Giải quyết xung đột pháp luật về Hợp đồng nhượng quyền thương mại có yếu tố nước ngồi theo pháp luật Việt Nam

Một phần của tài liệu Tài liệu Pháp luật về hợp đồng nhượng quyền thương mại có yếu tố nước ngoài (Trang 86 - 92)

thương mại có yếu tố nước ngồi theo pháp luật Việt Nam

Luật pháp các nước khác nhau có các quy định khác nhau về tính hợp pháp của hợp đồng. Do vậy, một vấn đề được đặt ra là khi có xung đột pháp luật thì hệ thống pháp luật liên quan nào được áp dụng để xác định tính hợp pháp của hợp đồng ? Nhìn chung, luật pháp của hầu hết các nước xem xét tính hợp pháp của một hợp đồng trong tư pháp quốc tế trên ba cơ sở pháp lý đó là: Hình thức của hợp đồng, nội dung của hợp đồng và các điều kiện có hiệu lực của hợp đồng.

Pháp luật chun ngành khơng có bất kỳ quy định cụ thể nào giải quyết xung đột pháp luật về hợp đồng dân sự có yếu tố nước ngồi. Đặt trong bối cảnh hợp đồng nhượng quyền thương mại có yếu tố nước ngoài là một loại hợp đồng thương mại, Bộ luật dân sự Việt Nam năm 2005 chính thức được xây dựng với vai trò là một “đạo luật mẹ” bao trùm cả về thương mại, lao động, hơn nhân gia đình thì hồn tồn có thể vận dụng Phần thứ bảy của Bộ luật dân sự Việt Nam năm 2005 quy định về quan hệ dân sự có yếu tố nước ngồi để giải quyết xung đột pháp luật trong hợp đồng nhượng quyền thương mại có yếu tố nước ngồi.

2.4.2.1. Giải quyết xung đột pháp luật về hình thức của hợp đồng nhượng quyền thương mại có yếu tố nước ngoài

Điều 770 Bộ luật Dân sự 2005 quy định: “Hình thức của Hợp đồng phải

tuân theo pháp luật của nước nơi giao kết hợp đồng”. Quy định này là phù hợp

quyền thương mại có yếu tố nước ngồi tiến hành một cách thuận tiện các thủ tục về hình thức tại nơi ký kết hợp đồng mà pháp luật nơi ký kết hợp đồng yêu cầu. Bên cạnh đó, quy định này cũng nhằm bảo vệ quyền lợi của các chủ thể trong hợp đồng; bảo vệ quyền lợi của quốc gia nơi giao kết hợp đồng. Trong trường hợp hợp đồng nhượng quyền thương mại có yếu tố nước ngồi được giao kết ở nước ngồi mà vi phạm quy định về hình thức hợp đồng theo pháp luật của nước đó, nhưng khơng trái với quy định về hình thức hợp đồng theo pháp luật Cộng hịa xã hội chủ nghĩa Việt Nam thì hình thức hợp đồng được giao kết ở nước ngồi đó vẫn được cơng nhận tại Việt Nam.

Tuy nhiên, ngoại lệ của nguyên tắc xác định pháp luật điều chỉnh hình thức của hợp đồng nhượng quyền thương mại có yếu tố nước ngồi là hình thức hợp đồng nhượng quyền thương mại có yếu tố nước ngồi liên quan đến việc xây dựng hoặc chuyển giao quyền sở hữu cơng trình, nhà cửa và các bất động sản khác trên lãnh thổ Việt Nam phải tuân theo pháp luật Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Những trường hợp hợp đồng được giao kết gián tiếp (mạng, thư điện tử...) thì hình thức của hợp đồng được xác định theo Điều 771 Bộ luật Dân sự 2005 là tuân theo pháp luật của nước nơi cư trú của cá nhân hay nơi có trụ sở chính của pháp nhân là bên đề nghị giao kết hợp đồng.

2.4.2.2. Giải quyết xung đột pháp luật về nội dung của hợp đồng nhượng quyền thương mại có yếu tố nước ngồi

Điều 769 Bộ luật Dân sự 2005 quy định: “Quyền, nghĩa vụ của các bên

theo hợp đồng dân sự được xác định theo pháp luật của nước nơi thực hiện hợp đồng nếu khơng có thỏa thuận khác”. Như vậy, Bộ luật Dân sự Việt Nam

2005 đã cho phép các bên lựa chọn pháp luật áp dụng cho hợp đồng nhượng quyền thương mại có yếu tố nước ngồi và các bên có quyền lựa chọn luật vào bất kỳ thời điểm nào giao kết hợp đồng hay sau đó như trong quá trình tranh tụng tại tòa án chẳng hạn….Thường các bên chọn pháp luật của một

nước liên quan đến hợp đồng, nhất là pháp luật của nước mà một bên trong hợp đồng có quốc tịch. Tuy nhiên, các bên cịn có quyền lựa chọn luậtcủa một nước khơng có quan hệ nào với hợp đồng. Các bên cịn có quyền lựa chọn hai hay nhiều pháp luật để điều chỉnh hợp đồng. Ngoài ra, các bên có quyền lựa chọn những quy tắc khơng phải là pháp luật một nước hay tập quán quốc tế để điều chỉnh hợp đồng nhượng quyền thương mại có yếu tố nước ngồi. Do pháp luật Việt Nam khơng quy định nên có thể hiểu là luật khơng cấm các bên được lựa chọn. Ví dụ: Các bên có quyền chọn ngun tắc hợp đồng thương mại quốc tế hay những nguyên tắc Châu Âu về hợp đồng. Sở dĩ chúng ta nên cho phép các bên lựa chọn những nguyên tắc trên là vì: (i) Hợp đồng là sự thỏa thuận giữa các bên do đó phải để phải để họ tự định đoạt quan hệ của họ bẳng hệ thống pháp luật mà họ cho là hợp lý; (ii) Pháp luật thực chất của một nước là pháp luật được thiết lập cho những quan hệ trong nước nên thường xuyên không phù hợp với quan hệ quốc tế; (iii) Thông thường, Bên thương nhân nước ngồi khơng thích chọn luật Việt Nam còn Bên thương nhân Việt Nam khơng hài lịng khi bị ép buộc chọn luật nước ngoài.

Tuy nhiên nguyên tắc giải quyết xung đột này cũng có một số ngoại lệ hạn chế quyền tự do lựa chọn luật áp dụng của bên trong hợp đồng nhượng quyền thương mại có yếu tố nước ngồi. Cụ thể: (i) Khoản 1 Điều 769 Bộ luật Dân sự 2005 quy định: “Hợp đồng được giao kết tại Việt Nam, thực hiện hoàn toàn tại Việt Nam thì phải tuân theo pháp luật Việt Nam”. Như vậy, các

bên không được chọn pháp luật nước ngoài nếu hợp đồng nhượng quyền thương mại có yếu tố nước ngồi được ký và thực hiện hoàn toàn ở Việt Nam. Nếu các bên ký ở Việt Nam nhưng khơng thực hiện hồn tồn ở Việt Nam thì có quyền chọn pháp luật nước ngồi; (ii) Hợp đồng nhượng quyền thương mại có yếu tố nước ngoài liên quan đến bất động sản (quy định tại Khoản 2 Điều 769 Bộ luật Dân sự 2005) thì phải thì phải tuân theo pháp luật Việt Nam.

Khi các bên khơng có thỏa thuận chọn pháp luật áp dụng, Khoản 1 Điều 769 Bộ luật Dân sự 2005 quy định: “Trong trường hợp hợp đồng khơng

ghi nơi thực hiện thì việc xác định nơi thực hiện hợp đồng theo pháp luật nước Cơng hịa xã hội chủ nghĩa Việt Nam”. Có nghĩa là khi các bên có quy

định nơi thực hiện hợp đồng nhượng quyền thương mại có yếu tố nước ngồi thì pháp luật áp dụng là pháp luật của nước nơi hợp đồng được thực hiện theo thỏa thuận của các bên. Cịn trường hợp khơng có thỏa thuận thì phải xác định nơi thực hiện theo pháp luật Việt Nam. Thiết nghĩ nên quy định nơi thực hiện hợp đồng là nơi thực hiện nghĩa vụ đặc thù của hợp đồng nhượng quyền thương mại có yếu tố nước ngồi.

2.4.3.3. Giải quyết xung đột pháp luật về điều kiện có hiệu lực của Hợp đồng nhượng quyền thương mại có yếu tố nước ngồi

Khi xem xét điều kiện có hiệu lực của hợp đồng nhượng quyền thương mại có yếu tố nước ngồi, cần phải xét ở hai nội dung: Khi nào thì một hợp đồng nhượng quyền thương mại có yếu tố nước ngồi phát sinh hiệu lực và chủ thể của hợp đồng với điều kiện như thế nào thì đủ năng lực ký kết một hợp đồng nhượng quyền thương mại có yếu tố nước ngồi. Pháp luật của các nước khác nhau có các quy định khơng giống nhau khi điều chỉnh hai vấn đề này. Tuy nhiên, luật pháp các nước thường đưa ra các nguyên tắc nhằm xác định luật điều chỉnh việc xác định các điều kiện có hiệu lực của hợp đồng.

a. Thời điểm phát sinh hiệu lực của hợp đồng nhượng quyền thương mại có yếu tố nước ngồi.

Theo pháp luật Việt Nam, điều kiện có hiệu lực của hợp đồng dân sự có yếu nước ngồi nói chung và hợp đồng nhượng quyền thương mại có yếu tố nước ngồi nói riêng được xác định theo pháp luật của nơi ký kết hợp đồng hay luật nơi thực hiện hợp đồng. Nếu hợp đồng liên quan đến bất động sản thì điều kiện có hiệu lực hợp đồng sẽ áp dụng luật nơi có tài sản. Bộ luật Dân sự

2005 quy định hợp đồng có hiệu lực kể từ thời điểm giao kết, trừ trường hợp các bên có thỏa thuận khác hay pháp luật có quy định khác. Thời điểm giao kết hợp đồng miệng là thời điểm các bên thỏa thuận về nội dung chủ yếu của hợp đồng. Thời điểm giao kết hợp đồng bằng văn bản là thời điểm các bên ký vào văn bản. Nếu hợp đồng cần có cơng chứng, chứng thực thì hợp đồng có hiệu lực kể từ thời điểm hợp đồng có chứng nhận, chứng thực.

b. Về năng lực pháp luật và năng lực hành vi của các bên chủ thể trong hợp đồng nhượng quyền thương mại có yếu tố nước ngồi.

Theo pháp luật Việt Nam, việc xác định năng lực pháp luật dân sự của pháp nhân, Điều 765 Bộ luật Dân sự 2005 quy định: “Năng lực pháp luật dân

sự của pháp nhân nước ngoài được xác định theo pháp luật của nước nơi pháp nhân đó được thành lập”. Tuy nhiên, trường hợp pháp nhân nước ngoài

thực hiện ký kết và thực hiện hợp đồng nhượng quyền thương mại có yếu tố nước ngồi tại Việt Nam thì năng lực hành vi dân sự của pháp nhân đó được xác định theo pháp luật Việt Nam. Năng lực pháp luật dân sự của người nước ngoài, Điều 761 Bộ luật Dân sự 2005 quy định: “Người nước ngồi có năng

lực pháp luật dân sự tại Việt Nam như công dân Việt Nam”. Và năng lực

hành vi dân sự của người nước ngoài, Điều 762 Bộ luật Dân sự 2005 quy định: “Năng lực hành vi dân sự của cá nhân là người nước ngoài được xác định theo pháp luật của nước mà người đó là cơng dân”. Tuy nhiên, trường

hợp người nước ngoài xác lập, thực hiện giao dịch dân sự tại Việt Nam thì năng lực hành vi dân sự của họ được xác định theo pháp luật Việt Nam.

Đối với trường hợp một người có hai quốc tịch, theo Khoản 1 Điều 760 Bộ luật Dân sự 2005 quy định: “Trong trường hợp Bộ Luật này hoặc các văn bản khác của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam dẫn chiếu đến việc áp dụng pháp luật của nước mà người nước ngồi là cơng dân thì pháp luật áp dụng đối với người nước ngồi có hai hay nhiều quốc tịch

nước ngoài là pháp luật của nước mà người đó có quốc tịch và cư trú vào thời điểm phát sinh quan hệ dân sự; nếu người đó khơng cư trú tại một trong các nước mà người đó có quốc tịch thì áp dụng pháp luật của nước mà người đó có quốc tịch và có quan hệ gắn bó nhất về quyền và nghĩa vụ

cơng dân”. Như vậy, ở đây chỉ đề cập đến “người nước ngồi có từ hai

quốc tịch nước ngồi trở lên” chứ trường hợp người có quốc tịch Việt Nam

và quốc tịch nước ngồi chưa có quy định xử lý. Như vậy theo pháp luật Việt Nam, năng lực hành vi ký kết hợp đồng nhượng quyền thương mại có yếu tố nước ngồi của các bên chủ thể được xác định theo Luật quốc tịch của họ hoặc theo luật nơi thực hiện hành vi.

Chƣơng 3

Một phần của tài liệu Tài liệu Pháp luật về hợp đồng nhượng quyền thương mại có yếu tố nước ngoài (Trang 86 - 92)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(124 trang)