Những tồn tại, hạn chế và nguyên nhân trong phát triển bền vững làng

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEB phát triển bền vững làng nghề ở bắc ninh (Trang 87 - 95)

1.1 .Một số vấn đề lý luận chung về phát triển bền vững làng nghề

1.1.2 .Phát triển bền vững làng nghề

2.4. Đánh giá chung về phát triển làng nghề bền vững ở Bắc Ninh

2.4.2. Những tồn tại, hạn chế và nguyên nhân trong phát triển bền vững làng

vững làng nghề ở Bắc Ninh

2.4.2.1. Những tồn tại, hạn chế về kinh tế

* Thị trường tiêu thụ gặp nhiều khó khăn.

Các cơ sở sản xuất kinh doanh của các làng nghề Bắc Ninh gặp nhiều khó khăn khi về thị trường, phần lớn các cơ sở sản xuất ít có cơ hội tham gia xuất khẩu trực tiếp, thường phải qua nhiều khâu trung gian nên không nắm bắt đầy đủ yêu cầu của khách hàng về mẫu mã, chất lượng, giá cả sản phẩm. Mặt khác, chưa có một hệ thống hỗ trợ của Nhà nước để tiếp cận với thị trường trong và ngồi nước (cung cấp các thơng tin về nhu cầu, chủng loại, mẫu mã, giá cả và thị hiếu người tiêu dùng), điều này làm cho hoạt động đầu tư khơng có phương hướng rõ ràng, đầu tư manh mún, khơng có tính chiến lược, tình trạng chạy theo những ngành hàng hay loại sản phẩm đem lại lợi nhuận nhất thời, dẫn đến tình trạng khủng hoảng thừa, khủng hoảng thiếu, đầu tư khơng hiệu quả, như tình trạng bn bán gỗ xưa ở làng nghề Đồng Kỵ đã làm cho nhiều hộ gia đình và doanh nghiệp bị phá sản.

Sản phẩm làng nghề Bắc Ninh còn đang chịu sức ép cạnh tranh của những hàng hoá ở trong và ngồi nước. Một số mặt hàng do cơng nghệ sản xuất lạc hậu, sản xuất thủ công, nên sản phẩm đơn giản, năng suất, chất lượng chưa cao, ít có sản phẩm độc đáo mang tính văn hóa truyền thống, hoặc có phong cách hiện đại dẫn đến sức cạnh tranh yếu. Cộng thêm, công tác quảng

bá, tiếp thị sản phẩm, xây dựng thương hiệu yếu kém, vì vậy nhiều làng nghề rất bị động trong việc tiêu thụ sản phẩm.

* Trình độ kỹ thuật và cơng nghệ không cao, chậm được đổi mới.

Một trong các yếu kém lớn về kỹ thuật và công nghệ của các làng nghề hiện nay là: Công nghệ đã rất lạc hậu (công nghệ thủ cơng là chủ yếu), máy móc thiết bị chun dùng ít, cơng suất thấp; phần lớn sử dụng các thiết bị máy móc tự chế, lắp lẫn. Những hạn chế này dẫn đến năng suất thấp, chất lượng sản phẩm khơng cao, sản phẩm khó cạnh tranh ngay cả thị trường trong nước và gây ra tình trạng ơ nhiễm mơi trường nghiêm trọng. Nguyên nhân chủ yếu là do: Thiếu vốn để đầu tư đổi mới công nghệ; sự hỗ trợ của các cơ quan chức năng, các trung tâm khoa học công nghệ cịn rất hạn chế, hình thức hỗ trợ cịn chắp vá, mới chỉ dừng lại ở việc giới thiệu một số mơ hình trình diễn sản xuất.

* Các cơ sở sản xuất kinh doanh tiếp cận nguồn vốn đầu tư rất khó khăn.

Quy mơ vốn tự có của các cơ sở sản xuất ở các làng nghề hiện nay rất hạn chế, hầu hết các cơ sở khơng có điều kiện để triển khai đầu tư các dự án mở rộng sản xuất, chỉ dừng lại ở quy mô nhỏ với mục tiêu giải quyết công ăn việc làm. Một số nguyên nhân chủ yếu mà các cơ sở sản xuất kinh doanh khó tiếp cận với nguồn vốn đầu tư kinh doanh là:

- Sản xuất ở quy mơ hộ gia đình cịn chiếm tỷ lệ rất cao, trong khi đó cơ chế cho vay vốn tín dụng đối với các chủ thể là hộ gia đình khó khăn hơn nhiều so với các doanh nghiệp.

- Cơ chế và thủ tục vay vốn tín dụng cần tiếp tục cải tiến để người đi vay có điều kiện tiếp cận vốn sản xuất, kinh doanh. Thực tế hiện nay người đi vay thường phải có tài sản thế chấp, nhưng đối với nông thôn tài sản thế chấp chủ yếu là giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, ngồi ra khơng có tài sản giá trị khác làm thế chấp.

- Gần đây Chính phủ ban hành chính sách ưu đãi vay vốn để kích cầu, chống suy giảm kinh tế, theo đó các cơ sở sản xuất được vay vốn ưu đãi theo một số danh mục đầu tư cho sản xuất kinh doanh. Tuy nhiên thực tế đối tượng được hưởng rất hạn chế. Phần lớn các cơ sở sản xuất đều đang gặp khó khăn, sản xuất kinh doanh bị đình trệ, sản phẩm ứ đọng, một số cơ sở đã bị thua lỗ. Trong khi đó điều kiện để được các tổ chức tín dụng xem xét cho vay vốn là cơ sở kinh doanh sản xuất phải ổn định, có khả năng thanh tốn cao, điều này gây khó khăn cho người đi vay trong lúc rất cần vốn để duy trì hoạt động sản xuất kinh doanh.

* Mặt bằng sử dụng cho sản xuất kinh doanh của các làng nghề không đáp ứng yêu cầu.

Hiện nay hầu hết các cơ sở của các làng nghề trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh có mặt bằng sản xuất kinh doanh chật hẹp, vì vậy giải quyết vấn đề mặt bằng cho sản xuất kinh doanh sẽ là yếu tố quan trọng có tác động trực tiếp đến sự phát triển kinh tế làng nghề. Do đó, đầu tư xây dựng các khu, cụm cơng nghiệp có ý nghĩa lớn trong việc khơi phục và phát triển làng nghề, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, giải quyết các vấn đề an sinh-xã hội. Những năm gần đây các cấp các ngành đã tích cực triển khai thực hiện Nghị quyết 04 của Tỉnh uỷ khố XV, trong đó tập trung quy hoạch cụm công nghiệp làng nghề nên mặt bằng cho sản xuất đã được cải thiện, tuy nhiên khả năng đáp ứng còn hạn chế. Một số cụm công nghiệp làng nghề, do nhu cầu đăng ký cao đã áp dụng phân chia định suất, khiến cho mặt bằng sản xuất của mỗi cơ sở vốn đã chật hẹp, đến nay khơng có khả năng mở rộng được nữa. Trong các cụm công nghiệp làng nghề được quy hoạch đầu tư xây dựng bình quân mỗi cơ sở chỉ được trên dưới 1.000m2, với diện tích như vậy không đảm bảo để mở rộng sản xuất, xây dựng nhà xưởng, kho bãi, cơng trình phụ trợ và là ngun nhân gây ơ nhiễm mơi trường.

* Phân hố giàu – nghèo

Cùng với xu hướng phát triển chung, sự phát triển kinh tế mạnh mẽ ở các làng nghề Bắc Ninh cũng làm cho sự phân hoá giàu – nghèo ngày càng tăng lên. Nhìn tổng thể đời sống của một bộ phận nhân dân của tỉnh cịn khó khăn, kết quả giảm nghèo chưa thực sự bền vững, tiềm ẩn nguy cơ tái nghèo, sự phân hố giàu – nghèo tạo nên sự bất bình đẳng, những mâu thuẫn xã hội, ảnh hưởng tiêu cực đến tiến trình phát triển.

Năm 2010, thu nhập bình quân đầu người của Bắc Ninh là 1800 USD/người (vượt mức bình quân chung của cả nước). Song mức chênh lệch giữa các nhóm giàu và nghèo ngày một gia tăng. Do đó, tỉnh cần phải thực hiện đồng bộ các chính sách kinh tế - xã hội góp phần xóa đói, giảm nghèo bền vững, hiệu quả.

*Yếu tố văn hố trong các sản phẩm và một số làng nghề truyền thống có xu hướng bị mai một.

Một số làng nghề truyền thống nổi tiếng ở Bắc Ninh như: Làng tranh Đông Hồ, làng dệt lụa tơ tằm Vọng Nguyệt, làng dệt Hồi Quan…đang có nguy cơ bị mai một, mất nghề.

Dịng tranh dan gian Đơng Hồ đã tồn tài 400 năm, nay làng tranh có nguy cơ bị mai một. Trong những năm từ 1960 đến 1970, tranh Đơng Hồ bắt đầu rơi vào tình trạng khó khăn. Những bản khắc cổ có giá trị đã bị hư hỏng, thất lạc rất nhiều. Từ năm 1970 đến 1985, tranh Đông Hồ được xuất sang 12 nước XHCN. Thời kỳ này, việc xuất khẩu tranh đạt được kết quả cao nhất. Từ đó đến năm 1990, do sự thay đổi về nhu cầu thẩm mỹ và tác động của kinh tế thị trường, dịng tranh Đơng Hồ tồn tại lay lắt. Đến nay, hầu hết những người làm tranh đều bỏ nghề. Làm tranh Đơng Hồ hiện chỉ cịn 3 gia đình cịn duy trì, nhưng chủ yếu là người cao tuổi gắn bó với nghề. Làng tranh hiện nay đã

trờ thành làng làm hàng mã. Mặt khác, yếu tố văn hoá trong sản phẩm cũng khơng cịn nguyên vẹn: Ảnh hưởng xu hướng thương mại hóa, các hình thức in lưới, dùng bột mầu thay cho chất liệu thiên nhiên... trở nên phổ biến đã làm cho dòng tranh mất dần đi những nét đặc trưng vốn có. Nhiều bản khắc cổ đứng trước nguy cơ bị thất lạc, bị hư hại do cung cách bảo quản thủ cơng.

Ngun nhân chính của sự mai một và biến mất của các nghề và làng nghề là do cơn lốc đơ thị hóa, nhiều sản phẩm truyền thống khi làm ra khơng có thị trường tiêu thụ nên các hộ sản xuất phải tìm nghề khác để mưu sinh.

*Nảy sinh các tệ nạn xã hội trong các làng nghề

Sự phát triển kinh tế ở các làng nghề đã thúc đẩy sự tăng trưởng kinh tế, đời sống của người dân ngày càng được nâng cao. Q trình đơ thị hố diễn ra một cách mạnh mẽ, làm thay đổi bộ mặt kinh tế - xã hội tại các làng nghề. Tuy nhiên, mặt trái của sự phát triển này đang ảnh hưởng lớn đến cuộc sống của người dân làng nghề. Tình trạng tội phạm và tệ nạn xã hội đang có chiều hướng gia tăng, trật tự trị an chưa được đảm bảo. Theo thống kê của các cơ quan bảo vệ pháp luật, tỷ lệ tội phạm xảy ra ở các làng nghề phát triển (có thu nhập cao) chiếm khoảng 50% so với tồn tỉnh, như tại địa bàn thị xã Từ Sơn: hầu hết các xã, phường có làng nghề đều có thanh niên sử dụng ma tuý, tệ nạn cờ bạc, mại dâm… ngày càng gia tăng. Tình trạng lấn chiếm lịng đường, vỉa hè cịn rất phổ biến. Kinh tế thị trường thậm chí đã làm thay đổi thế giới quan, nhân sinh quan, tình cảm và tâm lý của người dân làng nghề. Nhiều làng nghề phát triển, tỷ lệ học sinh bỏ học nửa chừng, hoặc không vào đại học, cao đẳng và học nghề rất cao, với lý do ở nhà làm nghề phụ cũng có thu nhập cao hơn.

2.4.2.3. Những tồn tại, hạn chế về ô nhiễm môi trường

Ơ nhiễm mơi trường trên thực tế luôn đi cùng với việc ngành nghề, làng nghề phát triển. Tình trạng này vẫn là vấn đề bức xúc, mặc dù đã có nhiều

biện pháp giải quyết, song những năm gần đây càng có xu hướng diễn ra nghiêm trọng hơn.

Suy thối và ơ nhiễm mơi trường diễn ra ở mọi thành phần của môi trường: Môi trường đất, môi trường nước, mơi trường khơng khí…Các chất thải đủ loại (rắn, lỏng, khơng khí) của làng nghề thải vào mơi trường trên diện rộng không được xử lý hoặc xử lý sơ sài Số lượng, chủng loại các chất thải độc hại tăng nhanh ở các làng nghề Bắc Ninh.

Hậu quả của ơ nhiễm và suy thối mơi trường ở các làng nghề là hết sức to lớn, tác động tiêu cực trong một vùng rộng lớn cả trong làng nghề và các khu vực xung quanh làng nghề, thậm chí ảnh hưởng đến các tỉnh khác.

Trước hết, ô nhiễm môi trường ảnh hưởng đến sức khoẻ của người dân ở làng nghề và các vùng xung quanh. Người dân nơi đây luôn phải chịu sức ép của khói bụi, tiếng ồn, ơ nhiễm khơng khí, ơ nhiễm nguồn nước nghiêm trọng...

Ô nhiễm mơi trường cịn ảnh hưởng trực tiếp đến sản xuất nông nghiệp, ô nhiễm đất và nguồn nước khiến cho trồng trọt và chăn nuôi giảm về năng suất, dư chất độc hại trong vật nuôi, cây trồng phát sinh và ngày

càng tăng lên.

Tình trạng ơ nhiễm mơi trường do phát triển các làng nghề đang địi hỏi phải được hạn chế. Song chi phí cho việc giải quyết vấn đề này là rất lớn. Những tổn thất về mơi trường, những chi phí để khắc phục hạn chế ô nhiễm cũng rất lớn. Những tổn thất và chi phí này khiến xét về tổng thể và lâu dài thì sự phát triển làng nghề hiện nay ở Bắc Ninh là thấp cả về hiệu quả kinh tế lẫn xã hội.

Nguyên nhân chủ yếu của tình trạng ơ nhiễm mơi trường ở các làng nghề Bắc Ninh hiện nay là:

- Nhận thức của người dân làng nghề về phát triển bền vững nói chung và bảo vệ mơi trường nói riêng cịn hạn chế.

- Sản xuất tại các làng nghề phần nhiều là sử dụng các kỹ thuật, công nghệ lạc hậu gây ô nhiễm môi trường.

- Nhiều làng nghề Bắc Ninh sản xuất sản phẩm từ chính các phế liệu (nghề sản xuất sắt, thép, nhơm, đồng, chì…) với cơng nghệ lạc hậu thì ơ nhiễm môi trường ở mức độ cao là tất yếu.

- Hầu hết các cơ sở trong các làng nghề ở Bắc Ninh tồn tại ở hộ gia đình.

Ở các cơ sở này, vồn ít, khơng có hoặc thiếu vốn đầu tư cho xử lý ơ nhiễm mơi trường. Bên cạnh đó là sức ép cạnh tranh ngày càng gia tăng buộc các cơ sở sản xuất này phải giảm chi phí sản xuất sản phẩm, vì thế vốn để đầu tư cho xử lý môi trường hầu như khơng được đề cập đến trong chi phí sản xuất.

- Sự kiểm tra, đánh giá tình trạng ơ nhiễm mơi trường của chính quyền các cấp ở địa phương, đặc biệt là ở các làng nghề cịn khơng được chú ý, yếu và thiếu các nguồn lực để thực hiện chức năng này.

Tóm lại, với lợi thế về lịch sử phát triển làng nghề, về điều kiện tự nhiên và kinh tế - xã hội, với sự trợ giúp của các cơ chế, chính sách của trung ương và địa phương, làng nghề Bắc Ninh đang ngày càng phát triển mạnh mẽ và tỏ rõ vai trị quan trọng của nó, góp phần giải quyết việc làm cho người lao động, tăng thu nhập, làm thay đổi cơ cấu kinh tế theo hướng CNH, HĐH. Sau một thời gian dài vật lộn với cơ chế thị trường, các làng nghề ở Bắc Ninh đang dần từng bước có những thay đổi cho phù hợp với nhu cầu của thị trường, đáp ứng được đòi hỏi của các quy luật kinh tế khách quan. Sự đổi mới công nghệ, mẫu mã sản phẩm đã đem lại sức sống mới cho nhiều làng nghề.

Bên cạnh những mặt tích cực như giải quyết cơng ăn việc làm, tăng thu nhập góp phần cải thiện đời sống, làm thay đổi diện mạo nơng thơn ở các làng nghề. Q trình phát triển làng nghề Bắc Ninh còn bộc lộ rất nhiều hạn chế và nảy sinh nhiều vấn đề cần phải giải quyết như: sản xuất còn chưa ổn định, khả năng tổ chức quản lý, chất lượng lao động, nguồn thiết bị, tài chính, kiến thức

thị trường, kết cấu hạ tầng, cơng nghệ đều hạn chế, chưa đáp ứng được yêu cầu phát triển. Do đó chất lượng sản phẩm làm ra thấp, sức cạnh tranh yếu trên thị trường trong và ngoài nước. Nhiều vấn đề xã hội gay gắt đã và đang nảy sinh trong các làng nghề. Đặc biệt, các làng nghề đều chưa quan tâm tới việc xử lý chất thải nhằm bảo vệ môi trường làm cho môi trường bị ô nhiễm nghiêm trọng gây ảnh hưởng rất lớn đến sức khoẻ và sản xuất của cộng đồng… Nhìn một cách tổng thể, sự phát triển làng nghề ở tỉnh Bắc Ninh còn thiếu bền vững xét ở tất cả các khía cạnh của khái niệm này.

Có thể chỉ ra một số nguyên nhân căn bản của sự phát triển thiếu bền vững của làng nghề tỉnh Bắc Ninh:

- Nhận thức về phát triển bền vững nói chung, phát triển bền vững làng nghề nói riêng cịn hạn chế ở các cấp chính qun cũng như người dân ở các làng nghề Các cơ sở sản xuất kinh doanh trong làng nghề thường đặt mục tiêu phát triển kinh tế lên hàng đầu với cốt lõi là đứng vững trong cạnh tranh, làm giàu và thoát nghèo nhanh. Các mục tiêu khác về xã hội và môi trường thực sự chưa được quan tâm như các mục tiêu kinh tế.

- Công tác quy hoạch phát triển kinh tế, xã hội của tỉnh Bắc Ninh nói chung, quy hoạch phát triển làng nghề nói riêng cũng như việc đầu tư xây dựng cơ chế, chính sách cho phát triển làng nghề bền vững cả về kinh tế, xã hội và mơi trường cịn nhiều thiếu hụt, hạn chế và bất cập.

- Sản xuất kinh doanh trong điều kiện của cơ chế thị trường đòi hỏi các cơ

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEB phát triển bền vững làng nghề ở bắc ninh (Trang 87 - 95)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(125 trang)
w