Xây dựng kết cấu hạ tầng cơ sở

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEB phát triển bền vững làng nghề ở bắc ninh (Trang 110 - 112)

1.1 .Một số vấn đề lý luận chung về phát triển bền vững làng nghề

1.1.2 .Phát triển bền vững làng nghề

3.3. Những giải pháp cơ bản phát triển bền vững làng nghề Bắc Ninh

3.3.4. Xây dựng kết cấu hạ tầng cơ sở

Xây dựng và phát triển đồng bộ hệ thống kết cấu hạ tầng sẽ có tác dụng kích thích sự phát triển của các làng nghề. Trong những năm qua, hệ thống kết cấu hạ tầng trong các làng nghề ở Bắc Ninh đã có nhiều thay đổi song nhìn một cách tổng quát thì vẫn ở trong tình trạng kém phát triển tạo ra những lực cản đối với tiến trình khơi phục và phát triển các làng nghề. Để phát triển nhanh và bền vững các làng nghề trong thời gian tới cần có những giải pháp cụ thể nhằm phát triển tồn diện đồng bộ hạ tầng cơ sở. Sau đây là một vài giải pháp quan trọng trước mắt:

- Đối với hệ thống đường giao thông: Hệ thống giao thông trong các làng nghề sẽ là động lực thúc đẩy sự phát triển của các làng nghề nếu nó thường xuyên được nâng cấp cải tạo, sửa chữa cho phù hợp với tiến trình phát triển của các làng nghề. Ngược lại nó sẽ trở thành lực cản, hạn chế sự phát triển của các làng nghề. Với hệ thống đường làng chật hẹp, chắp vá, nhiều nơi bị xuống cấp nghiêm trọng, lại thường xuyên bị chiếm dụng để tập kết nguyên vật liệu (gỗ, than) hoặc đổ chất thải sản xuất (xỉ than, mùn cưa, phế liệu), giao thông trong các làng nghề ở Bắc Ninh hiện nay đang là yếu tố cản trở sự phát triển bền vững của các làng nghề. Khơng những thế nó cịn làm giảm sự hấp dẫn đối với các nhà đầu tư và khách du lịch nước ngoài. Để khắc phục những yếu kém đó, cần:

+ Xã hội hố nguồn vốn đầu tư phát triển giao thông theo hướng Nhà nước và nhân dân cùng làm. Nhà nước đầu tư một phần kinh phí để khuyến khích nhân dân góp vốn đầu tư và trực tiếp quản lý.

+ Lập kế hoạch, quy hoạch phát triển đồng bộ hệ thống đường giao thơng với hệ thống cấp thốt nước, xử lý rác thải, thông tin liên lạc tránh tình trạng đường vừa làm xong đã bị đào lên một dự án khác.

+ Kết hợp chặt chẽ giữa xây dựng mới với cải tạo, duy tu và bảo dưỡng hệ thống đường hiện có. Nhanh chóng đầu tư nâng cấp hệ thống đường giao thông liên huyện, xã và điểm nối các tụ điểm kinh tế, dịch vụ thương mại trong tỉnh. Giải pháp trước mắt là bê tơng hố hoặc rải nhựa hệ thống đường giao thông trong các làng nghề tạo sự thơng thống, thuận tiện cho giao lưu hàng hoá.

- Đối với hệ thống cấp thoát nước, xử lý rác thải. Tại các làng nghề cần xây dựng hệ thống cống rãnh hợp lý và bãi rác để hạn chế ô nhiễm môi trường.

- Đối với hệ thống điện. Mặc dù đã có nhiều cải tiến trong các khâu cung cấp, kiếm tra, giám sát việc sử dụng điện song cho đến nay vẫn còn tồn tại nhiều bất cập như giá điện quá cao, thất thoát lớn, vốn đầu tư cho xây dựng, cải tạo mạng lưới điện còn rất hạn hẹp, hệ thống các cơng trình phân phối điện cịn chưa được quy hoạch, thiếu tính đồng bộ, chắp vá. Hiện nay do trong các làng nghề bước đầu thực hiện cơ khí hố, điện khí hố sản xuất nên nhu cầu về điện tăng mạnh. Trong thời gian tới cần xây dựng quy hoạch tổng thể mạng lưới điện nơng thơn nhất là những làng có nghề thủ cơng truyền thống phát triển nhằm đáp ứng đủ nhu cầu về điện cho sản xuất. Tiến hành xây dựng mới, nâng cấp, cải tạo các trạm biến thế, đường dây tải điện, đảm bảo cung cấp điện ổn định và có chất lượng đến tận các hộ sản xuất kinh doanh và các doanh nghiệp làng nghề, cụm công nghiệp làng nghề. Sở Điện lực Bắc Ninh cần thực hiện phân cấp quản lý rõ ràng đến tận từng thơn, xóm hạn chế tới mức thấp nhất tình trạng thất thốt điện năng từ đó hạ dần giá điện nơng thơn.

- Đối với hệ thống thơng tin liên lạc. Thơng tin liên lạc có ảnh hưởng rất lớn tới việc cập nhật thông tin, nắm bắt nhu cầu thị trường của các hộ sản xuất kinh doanh và các doanh nghiệp trong làng nghề. Do đó, cần tập trung vào nâng cấp các cơng trình, đổi mới thiết bị kỹ thuật của các trung tâm bưu điện các huyện, thị. Cải tiến lại phương thức hoạt động của các điểm bưu điện văn hoá xã để nơi đây thực sự trở thành điểm đến cập nhật các thông tin về quản lý kinh tế, thị trường của các hộ sản xuất và các cơ sở kinh doanh trong các làng nghề. Bưu điện tỉnh Bắc Ninh cần nhanh chóng thực hiện đa dạng hố các hình thức thơng tin phục vụ cho hoạt động sản xuất kinh doanh của các làng nghề. Đài truyền hình nên xây dựng một chương trình dành riêng cho làng nghề phát định kỳ hàng tuần để thông qua đó những người làm nghề có thể học hỏi trao đổi kinh nghiệm cho nhau cũng như giải đáp những thắc mắc của mình.

- Đặc biệt cần xây dựng và quản lý các cụm cơng nghiệp làng nghề. Việc hình thành các cụm cơng nghiệp làng nghề thực chất là chuyển một phần diện tích đất nơng nghiệp của chính làng nghề sang đất chun dùng cho sản xuất công nghiệp – TTCN tạo điều kiện cho các hộ sản xuất trong các làng nghề di dời ra khu sản xuất tập trung, tách sản xuất khỏi khu dân sinh. Thực hiện chủ trương này địi hỏi phải có sự nghiên cứu, tìm hiều kỹ lưỡng đặc điểm riêng của từng làng, từng nghề. Với đặc tính của những làng nghề hiện đang hoạt động ở Bắc Ninh thì chỉ nên thực hiện quy hoạch cụm công nghiệp làng nghề với những khâu sản xuất đồng bộ, những công đoạn lắp ráp hoàn chỉnh sản phẩm, những sản phẩm mà việc sản xuất là nguyên nhân dẫn tới ô nhiễm môi trường làm ảnh hưởng đến sức khoẻ của người dân.

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEB phát triển bền vững làng nghề ở bắc ninh (Trang 110 - 112)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(125 trang)
w