Hạn chế và tồn tại trên TTCK

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEB phát triển thị trường vốn việt nam trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế001 (Trang 64 - 67)

b. Mơi trường pháp lý

2.2.2.1. Hạn chế và tồn tại trên TTCK

Về hoạt động của TTCK, hạn chế lớn nhất của TTCK là quy mơ cịn

quá nhỏ bé cả về cung và cầu; hàng hố trên TTCK ít về số lượng và nghèo nàn về chủng loại; tỷ lệ vốn hóa thị trường thấp. Số lượng các cơng ty niêm yết có khả năng tài chính tốt cịn khiêm tốn, khả năng cạnh tranh trên thị trường chưa cao. Cơ chế quản trị cơng ty, chế độ kế tốn kiểm tốn cịn nhiều điểm chưa phù hợp với thơng lệ quốc tế. Do đó, hoạt động của TTCK chưa chiếm vị thế như mong muốn trong hệ thống tài chính.

TTCP chưa thu hút được sự tham gia tích cực của các cơng ty cổ phần, do các công ty này chưa thấy hết được lợi thế ưu việt của cơng cụ cổ phiếu. Ngun nhân của tình trạng này chủ yếu do chưa gắn kết được tiến trình cổ phần các DNNN với việc phát hành chứng khốn ra cơng chúng và niêm yết; chưa có nhiều doanh nghiệp lớn làm ăn có hiệu quả niêm yết trên TTCK.

TTTP có nhiều tiềm năng nhưng chưa thực hiện được. Các tiêu chí phát hành chưa được quy định rõ ràng, chưa có tổ chức định mức tín nhiệm (CRA). Mặc dù các đợt phát hành trái phiếu được duyệt căn cứ theo năng lực của các tổ chức phát hành, nhưng lại khơng có một quy định rõ ràng về tiêu chí để xác định năng lực trong các văn bản pháp luật. Ngồi ra, trái phiếu chính quyền địa phương là trái phiếu nghĩa vụ chung, nhưng quy định pháp luật mới chỉ chú trọng vào mục đích sử dụng vốn, chứ chưa tập trung vào khả năng trả nợ vay.

Hoạt động kinh doanh chứng khốn cịn mang nặng tính đầu cơ ngắn hạn, thiếu tính phân tích và dự đốn; cơng chúng cịn đầu tư theo yếu tố tâm lý, chủ yếu bị ảnh hưởng bởi cảm tính và theo số đơng. Có rất ít những nhà đầu tư chuyên nghiệp đầu tư theo phương pháp phân tích các chỉ số, số liệu của cơng ty, điều này ảnh hưởng lớn tới sự phát triển bền vững của TTCK.

Thơng tin trên TTCK chưa đảm bảo tính chính xác cao đã làm cho các nhà đầu tư khó có thể đưa ra quyết định hợp lý. Hệ thống giám sát hoạt động

của TTCK đã được thiết lập nhưng hoạt động chưa thực sự hiệu quả, chưa có hệ thống chỉ tiêu giám sát. Bên cạnh đó năng lực giám sát, các chế tài cưỡng chế hành vi vi phạm cịn hạn chế; các văn bản pháp luật khác có liên quan như luật Dân sự, Bộ luật Hình sự, Luật Thanh tra, Pháp lệnh xử phạt vi phạm hành chính… chưa quy định rõ thẩm quyền và chưa có các quy định rõ ràng về các hành vi vi phạm trong hoạt động chứng khốn.

Một điều đơn giản nhưng khơng kém phần quan trọng đó là việc quảng bá hình ảnh về TTCK Việt Nam ra thế giới. Tuy Ủy ban Chứng khoán Nhà nước đã triển khai kế hoạch đẩy mạnh sự phát triển của thị trường hơn nữa, nhưng kết quả mới chỉ dừng lại ở quảng bá hình ảnh TTCK Việt Nam cho các công ty cổ phần và nhà đầu tư trong nước, chưa quảng bá một cách đúng mức với nhà đầu tư nước ngoài, đặc biệt là các tổ chức đầu tư lớn trên thế giới.

Các công ty niêm yết khi tổ chức đại hội cổ đơng gần như khơng có tài liệu bằng tiếng Anh, mặc dù cơng ty đó có cổ đơng là người nước ngồi. Thậm chí đối với các cơng ty chứng khốn, cho tới nay khơng phải tất cả các cơng ty này đều có trang thơng tin bằng tiếng Anh trên Website điện tử của mình, hoặc nếu có, cũng chưa được đầy đủ thông tin cần thiết cho nhà đầu tư nước ngồi. Thêm vào đó, văn bản pháp luật bằng tiếng Anh để nhà đầu tư nước ngoài tham khảo chưa phải là việc làm thường xuyên. Các Bản tin thị trường của TTGDCK thành phố Hồ Chí Minh, một trong những kênh thơng tin chính thức nhất của thị trường, cũng chỉ tập trung phát hành cho nhà đầu tư trong nước và khơng có bản tiếng Anh.

Các tổ chức đầu tư nước ngồi chính là những tổ chức tài chính quốc tế có kinh nghiệm và sẽ là nhân tố tạo sự ổn định cần thiết cho thị trường kể cả tâm lý cho các nhà đầu tư trong nước. Chính vì vậy, đây thực sự là một hạn chế chứng tỏ chúng ta chưa thực sự sẵn sàng hội nhập một cách đầy đủ nhất đối với TTCK.

Về khuôn khổ pháp lý, tuy đã tạo được nền tảng cơ bản cho hoạt động

trên TTCK, tiến tới phù hợp dần với thơng lệ quốc tế trong q trình hội nhập kinh tế quốc tế. Tuy nhiên, các cơ chế chính sách vẫn chưa được ban hành một cách đồng bộ; một số quy định cịn chồng chéo, gây khó khăn khi áp dụng vào thực tế, đặc biệt đối với các nhà đầu tư nước ngoài. Một số những điểm bất cập chủ yếu được thể hiện qua các nội dung cụ thể sau đây:

Trước hết, về các quy định về kế toán và kiểm toán, trong thời gian qua, nhiều chuẩn mực kế toán mới được ban hành theo hướng phù hợp với thông lệ quốc tế, nhưng nhiều chuẩn mực chưa được áp dụng trong thực tiễn và còn một số hoạt động kinh tế chưa được phản ánh hoặc chưa được trình bày phù hợp với chuẩn mực quốc tế. Điển hình nhất là các khoản mục liên

quan đến vốn chủ sở hữu và chi phí trong báo cáo tài chính. Khảo sát tư liệu cề các báo cáo tài chính (2003, 2004) của các công ty niêm yết cho thấy, về hình thức, báo cáo tài chính của các cơng ty niêm yết Việt Nam có một số điểm trình bày khác biệt so với Chuẩn mực báo cáo tài chính quốc tế (IFRS), như khơng có quy định lập Báo cáo thay đổi vốn chủ sở hữu, và chỉ tiêu thu nhập trên một cổ phiếu; cịn cơ cấu Báo cáo thu nhập lại khơng theo chuẩn mực nào. Bên cạnh đó, việc trình bày, kê khai thơng tin và các thơng lệ báo cáo của các cơng ty niêm yết Việt Nam có nhiều điểm khác với những yêu cầu của cộng đồng đầu tư và tài chính quốc tế, bao gồm Bảng Cân đối kế toán và Bảng các chỉ tiêu ngồi bảng cân đối kế tốn (như vay hoặc cho thuê thiết bị). Một số chỉ tiêu phải được hạch tốn vào chi phí theo các chuẩn mực báo cáo tài chính quốc tế, nhưng lại được phép hạch toán vào khoản mục vốn theo các ngun tắc kế tốn trước đây. Các cơng ty Việt Nam xác định giá trị tài sản theo giá gốc, trong khi đó chuẩn mực quốc tế lại sử dụng phương pháp giá trị hợp lý. Ngoài ra, Việt Nam chưa quy định chuẩn mực đối với các giao dịch như Thanh toán bằng cổ phần (IFRS 2); Sát nhập doanh nghiệp (IFRS 3); Phúc lợi của người lao động (IAS 19); Hạch toán và báo cáo các kế hoạch

phúc lợi hưu trí (IAS 26); Lập báo cáo tài chính trong trường hợp nền kinh tế lạm phát phi mã (IAS 29); Thu nhập trên mỗi cổ phiếu (IAS 33)…

Chất lượng kiểm tốn chưa đồng đều và cịn bộc lộ một số hạn chế. Thứ

nhất, đối với hoạt động kiểm tốn báo cáo tài chính của các cơng ty phát hành và niêm yết chứng khoán, một số nghiệp vụ kế toán quan trọng của doanh nghiệp chưa được phản ánh đầy đủ do thiếu các chuẩn mực kế toán và kiểm toán phù hợp trong quy định chế độ kế toán hiện hành. Thứ hai, chất lượng kiểm tốn báo cáo tài chính của các cơng ty chứng khốn cũng cịn một số sai sót, một số cơng ty chưa tuân thủ tốt chế độ kế toán cho cơng ty chứng khốn.

Thời gian qua đã cho thấy sự quan tâm của các nhà ĐTNN đối với TTCK Việt Nam. Tuy nhiên, hệ thống pháp luật vẫn tỏ ra còn nhiều hạn chế đối với các chủ thể đầu tư này. Thông tư số 100/2004/T-BTC quy định rất cụ thể về các loại

thuế cho các nhà đầu tư trên thị trường chứng khoán. Tuy nhiên, đối với thuế chuyển thu nhập ra nước ngồi lại khơng được đề cập đến. Về quản lý ngoại hối, một số quy định trong Quyết định 1550/2004/QĐ-NHNN (ngày 6/12/2004) của Ngân hàng Nhà nước còn gây lúng túng trong quá trình thực hiện. Chẳng hạn, Quyết định này quy định, các nhà ĐTNN phải chuyển ngoại tệ của họ vào tài khoản ngoại tệ chun dùng của cơng ty chứng khốn trước khi chuyển đổi sang Việt Nam đồng. Như vậy, nhà ĐTNN không được trực tiếp giao dịch với ngân hàng thương mại mà phải thơng qua cơng ty chứng khốn, trong khi các nhà ĐTNN thường là những nhà đầu tư có tổ chức và có thể tiến hành các giao dịch về tỷ giá hối đối tốt hơn các cơng ty chứng khoán.

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEB phát triển thị trường vốn việt nam trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế001 (Trang 64 - 67)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(110 trang)
w