KINH NGHIỆM QUẢN LÝ CHI NGÂN SÁCH NHÀ NƢỚC Ở MỘT SỐ

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEB quản lý chi ngân sách nhà nước tại huyện tân sơn, tỉnh phú thọ (Trang 35 - 40)

SỐ THÀNH PHỐ, THỊ XÃ TRỰC THUỘC TỈNH VÀ BÀI HỌC RÚT RA CHO HUYỆN TÂN SƠN.

1.2.1. Kinh nghiệm quản lý chi ngân sách nhà nƣớc ở thành phố Ninh Bình, tỉnh Ninh Bình

Thành phố Ninh Bình là thành phố trực thuộc tỉnh Ninh Bình, trung tâm kinh tế - chính trị - văn hóa của tỉnh Ninh Bình

Cơng tác quản lý chi NSNN ở thành phố Ninh Bình trong những năm qua đã đạt được những thành tựu đáng ghi nhận.

Chi NSNN chủ yếu tập trung vào nhiệm vụ chi đầu tư phát triển và đáp ứng các khoản chi sự nghiệp trên các lĩnh vực. Các khoản chi luôn phù hợp với

yêu cầu phát triển của thành phố. Chi đầu tư phát triển bám sát yêu cầu phục vụ việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế của thành phố, chú trọng đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng kỹ thuật phục vụ cho việc phát triển ngành kinh tế mũi nhọn như du lịch. Trong thực hiện chi đầu tư phát triển còn tập trung thực hiện các chương trình KT-XH của thành phố: xóa đói giảm nghèo, kiên cố hóa kênh mương, giao thơng nơng thơn, điện chiếu sáng cơng cộng…Thành phố đã bố trí tương đối hợp lý các khoản chi thường xuyên, ưu tiên cho sự nghiệp giáo dục, đảm bảo chi cho sự nghiệp kinh tế, thực hiện các chính sách xã hội, chủ động bố trí nguồn để thực hiện cải cách tiền lương, bố trí kinh phí chi hành chính hợp lý và tiết kiệm, phù hợp với khả năng ngân sách.

Thành phố đã có những giải pháp đồng bộ để nâng cao hiệu quả quản lý chi đầu tư phát triển: nâng cao năng lực của các chủ đầu tư, nâng cao chất lượng công tác tư vấn, nâng cao chất lượng công tác thẩm định, tăng cường quản lý chất lượng các cơng trình…

Trong quản lý chi thường xuyên: ở tất cả các khâu như lập dự toán, chấp hành dự toán và quyết toán chi đều được thực hiện với nhiều chuyển biến tích cực. Khâu lập dự toán đã bám sát các định mức phân bổ ngân sách, định mức sử dụng ngân sách cũng như nhiệm vụ của từng đơn vị. Kinh phí chi thường xuyên được quản lý sử dụng tiết kiệm, đúng mục đích. Cơng tác kiếm sốt chi qua KBNN ngày càng chặt chẽ và hiệu quả. Trong quản lý chi NSNN đã thực hiện nghiêm túc cơ chế tự chủ tài chính và khốn kinh phí hành chính.

Tuy nhiên, cơng tác quản lý chi NSNN tại thành phố Ninh Bình vẫn cịn một số tồn tại cần khắc phục. Trong quản lý chi đầu tư phát triển: việc bố trí vốn đầu tư cịn dàn trải, phân tán; chất lượng công tác tư vấn chưa cao; tốc độ triển khai các dự án cịn chậm; cơng tác lập báo cáo quyết tốn vốn đầu tư cịn chưa kịp thời, chất lượng báo cáo chưa đảm bảo…Trong quản lý chi thường xuyên: công tác lập dự tốn cịn chậm về mặt thời gian và thường bị phụ thuộc, việc phân bổ dự toán ở một số đơn vị sử dụng ngân sách chưa được thực hiện tốt, vẫn cịn tình trạng lãng phí trong chi thường xuyên…

1.2.2. Kinh nghiệm quản lý chi ngân sách nhà nƣớc ở thị xã Cẩm Phả, tỉnh Quảng Ninh.

Thị xã Cẩm Phả là một thị xã trực thuộc tỉnh Quảng Ninh, một thị xã nổi tiếng với sản phẩm than của cả nước.

Thực tế cho thấy, chi cân đối ngân sách của thị xã qua các năm đều không ngừng tăng lên. Tuy nhiên, đối với chi đầu tư XDCB, nguồn vốn để cân đối chi đầu tư chủ yếu từ nguồn thu tiền sử dụng đất nên chi đầu tư chưa đạt được kết quả cao so với yêu cầu của nhiệm vụ phát triển KT-XH trên địa bàn. Chi thường xuyên hàng năm đều tăng những cũng chưa thể đáp ứng được nhu cầu các nhiệm vụ thường xuyên của thị xã.

Công tác quản lý chi NSNN ở thị xã Cẩm Phả trong những năm qua cơ bản được tổ chức đúng quy định, quản lý sử dụng ngân sách ngày càng chặt chẽ, hợp lý và hiệu quả.

Trong quản lý chi đầu tư XDCB: đã bố trí cơ cấu đầu tư hợp lý, ưu tiên xây dựng cơ sở hạ tầng phục vụ cho ngành kinh tế mũi nhọn du lịch và định hướng xây dựng cơ sở vật chất cho đô thị loại III. Năng lực quản lý của chủ đầu tư được nâng cao: Ban quản lý cơng trình thị xã đã được kiện tồn theo hướng tinh gọn và chất lượng, đáp ứng nhu cầu quản lý trong điều kiện mới. Trong công tác tư vấn: thị xã đã lựa chọn được các đơn vị tư vấn có uy tín, chất lượng trong tất cả các khâu như lập dự án, thẩm định dự án và giám sát thi công.

Trong quản lý chi thường xuyên: về cơ bản đã điều hành được nguồn chi, đã đáp ứng nhu cầu chi thường xuyên ngày càng tăng cao, đáp ứng nhu cầu phát triển KT-XH trên địa bàn. Kinh phí chi thường xuyên được quản lý, kiểm soát chặt chẽ, tiết kiệm, đúng mục đích. Các đơn vị sử dụng ngân sách với việc được giao quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm về thực hiện nhiệm vụ, quản lý biên chế và kinh phí đã chủ động hơn trong điều hành ngân sách; nâng cao hiệu quả sử dụng kinh phí; các đơn vị đã xây dựng được quy chế chi tiêu nội bộ, đưa ra được các phương án tiết kiệm chi thường xuyên để nâng cao thu nhập cho cán bộ và đầu tư mua sắm các trang thiết bị cần thiết.

Bên cạnh những kết quả đạt được như trên, công tác quản lý chi NSNN ở thị xã Cẩm Phả vẫn còn một số điểm hạn chế.

năm chưa thực sự khoa học và chặt chẽ, việc bố trí cịn dàn trải, chưa xác định được trọng tâm, trọng điểm; việc đầu tư vào những cơng trình chưa thực sự cần thiết, nguồn vốn khơng đáp ứng được đã dẫn đến tình trạng nợ đầu tư XDCB khá lớn; vẫn tồn tại một số hạn chế trong khâu tư vấn làm ảnh hưởng đến chất lượng các cơng trình; nhiều cơng trình bàn giao đưa vào sử dụng đã lâu nhưng chậm quyết toán.

Trong quản lý chi thường xuyên: trình độ lập dự tốn của các đơn vị cịn hạn chế, chủ yếu dựa vào số liệu năm trước và số áp đặt chỉ tiêu của cấp trên; phương án phân bổ ngân sách cịn cứng nhắc; việc chấp hành dự tốn chi thường xuyên vẫn còn một số sự nghiệp chi chưa hiệu quả như sự nghiệp chuyển giao kỹ thuật, sự nghiệp môi trường - cơng cộng; vẫn cịn tồn tại tình trạng lãng phí trong chi thường xun và chủ yếu ở lĩnh vực hành chính; cơng tác kiểm sốt chi của KBNN đơi khi cịn cứng nhắc, gây khó khăn cho các đơn vị trong quan hệ giao dịch…

1.2.3. Bài học rút ra cho huyện Tân Sơn trong quản lý chi ngân sách nhà nƣớc

Quản lý chi NSNN cấp huyện, thị xã, thành phố trực thuộc tỉnh đều tập trung chủ yếu vào hai nội dung: quản lý chi đầu tư phát triển (trong đó tập trung vào chi đầu tư XDCB) và quản lý chi thường xuyên.

Mặc dù phụ thuộc về nguồn ngân sách được phân bổ từ cấp tỉnh nhưng các địa phương đều có những biện pháp để nâng cao hiệu quả của công tác quản lý chi NSNN.

Trong quản lý chi đầu tư XDCB: chú trọng thực hiện nghiêm túc theo các quy định của Nhà nước về đầu tư XDCB trong tất cả các khâu; coi trọng việc bố trí cơ cấu đầu tư hợp lý trong đó có xác định lĩnh vực được ưu tiên phù hợp với mục tiêu phát triển KT-XH của huyện. Công tác quản lý của chủ đầu tư, công tác tư vấn giám sát ngày càng được quan tâm, chú ý để không ngừng nâng cao chất lượng.

Trong quản lý chi thường xuyên: luôn bám sát theo đúng quy định của Luật Ngân sách nhà nước trong thực hiện quy trình quản lý; việc thực hiện cơng khai tài chính các cấp ln được coi trọng để tăng cường sự giám sát của cán bộ,

công chức và nhân dân trong quản lý sử dụng ngân sách ở các địa phương, đơn vị; đồng thời đẩy mạnh việc thực hiện giao quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm cho các đơn vị nhằm nâng cao hiệu quả của các khoản chi NS, nâng cao ý thức tiết kiệm để tăng thu nhập cho chính bản thân của các cán bộ, cơng chức.

Tuy nhiên, cần chú ý khắc phục một số tồn tại sau trong công tác quản lý chi NSNN trên địa bàn huyện, thị xã, thành phố trực thuộc tỉnh:

Thứ nhất, đối với quản lý chi đầu tư phát triển: cần nâng cao hơn nữa chất

lượng công tác lập kế hoạch vốn đầu tư hàng năm, tránh tình trạng dàn trải, nên đầu tư có trọng tâm, trọng điểm; chú trọng chất lượng của công tác quản lý và tư vấn để nâng cao chất lượng các cơng trình; đẩy nhanh tốc độ triển khai các dự án và nâng cao chất lượng báo cáo quyết toán.

Thứ hai, đối với quản lý chi thường xuyên: cần có các biện pháp để nâng

cao chất lượng của cơng tác lập dự tốn; khắc phục tình trạng lãng phí trong chi thường xun; nâng cao cơng tác kiểm sốt chi của KBNN, tránh gây khó khăn trong giao dịch cho các đơn vị sử dụng ngân sách.

CHƢƠNG II:

THỰC TRẠNG QUẢN LÝ CHI NGÂN SÁCH NHÀ NƢỚC HUYỆN TÂN SƠN, TỈNH PHÚ THỌ

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEB quản lý chi ngân sách nhà nước tại huyện tân sơn, tỉnh phú thọ (Trang 35 - 40)

w