mơi trường tự do hơn.
Cải cách về biện pháp thận trọng và các chế độ liên tục được ban hành nhằm tăng cường khả năng linh hoạt của hệ thống ngân hàng. Ngân hàng Trung ương cũng thực hiện một số cơ cấu đối với khung thể chế, theo hướng giảm bớt các quy định đối với khu vực ngân hàng như: cho phép các thể chế ngân hàng từ 2/1991 tự do quyết định lãi suất tiền gửi và cho vay dưới mức lãi suất trần; liên tục tự do hóa hệ thống ngân hàng nội địa, đẩy mạnh cạnh tranh qua việc sử dụng hệ thống khuyến khích (Hệ thống quản lý hai tầng TTRS)…Đồng thời, Malaysia cũng đã soạn thảo 23 trong số 25 nguyên tắc giám sát cơ bản của Ủy ban Basel. Sau khi khủng hoảng xảy ra, trước những áp lực của nền kinh tế, chính phủ cũng đã áp dụng thành cơng các biện pháp tái lập độ tin cậy và ổn định trong khu vực ngân hàng. Chính sách bảo đảm tính thường xuyên của hệ thống thanh toán được ban hành. Các biện pháp khống chế được giới thiệu nhằm cải thiện tính dẻo dai của khu vực tài chính và tránh rủi ro hệ thống; bao gồm hợp nhất các cơng ty tài chính, thành lập Danaharta, hạn chế các khoản vay không hiệu quả (NPL); thành lập Danamodal - cơ quan đặc biệt nhằm hạn chế tình trạng mất vốn ở một số ngân hàng….Chương trình hợp nhất ngân hàng là điều kiện tiên quyết tạo lập hệ thống ngân hàng nội địa vững mạnh, có tính cạnh tranh cao; đồng thời cũng là biện pháp quan trọng làm giảm khoảng cách giữa ngân hàng nội địa và ngân hàng nước ngoài tại Malaysia trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế.