Khôi phục làng nghề truyền thống đi đôi với phát triển làng nghề mớ

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEB phát triển bền vững làng nghề ở bắc ninh (Trang 100)

1.1 .Một số vấn đề lý luận chung về phát triển bền vững làng nghề

1.1.2 .Phát triển bền vững làng nghề

3.2. Phƣơng hƣớng phát triển bền vững làng nghề ở Bắc Ninh

3.2.2. Khôi phục làng nghề truyền thống đi đôi với phát triển làng nghề mớ

nghề mới gắn với thị trƣờng

Phát triển làng nghề ở Bắc Ninh phải xuất phát từ nhu cầu thị trường, sản phẩm của làng nghề phải có sức cạnh tranh với sản phẩm cùng loại được sản xuất trong nước và sản phẩm nhập khẩu của nước ngồi. Do đó vấn đề đặt ra là khôi phục làng nghề truyền thống phải đi đôi với phát triển làng nghề sao cho phù hợp với nhu cầu thị trường.

Hoạt động sản xuất kinh doanh trong nền kinh tế thị trường, các nhà sản xuất đã hiểu rằng để có thể tồn tại và phát triển họ cần phải tiến hành hoạt động sản xuất trên cơ sở nắm bắt kịp thời nhu cầu của thị trường, cần phải sản xuất những sản phẩm mà thị trường đang có nhu cầu, người tiêu dùng đang ưa thích. Sự phát triển của một số làng nghề ở Bắc Ninh những năm gần đây đã chứng minh điều đó. Các làng nghề như gỗ mỹ nghệ Đồng Kỵ, đúc đồng Đại Bái, giấy Dương Ổ, sắt thép Đa Hội có thể đứng vững được trên thị trường là bởi những người sản xuất trong các làng nghề này đã biết thay đổi sản phẩm của mình cho phù hợp với nhu cầu thị trường. Trong đó có những sản phẩm

đã và đang là thế mạnh xuất khẩu của tỉnh (gỗ mỹ nghệ), có những sản phẩm đang dần chiếm lĩnh trên thị trường xuất khẩu (đồ đồng, mây tre đan), một số sản phẩm cịn lại được người tiêu dùng trong nước ưa thích. Để tận dụng được thế mạnh của các làng nghề này, tỉnh Bắc Ninh chủ trương chỉ đạo cho các làng nghề có sản phẩm xuất khẩu tiến hành đa dạng hố sản phẩm theo hướng cao cấp mang đậm nét văn hoá dân tộc và tiến hành quảng bá sản phẩm thông qua con đường khách du lịch nước ngoài. Đây là những sản phẩm đem lại hiệu quả kinh tế - xã hội to lớn cho tỉnh nên cần phải nhân rộng ra các làng, xã lân cận theo kiểu “vết dầu loang” nhằm gia tăng năng lực sản xuất cho các làng nghề. Sự phát triển lan toả của các làng nghề phát triển đã làm cho số làng nghề và số lao động tham gia làm nghề ở Bắc Ninh gia tăng nhanh chóng góp phần giải quyết việc làm cho hàng chục nghìn lao động trong tỉnh.

Hiện nay, tỉnh có 26 làng nghề đang trong tình trạng hoạt động cầm chừng, chưa phát triển được, bao gồm những làng nghề sản xuất, chế biến các sản phẩm từ nơng nghiệp như chế biến từ gạo (mì, bún, bánh, nấu rượu...), ni trồng, chế biến tơ tằm, mộc dân dụng… Với những làng nghề này cần tìm hiểu rõ nguyên nhân dẫn đến sự trì trệ kém phát triển để nhanh chóng tìm ra giải pháp khắc phục. Đối với những làng nghề hiện sản phẩm cịn được thị trường chấp nhận thì tỉnh cần hỗ trợ vốn và có các chính sách ưu đãi để các làng nghề này đầu tư đổi mới công nghệ cải tiến sản phẩm. Tiếp cận thị trường, giành những vị trí thuận lợi là những đầu mối giao thơng quan trọng trong tỉnh để trưng bày, quảng bá, giới thiệu sản phẩm. Đối với những sản phẩm hiện khó tiêu thụ nhưng mang đậm nét văn hố dân tộc thì khai thác thị trường xuất khẩu là một hướng đi có thể giúp các làng nghề này thoát khỏi cuộc khủng hoảng. Muốn vậy, họ cần tìm tịi các bí quyết cơng nghệ đã bị thất truyền trong nhân dân để từ đó có thể tạo ra những sản phẩm độc đáo, có độ tinh sảo cao phù hợp với thị hiếu của khách nước ngồi.

Cịn lại 16 làng nghề làm ăn kém hiệu quả, có nguy cơ mai một, mất nghề do sản phẩm làm ra khơng cịn thích hợp với thị trường hoặc do chậm đổi mới công nghệ, cải tiến mẫu mã nên bị các sản phẩm công nghiệp cạnh tranh và chiếm mất thị trường. Những làng nghề này nên tìm cho mình một hướng đi mới. Nếu đổi mới công nghệ cải tiến sản phẩm mà có thể lấy lại thị trường thì sẽ đầu tư vốn để tiếp tục sản xuất. Ngược lại, các làng nghề này nên ghi chép lại các bí quyết cơng nghệ để sau này có điều kiện thì sẽ khơi phục cịn hiện tại nên chuyển sang sản phẩm khác có thể tiêu thụ được ngay nhằm giải quyết công ăn việc làm cho người lao động và cải thiện đời sống.

Khôi phục làng nghề truyền thống, phát triển làng nghề mới là phương hướng cơ bản khơng riêng gì của Bắc Ninh vì nó địi hỏi vốn đầu tư khơng nhiều nhưng đem lại hiệu quả kinh tế cao. Bên cạnh những làng nghề hiện có cần tiếp tục nhân rộng hơn nữa những làng nghề có khả năng phát triển và tạo những làng nghề mới. Phấn đấu từ 40-50% số xã hiện taị chưa có làng nghề (gồm 73 xã) ít nhất mỗi xã sẽ có 1 làng nghề, đưa số làng nghề trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh lên 91- 98 làng, đến năm 2015 khơng cịn xã “trắng nghề”[4].

3.2.3. Phát triển làng nghề gắn với đa dạng hố các hình thức tổ chức sản xuất kinh doanh

Đa dạng hố hình thức tổ chức sản xuất kinh doanh là biểu hiện cụ thể của nền kinh tế nhiều thành phần. Hiện nay bảo tồn các làng nghề truyền thống và phát triển các làng nghề mới cần dựa trên quan điểm đa dạng hố các hình thức tổ chức sản xuất kinh doanh. Có như vậy mới tận dụng được các nguồn lực tại chỗ như vốn, lao động dôi dư, thời gian lao động nông nhàn trong nông thôn, đồng thời phát huy được khả năng sáng tạo của các hộ sản xuất và các tổ chức kinh tế nhằm tạo ra nhiều sản phẩm có chất lượng cao đáp ứng nhu cầu thị trường.

Hiện nay, kinh tế hộ gia đình đóng vai trị chủ yếu trong sản xuất kinh doanh ở các làng nghề Bắc Ninh. Ưu điểm của loại hình kinh tế này là tận dụng thời gian nhàn rỗi, tận dung diện tích nhà ở làm mặt bằng sản xuất, lưu giữ sản phẩm. Hình thức này chỉ nên phát triển ở các làng nghề có quy mơ nhỏ, q trình sản xuất các sản phẩm khơng địi hỏi phân cơng lao động cao, sản phẩm mang tính đơn chiếc như, làm bún, bánh, đan lát. Nhưng với sự phát triển của khoa học cơng nghệ thì hình thức sản xuất hộ gia đình đang bộc lộ một số yếu điểm: khơng có vốn lớn, thiếu kỹ thuật, khơng có kinh nghiệm tổ chức quản lý, thiế kiến thức kinh doanh… Vì vậy, xu hướng vận động tất yếu là phải có sự liên kết với các hình thức tổ chức kinh doanh khác hoặc các hộ sản xuất liên kết với nhau, hoặc có thể cùng đóng góp vốn để hình thành các cơng ty TNHH, cơng ty cổ phần. Việc đa dạng hố các hình thức tổ chức sản xuất kinh doanh sẽ tạo ra sự liên kết hỗ trợ, bổ sung cho nhau, phá vỡ kiểu làm ăn manh mún ở các làng nghề. Tạo điều kiện để làng nghề đủ sức vươn đến các thị trường rộng lớn, phát huy tiềm năng của làng nghề.

3.2.4. Phát triển làng nghề gắn với tạo nhiều việc làm, thu nhập tănglên và ổn định cho ngƣời lao động, góp phần giải quyết các vấn đề xã hội lên và ổn định cho ngƣời lao động, góp phần giải quyết các vấn đề xã hội ở nông thôn

Phát triển làng nghề là giải pháp quan trọng để tạo công ăn việc làm tại chỗ cho lao động nông thôn với phương châm “ly nông bất ly hương”. Phát triển các làng nghề gắn liền với sản xuất nông nghiệp nhằm huy động được nội lực tại chỗ về vùng nguyên liệu, truyền thống kinh nghiệm sản xuất, khai thác tốt các lợi thế so sánh của từng địa phương. Làng nghề phát triển sẽ không chỉ giải quyết việc làm tại địa bàn nơng thơn đang có q nhiều người thất nghiệp mà cịn gìn giữ và phát triển văn hóa truyền thống, tạo ra bộ mặt đơ thị hóa mới cho nông thôn để nông dân ly nông nhưng không ly hương và làm giàu trên q hương mình. Nó làm giảm bớt căn bệnh “to đầu” vì làn sóng nơng

dân nhập cư về các thành phố lớn kéo theo hàng loạt hệ quả xã hội nặng nề. Đặc biệt làng nghề phát triển, việc làm được giải quyết, đời sống vật chất và tinh thần của người dân ngày càng tăng lên. Điều đó sẽ nâng cao nhận thức của người dân, các vấn đề xã hội sẽ được giải quyết.

3.2.5. Phát triển làng nghề gắn với phát triển du lịch, giữ gìn bản sắc văn hoá dân tộc ở làng nghề.

Một trong những mục tiêu phát triển du lich của Bắc Ninh là: Phát triển Du lịch phải gắn liền với việc giữ gìn phát huy truyền thống văn hố của địa phương, bảo tồn được môi trường nhân văn trong sạch, đồng thời khai thác tốt các di sản văn hố có giá trị, các di tích lịch sử, các cơng trình văn hố phục vụ phát triển Du lịch.

Bắc Ninh là một trong những tỉnh có lượng làng nghề tập trung nhiều nhất nhì cả nước. Nhiều làng nghề của Bắc Ninh như: gỗ Đồng Kỵ, gốm Phù Lãng, đúc đồng Đại Bái, tranh Đông Hồ, tơ tằm Vọng nguyệt... đã có từ lâu đời và nổi tiếng trong và ngoài nước. Các làng nghề chứa đựng các giá trị văn hoá sâu sắc của miền quê Kinh Bắc văn hiến và lâu đời, đồng thời nó lại nằm dọc các trục đường giao thơng và gắn liền với những di tích lịch sử văn hóa, lễ hội nên rất thuận lợi cho công tác quy hoạch, đầu tư, xây dựng những tour, tuyến du lịch phong phú, đa dạng và hấp dẫn. Do đó, phương hướng gắn phát triển du lịch với phát triển làng nghề là một hướng đi đúng đắn của Tỉnh nhằm khai thác được các lợi thế của mình.

Phát triển làng nghề truyền thống ở Bắc Ninh kết hợp với du lịch là điều kiện để các làng nghề phát triển bền vững, du lịch làng nghề sẽ khai thác lợi thế của các làng nghề như nét truyền thống văn hóa, lịch sử, nét tài hoa của những người thợ thủ công của làng tranh Đông Hồ, tranh tre Xuân Lai, mây tre đan, Đúc đồng Đại Bái... đồng thời sẽ quảng bá, giới thiệu, mở rộng thị trường. Trong thời gian tới, tỉnh cần có kế hoạch tập huấn cho các làng, xã có

các điểm du lịch làng nghề chỉnh trang cơng trình văn hóa, vệ sinh cảnh quan mơi trường làng nghề, đảm bảo an ninh, an tồn cho du khách, bố trí địa điểm đỗ xe, tổ chức tập huấn kiến thức du lịch cho các hộ gia đình tham gia cung cấp sản phẩm, đón tiếp khách du lịch, phối hợp với các doanh nghiệp lữ hành triển khai, đưa các tour du lịch làng nghề vào hoạt động.

3.2.6. Phát triển làng nghề gắn với bảo vệ môi trƣờng sinh thái

Sự phát triển của làng nghề ở Bắc Ninh mấy năm gần đây đã góp phần lớn vào việc nâng cao mức sống dân cư, thay đổi cơ cấu kinh tế theo hướng CNH, HĐH. Sản phẩm của các làng nghề đã góp phần đáng kể vào việc tạo nên tính đa dạng của thị trường. Tuy nhiên do tốc độ phát triển của các làng nghề nhanh hơn sự hồn thiện về cơ chế chính sách quản lý của Nhà nước và

ý thức của người dân đối với vấn đề môi trường, để tạo ra thật nhiều sản phẩm với giá rẻ, các cơ sở sản xuất ở Bắc Ninh vẫn sử dụng các loại công nghệ lạc hậu, nguồn nguyên liệu là các phể phẩm công nghiệp, phế phẩm sinh hoạt. Từ đó đã đẩy mơi trường ở các khu vực làng nghề tới tình trạng ơ nhiễm nặng nề về đất, khơng khí, nguồn nước, tiếng ồn, chất thải rắn gây ảnh hưởng rất lớn tới sức khoẻ cộng đồng. Do đó, song song với phát triển làng nghề, cần đặc biệt quan tâm đến vấn đề môi trường nhằm bảo đảm sự phát triển bền vững, như cần tập trung di dời các cơ sở công nghiệp – tiểu thủ cơng nghiệp gây ơ nhiễm (khơng khí, nước, tiếng ồn) nằm xen kẽ trong khu dân cư đến các khu sản xuất tập trung để xử lý vấn đề ơ nhiễm. Tích cực xây dựng hạ tầng cơ sở cho các cụm công nghiệp làng nghề, tạo sức hấp dẫn đối với những người làm nghề. Đối với những làng nghề có nhiều chất thải gây ô nhiễm nên xây dựng các cơ sở xử lý chất thải. Quản lý chặt chẽ thu phí thải đối với các cơ sở sản xuất trong các làng nghề, có biện pháp xử lý thích đáng với những ai khơng chấp hành chính sách của tỉnh, của Nhà nước.

Tóm lại, phát triển bền vững làng nghề ở Bắc Ninh là một chiến lược quan trọng trong sự phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh. Trong hiện tại và

tương lai, làng nghề là cầu nối giữa công nghiệp và nông nghiệp, giữa nông thôn và thành thị, giữa truyền thống và hiện đại, giữa tăng trưởng kinh tế với thực hiện tiến bộ xã hội và bảo vệ môi trường. Muốn thực hiện thành công mục tiêu trở thành một tỉnh công nghiệp theo hướng hiện đại cần phải chủ trọng đến sự phát triển bền vững làng nghề ở Bắc Ninh.

3.3. Những giải pháp cơ bản phát triển bền vững làng nghề Bắc Ninh3.3.1. Quy hoạch phát triển làng nghề 3.3.1. Quy hoạch phát triển làng nghề

Quy hoạch các làng nghề ở Bắc Ninh là vấn đề đầu tiên để các làng nghề ổn định, mở rộng quy mô, phát triển sản xuất. Quy hoạch phát triển làng nghề phải gắn với quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh. Trước hết cần rà sốt, đánh giá lại các làng nghề từ đó chọn ra các làng nghề cần phát triển. Tập trung xây dựng và thực hiện quy hoạch cho các ngành nghề cần ưu tiên. Giải quyết mặt bằng cho phù hợp với quy mô sản xuất nhưng đồng thời trong quy hoạch cũng cần quan tâm gắn với việc xây dựng các cụm công nghiệp làng nghề. Đặc biệt việc hình thành và phát triển các nghề mới, làng nghề mới. Tỉnh Bắc Ninh đã có những quy hoạch phát triển nghề và làng nghề với chủ trương là tách khu vực sản xuất ra khỏi khu dân cư để tập trung sản xuất, mở rộng quy mô sản xuất và xử lý ô nhiễm môi trường. Một số cụm công nghiệp làng nghề đã đi vào hoạt động như: Cụm công nghiệp làng nghề chuyên sản xuất sắt thép Châu Khê-Từ Sơn, cụm công nghiệp làng nghề gỗ mỹ nghệ Đồng Quang-Từ Sơn, cụm công nghiệp làng nghề chuyên sản xuất sắt thép Lỗ Xung, Mả Ơng –Từ Sơn, cụm cơng nghiệp làng nghề giấy Phong Khê-Thành phố Bắc Ninh.

Phát triển làng nghề theo hướng làng nghề sản xuất tập trung sẽ mang lại nhiều lợi ích:

- Tạo ra mặt bằng thuận lợi cho các hộ gia đình, từ đó có điều kiện đầu tư kỹ thuật công nghệ, phát triển mở rộng sản xuất, tạo việc làm trong khu

vực, đa dạng hố các hình thức sản xuất kinh doanh, nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của người dân ở nông thôn.

- Thông qua việc xây dựng các cụm công nghiệp làng nghề, hệ thống cơ sở vật chất như: điện, nước, đường giao thông sẽ được đầu tư đồng bộ nhằm hiện đại hố nơng nghiệp nơng thơn.

- Từ việc tập trung sản xuất các làng nghề vào các khu vực nhất định sẽ khiến cho việc xử lý các chất thải từ sản xuất được thuận lợi, áp dụng công nghệ xử lý tiên tiến và như vậy vấn đề ô nhiễm môi trường mới có thể được giải quyết triệt để.

3.3.2. Nâng cao chất lƣợng nguồn nhân lực

Dân số Bắc Ninh là dân số trẻ, trên 60% trong độ tuổi lao động, Bắc Ninh là một trong những tỉnh có nguồn nhân lực khá dồi dào. Nhưng chất lượng lao động chưa cao đang gây ảnh hưởng rất lớn tới sự phát triển làng nghề. Hiện trong các làng nghề số lao động lành nghề chiếm một tỷ lệ nhỏ. Số người được đào tạo bài bản qua trường lớp không nhiều. Người lao động trong các làng nghề chủ yếu học nghề theo kiểu truyền nghề và làm việc theo kinh nghiệm của bản thân là chính. Điều đó cản trở họ rất nhiều trong việc nhận thức, áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất. Để có thể tận dụng

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEB phát triển bền vững làng nghề ở bắc ninh (Trang 100)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(125 trang)
w