Chủ thể của Hợp đồng nhƣợng quyền thƣơng mại có yếu tố nƣớc ngoà

Một phần của tài liệu Tài liệu Pháp luật về hợp đồng nhượng quyền thương mại có yếu tố nước ngoài (Trang 42 - 48)

nƣớc ngồi

Có thể thấy trong quan hệ nhượng quyền thương mại tồn tại hai chủ thể quan trọng, đó là bên nhượng quyền và bên nhận quyền. Về cơ bản, hợp đồng nhượng quyền thương mại có yếu tố nước ngồi là sự tổng hịa những thoả thuận của các bên về nội dung nhượng quyền. Xem xét về hợp đồng nhượng quyền thương mại có yếu tố nước ngồi trước hết cần xác định chủ thể của nó cần thỏa mãn những điều kiện gì. Điều này khơng hề đơn giản, bởi lẽ nó phụ thuộc vào từng hệ thống pháp luật của mỗi quốc gia. Mặt khác, là một loại hình hợp đồng đặc biệt nên khơng phải bất kỳ chủ thể nào cũng có thể tham gia ký kết hợp đồng này. Để có cái nhìn rõ hơn về chủ thể của loại hình hợp đồng này, luận văn sẽ đưa ra một vài tiêu chí đặc trưng để phân tích làm rõ, trên cơ sở đấy có sự tương quan so sánh giữa pháp luật trong nước và pháp luật một số quốc gia trên thế giới.

Thứ nhất, về hình thức pháp lý tồn tại của các chủ thể tham gia giao kết hợp đồng. Pháp luật của hầu hết các quốc gia đều yêu cầu tư cách thương nhân đối với các bên trong Hợp đồng nhượng quyền thương mại có yếu tố nước ngoài; Luật nhượng quyền thương mại của Việt Nam cũng khơng năm ngồi ngoại lệ đó; khoản 1 và 2 Điều 3 Nghị định 35/2006/NĐ-CP ngày 31/03/2006 của Chính phủ quy định chi tiết Luật Thương mại Việt Nam 2005 quy định:

“1. “Bên nhượng quyền” là thương nhân cấp quyền thương mại, bao gồm cả Bên nhượng quyền thứ cấp trong mối quan hệ với Bên nhận quyền thứ cấp.

2. “Bên nhận quyền” là thương nhân được nhận quyền thương mại, bao gồm cả Bên nhận quyền thứ cấp trong mối quan hệ với Bên nhượng quyền thứ cấp.”

Như vậy, các bên tham gia trong quan hệ hợp đồng nhượng quyền thương mại có yếu tố nước ngồi theo quy định của pháp luật Việt Nam bắt buộc phải là thương nhân, ở đây có thể hiểu bao gồm: doanh nghiệp hay pháp nhân kinh doanh, cá nhân kinh doanh và hộ kinh doanh cá thể.

Pháp luật nhượng quyền thương mại của Trung Quốc và Singgapor cũng có quy định bắt buộc về hình thức tồn tại của các bên trong hợp đồng nhượng quyền thương mại có yếu tố nước ngồi phải là doanh nghiệp. Cụ thể: Điều 7, Các biện pháp điều chỉnh hoạt động nhượng quyền thương mại Trung Quốc (2005) quy định:

“Bên nhượng quyền phải có các tiêu chuẩn sau:

1. Là doanh nghiệp hoặc tổ chức kinh tế khác được tổ chức hợp lệ theo quy định pháp luật và các quy định...”

Khoản 1, Điều 8, Các biện pháp điều chỉnh hoạt động nhượng quyền thương mại của Trung Quốc (2005) quy định:

“Bên nhận quyền phải có các tiêu chuẩn:

1. Là doanh nghiệp hoặc tổ chức kinh tế khác được tổ chức hợp lệ theo quy định của pháp luật và các quy tắc;..”

Như vậy, so với pháp luật nhượng quyền của Việt Nam, pháp luật nhượng quyền Trung Quốc có cái nhìn tương đối khắt khe đối với các chủ thể trong quan hệ nhượng quyền thương mại, đặc biệt khi pháp luật yêu cầu Bên nhận quyền phải là doanh nghiệp. Trong cách tiếp cận coi doanh nghiệp là một loại thương nhân có quy mơ tương đối lớn của pháp luật nhượng quyền Trung Quốc so với các thương nhân khác như cá nhân kinh doanh, hộ kinh doanh cá thể thì việc quy định các Bên nhận quyền phải là doanh nghiệp rõ

ràng giúp cho Bên nhượng quyền có thể thành cơng hơn trong hoạt động thương mại đầy mới mẻ và phức tạp này. Tuy nhiên, trong điều kiện Việt Nam hiện nay, khi hoạt động kinh doanh nhượng quyền cịn khá mới mẻ thì việc khơng áp đặt thương nhân nhận quyền phải là doanh nghiệp là hồn tồn phù hợp; khích lệ các chủ thể kinh doanh theo phương thức nhượng quyền; mặt khác tạo cơ hội cho các thương nhân có quy mơ nhỏ trong nước có cơ sở để gia nhập hệ thống nhượng quyền từ các thương hiệu lớn trên thế giới. Pháp luật về nhượng quyền thương mại Singapore cũng quy định, Bên nhượng quyền có thể lựa chọn để hoạt động kinh doanh của mình là chủ sở hữu duy nhất, quan hệ đối tác, hợp tác trách nhiệm hữu hạn hoặc công ty.

Khi xem xét về hợp đồng nhượng quyền thương mại có yếu tố nước ngoài, pháp luật thương mại Australia cũng đã nhấn mạnh về đặc trưng chủ thể của bên nhận quyền, đó là bên hành động dưới tên thương mại riêng và trực tiếp chịu rủi ro với hoạt động kinh doanh do bên này tiến hành. Như vậy, bên nhận quyền là bên được xác định dưới một tư cách chủ thể pháp lý hoàn toàn độc lập với bên nhượng quyền, chịu mọi rủi ro trong hoạt động kinh doanh của chính mình, khơng phụ thuộc vào bên nhượng quyền. Một khi điều kiện này được đáp ứng, sự lạm dụng hợp đồng hợp đồng nhượng quyền thương mại có yếu tố nước ngồi vào các mục đích khác của doanh nghiệp như thuê mướn lao động mà không phải ký hợp đồng lao động và trả tiền bảo hiểm sẽ được ngăn chặn một cách hiệu quả nhất.

Yêu cầu bắt buộc Bên nhượng quyền và Bên nhận quyền phải là thương nhân mới được tham gia vào quan hệ nhượng quyền được hầu hết pháp luật các quốc gia ghi nhận. Điều này hoàn toàn hợp lý, xuất phát từ đặc thù của loại hình kinh doanh này dựa trên uy tín, thương hiệu và hàm chứa nhiều rủi ro cho toàn bộ hệ thống.

định sẽ nhượng quyền là một khoảng thời gian luật định. Khoảng thời gian này dài hay ngắn phụ thuộc vào cách nhìn nhận của pháp luật từng nước về sự phức tạp và tính chứa đựng rủi ro của hoạt động nhượng quyền thương mại. Thông thường, thời gian tối thiểu mà pháp luật thương mại các nước quy định đối với hoạt động của bên nhượng quyền trước khi thực hiện nhượng quyền là một năm như pháp luật Việt Nam, Trung Quốc.

Khoản 1, Điều 5, Nghị định 35/2006/NĐ-CP ngày 31/03/2006 của Chính phủ quy định chi tiết Luật Thương mại về hoạt động nhượng quyền thương mại quy định:

“Thương nhân được phép cấp quyền thương mại khi đáp ứng đủ các điều kiện sau đây:

1. Hệ thống kinh doanh dự định dùng để nhượng quyền đã được hoạt động ít nhất 01 năm.

Trường hợp thương nhân Việt Nam là Bên nhận quyền sơ cấp từ Bên nhượng quyền nước ngoài, thương nhân Việt Nam đó phải kinh doanh theo phương thức nhượng quyền thương mại ít nhất 01 năm ở Việt Nam trước khi tiến hành cấp lại quyền thương mại...”

Khoản 4, Điều 7, Các biện pháp điều chỉnh hoạt động nhượng quyền thương mại Trung Quốc (2005) quy định:

“Bên nhượng quyền phải có các tiêu chuẩn sau:

4. Có ít nhất hai đơn vị thuộc sở hữu công ty (hoặc các đơn vị thuộc sở hữu của cơng ty con của nó) ở Trung Quốc trong hơn một năm...”

Ngoại lệ, cũng có những quốc gia quy định một khoảng thời gian dài hơn là ba năm hoặc năm năm. Có thể nói, việc quy định khoảng thời gian “thử thách” đối với bên nhượng quyền là bao lâu không ảnh hưởng nhiều đến mức độ thành công hay rủi ro trong hoạt động kinh doanh bằng phương thức nhượng quyền của bên nhận quyền sau khi hợp đồng nhượng quyền thương

mại có yếu tố nước ngồi đã được ký kết. Các quy định trên chỉ mang tính chất dẫn đường, củng cố thêm niềm tin và hỗ trợ cho sự lựa chọn thông minh và an toàn của bên nhận quyền. Khoảng thời gian một năm theo quy định của pháp luật Việt Nam là tương đối ngắn; trong khoảng thời gian này, tên thương mại và các công nghệ đặc trưng của Bên nhượng quyền khơng phải lúc nào cũng được hình thành một cách trọn vẹn. Tuy nhiên, với tư cách là một lĩnh vực hoạt động thương mại mới mẻ, nhượng quyền thương mại phải được tạo mọi điều kiện để phát triển một cách tương đối tự do và nhanh chóng. Vì vậy, quy định khoảng thời gian ngắn để nhận biết giá trị “quyền thương mại” của bên nhượng quyền cũng là một trong những cách thức tiếp cận có ý nghĩa của pháp luật thương mại Việt Nam.

Xuất phát từ bản chất của quan hệ nhượng quyền thương mại, hợp đồng nhượng quyền thương mại có yếu tố nước ngồi là một dạng hợp đồng đặc biệt trong lĩnh vực thương mại do tính chất phức tạp của nó như đã phân tích ở trên, việc nghiên cứu, đánh giá một cách tồn diện các khía cạnh của hợp đồng nhượng quyền thương mại có yếu tố nước ngoài, nhất là chủ thể của loại hợp đồng này để từ đó chỉ ra những phương hướng, biện pháp cụ thể nhằm hoàn thiện pháp luật về hợp đồng nhượng quyền thương mại có yếu tố nước ngồi là một trong những cơng việc cần thiết trong bối cảnh phát triển kinh tế hiện nay của Việt Nam. Điều này sẽ giúp cho pháp luật thương mại của Việt Nam trở nên gần gũi và tương thích hơn với pháp luật của các nước trên thế giới, giúp cho quá trình hội nhập của nền kinh tế Việt Nam với nền kinh tế thế giới có thể tiến những bước nhanh, chắc chắn và hiệu quả hơn.

Thứ ba, yêu cầu về lĩnh vực kinh doanh của bên có ý định nhận quyền phải phù hợp với lĩnh vực hoạt động của bên nhượng quyền.

Khoản 2 Điều 8, Các biện pháp điều chỉnh hoạt động nhượng quyền thương mại của Trung Quốc (2005) quy định:

“Bên nhận quyền phải có các tiêu chuẩn:

2. Có vốn, địa điểm cố định, nhân sự và những tiêu chuẩn khác tương ứng với các nhu cầu của hoạt động nhượng quyền thương mại sẽ gia nhập.”

Pháp luật về nhượng quyền thương mại của Trung Quốc khơng có điều kiện riêng biệt nào bặt buộc bên nhận quyền phải đáp ứng khi tham gia quan hệ nhượng quyền. Mà chỉ quy định một cách chung chung về tiêu chuẩn phải có như vốn, địa điểm kinh doanh cố định và nhân sự. Quy định cởi mở này phải chăng là sự kích cầu của Chính phủ Trung Quốc nhằm mở rộng đường cho các thương nhân nội địa Trung Quốc có cơ hội nhanh chóng nắm bắt xu thế của loại hình kinh doanh này.

Khác với Trung Quốc, pháp luật nhượng quyền Việt Nam quy định:

“Thương nhân được phép nhận quyền thương mại khi có đăng ký kinh doanh ngành nghề phù hợp với đối tượng của quyền thương mại....” (Điều 6 Nghị

định 35/2006/NĐ-CP). Điều này có phần phù hợp với điều kiện của Việt Nam, bởi trên thực tế, hầu hết các “quyền thương mại” được nhượng quyền tại Việt Nam chủ yếu được thiết lập dưới hình thức nhà hàng, quán ăn nhanh với quy mô tương đối nhỏ hẹp, nằm trong khả năng có thể điều khiển được của hộ kinh doanh cá thể, thậm chí là cá nhân kinh doanh.

Quy định pháp luật nhượng quyền của các nước đa phần đều yêu cầu bên nhận quyền phải là bên có đủ khả năng tiến hành các hoạt động kinh doanh sau khi nhận quyền kinh doanh của bên nhượng quyền. Cụ thể, bên nhận quyền thường phải đáp ứng các yêu cầu về ngành nghề kinh doanh, giấy phép kinh doanh, thậm chí là chứng chỉ hành nghề khi tham gia vào quan hệ nhượng quyền thương mại nhất định. Xét cho đến cùng, mức độ rủi ro của bên nhượng quyền khi tham gia ký kết hợp đồng nhượng quyền thương mại là khá cao. Bên nhượng quyền sẽ có khả năng phải đối mặt với nguy cơ mất cơng nghệ, bí quyết kinh doanh. Mặt khác, bên nhượng quyền cịn có khả

năng phải hứng chịu những tổn thất do sự đổ vỡ hệ thống nhượng quyền mà nguyên nhân chỉ xuất phát từ sự thất bại của một bên nhận quyền duy nhất. Chính vì vậy, việc quy định những điều kiện nhất định đối với bên nhận quyền cũng chính là một trong những biện pháp hạn chế rủi ro cho bên nhượng quyền.

Một phần của tài liệu Tài liệu Pháp luật về hợp đồng nhượng quyền thương mại có yếu tố nước ngoài (Trang 42 - 48)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(124 trang)