với pháp luật các nước trên thế giới.
2.3.1. Đối tượng của Hợp đồng nhượng quyền thương mại có yếu tố nước ngồi nước ngồi
Nói đến Hợp đồng ta khơng thể khơng bàn tới đối tượng mà nó điều chỉnh - đó là cốt lõi, nội dung then chốt tạo ra hợp đồng. Tùy thuộc vào từng loại hợp đồng cụ thể mà có các đối tượng hướng đến khác nhau, đối tượng của hợp đồng nhượng quyền thương mại có yếu tố nước ngồi chính là “quyền thương mại”, dĩ nhiên đã là quyền thì thuộc về “tài sản vô hình” - nghĩa là khơng thể xác định được nó đang ở đâu. Vì lẽ đó, nó khơng thể là căn cứ để xác định yếu tố nước ngoài của dạng Hợp đồng này. Tuy nhiên, cũng như các hợp đồng thương mại khác, hợp đồng nhượng quyền thương mại có yếu tố nước ngồi cũng bắt buộc phải có đối tượng hướng đến của mình. Liệu “quyền thương mại” đó có bị giới hạn theo quy định pháp luật của từng quốc gia hay khơng, đó là nội dung luận văn muốn làm rõ ở tiểu mục này.
Dù pháp luật Việt Nam không đưa ra một định nghĩa cụ thể về hợp đồng nhượng quyền thương mại có yếu tố nước ngồi, nhưng cũng đã khuyến cáo những nội dung cần có của hợp đồng này. Cùng với những quy định tại Nghị định 35/2006/NĐ-CP thì một trong những vấn đề then chốt của nội dung hợp đồng nhượng quyền thương mại chính là đối tượng của hợp đồng. Theo
đó, nội hàm của “quyền thương mại” được xác định tại Khoản 6, Điều 3, Nghị định 35/2006/NĐ-CP bao gồm một, một số hoặc toàn bộ các quyền sau:
“ a) Quyền được Bên nhượng quyền cho phép và yêu cầu Bên nhận quyền tự mình tiến hành cơng việc kinh doanh cung cấp hàng hố hoặc dịch vụ theo một hệ thống do Bên nhượng quyền quy định và được gắn với nhãn hiệu hàng hoá, tên thương mại, khẩu hiệu kinh doanh, biểu tượng kinh doanh, quảng cáo của Bên nhượng quyền;
b) Quyền được Bên nhượng quyền cấp cho Bên nhận quyền sơ cấp quyền thương mại chung;
c) Quyền được Bên nhượng quyền thứ cấp cấp lại cho Bên nhận quyền thứ cấp theo hợp đồng nhượng quyền thương mại chung;
d) Quyền được Bên nhượng quyền cấp cho Bên nhận quyền quyền thương mại theo hợp đồng phát triển quyền thương mại.”
Trong đó, thấy rằng quyền “Bên nhượng quyền cho phép và yêu cầu Bên nhận quyền tự mình tiến hành cơng việc kinh doanh cung cấp hàng hóa hoặc dịch vụ theo một hệ thống do bên nhượng quyền quy định và được gắn với nhãn hiệu hàng hoá, tên thương mại, khẩu hiệu kinh doanh, biểu tượng kinh doanh, quảng cáo của Bên nhượng quyền” là quyền đặc trưng của “quyền thương mại” và hầu hết pháp luật các quốc gia đều ghi nhận “quyền” này. Tuy nhiên không phải bất kỳ loại hàng hóa, dịch vụ nào cũng được phép tiến hành nhượng quyền. Luật Thương mại Việt Nam năm 2005 và Điều 7 Nghị định 35/2006/NĐ-CP quy định hàng hóa, dịch vụ được phép kinh doanh nhượng quyền thương mại phải là hàng hóa, dịch vụ khơng thuộc Danh mục hàng hóa, dịch vụ cấm kinh doanh. Đối với hàng hoá, dịch vụ thuộc Danh mục hàng hoá, dịch vụ hạn chế kinh doanh, Danh mục hàng hố, dịch vụ kinh doanh có điều kiện, doanh nghiệp chỉ được kinh doanh sau khi được cơ quan quản lý ngành cấp Giấy phép kinh doanh, giấy tờ có giá trị tương đương hoặc có đủ điều kiện kinh doanh.
Hơn nữa, theo bảng phân loại sản phẩm (CPC - Central Product Classification) của WTO, nhượng quyền thương mại được xếp vào nhóm các dịch vụ phân phối (CPC 8929). Theo đó, khi gia nhập WTO, Việt Nam có những cam kết chung dành cho nhóm dịch vụ này cũng như cam kết dành riêng cho dịch vụ nhượng quyền thương mại. Trong cam kết chung về phạm vi sản phẩm, Việt Nam loại ra ngoài cam kết những sản phẩm “nhạy cảm” như: thuốc lá và xì gà; sách, báo, và tạp chí; vật phẩm đã ghi hình; kim loại quý và đá quý; dược phẩm (không bao gồm các sản phẩm bổ dưỡng phi dược phẩm dưới dạng viên nén, viên con nhộng hoặc bột); thuốc nổ; dầu thô và dầu đã qua chế biến; gạo, đường mía và đường củ cải. Như vậy, Bên nhượng nhượng quyền là các thương nhân nước ngồi sẽ khơng được thực hiện việc nhượng quyền thương mại cho các thương nhân khác tại Việt Nam đối với các sản phẩm đã nêu trên. Có thể thấy các cam kết dành riêng cho dịch vụ nhượng quyền thương mại khá “mở” đối với các nhà đầu tư nước ngoài.
Pháp luật về nhượng quyền thương mại Trung quốc cũng có những quy định hạn chế tương tự pháp luật Việt Nam đối với hàng hóa, dịch vụ được nhượng quyền. Tuy nhiên, nếu như luật pháp Việt Nam có quy định mở cho cho tất cả các thương nhân kinh doanh nhượng quyền, bao gồm thương nhân Việt Nam và thương nhân nước ngồi, thì luật pháp Trung Quốc lại giới hạn hàng hóa, dịch vụ “nhượng quyền” đối với doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngồi.
Điều 32, Các biện pháp điều chỉnh hoạt động nhượng quyền thương mại của Trung Quốc (2005) quy định: “Một doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngồi (sau đây "FIE") khơng được tham gia vào các hoạt động nhượng quyền thương mại trong các ngành công nghiệp được liệt kê là "cấm" trong Danh mục của ngành công nghiệp cho đầu tư nước ngồi.”
hàng hố, tên thương mại, khẩu hiệu kinh doanh, biểu tượng kinh doanh, quảng cáo của Bên nhượng quyền. Có thể thấy rằng, do tính chất phức tạp và tính hàm chứa rủi ro cao của “quyền thương mại” được chuyển giao nên hầu hết pháp luật của các quốc gia đều quy định chặt chẽ và có pháp luật chuyên ngành điều chỉnh về nhãn hiệu hàng hoá, tên thương mại…..
Theo quy định của pháp luật Việt Nam, tại Điều 10, Nghị định 35/2006/NĐ-CP thì trường hợp Bên nhượng quyền chuyển giao cho Bên nhận quyền quyền sử dụng các đối tượng sở hữu công nghiệp và các nội dung của quyền thương mại thì phần chuyển giao quyền sử dụng các đối tượng sở hữu cơng nghiệp đó có thể được lập thành một phần riêng trong hợp đồng nhượng quyền thương mại; Phần chuyển giao quyền sử dụng các đối tượng sở hữu công nghiệp trong hợp đồng nhượng quyền thương mại chịu sự điều chỉnh của Luật Sở hữu trí tuệ Việt Nam.
Luật nhượng quyền thương mại Trung Quốc và Malaysia cũng quy định luật điều chỉnh riêng đối với nhãn hiệu hoặc nhãn hiệu dịch vụ sẽ nhượng quyền.
Mục 24, Đạo luật Nhượng quyền thương mại của Malaysia (1998), sửa đổi năm 2006, quy định:
“Một Bên nhượng quyền cần thiết phải đăng ký nhãn hiệu thương mại hoặc nhãn hiệu dịch vụ liên quan đến nhượng quyền thương mại của mình theo quy định của Đạo luật Nhãn hiệu thương mại 1976 [Luật 175] (nếu phải đăng ký theo Luật) trước khi áp dụng cho việc đăng ký nhượng quyền thương mại theo mục 7.”
Điều 30 và Điều 31, Các biện pháp điều chỉnh hoạt động nhượng quyền thương mại của Trung Quốc (2005) quy định:
“Nếu hoạt động nhượng quyền thương mại liên quan đến bằng sáng chế, thì các bên phải ký kết một thỏa thuận cấp phép bằng sáng
chế theo quy định của Luật Bằng sáng chế của nước Cộng hoà nhân dân Trung Quốc và thực hiện các quy tắc của nó và đăng ký theo quy định của biện pháp đăng ký các thỏa thuận cấp phép bằng sáng chế”.
“Trước khi tham gia vào hoạt động nhượng quyền thương mại, Bên nhượng quyền phải đăng ký thỏa thuận cấp phép nhãn hiệu hàng hoá theo quy định của Luật nhãn hiệu hàng hoá của nước Cộng hoà nhân dân Trung Quốc và thực hiện quy tắc của nó.”
Singapore và Australia cũng không là ngoại lệ khi quy định Luật riêng điều chỉnh về nhãn hiệu hàng hóa, dịch vụ được nhượng quyền. Tại Singaporre, thương hiệu thường được bảo vệ theo Đạo luật nhãn hiệu thương mại (chương 332), và bí mật được bảo vệ bởi các quy định bảo mật trong các hợp đồng nhượng quyền hoặc bằng việc ký kết một thỏa thuận bí mật riêng biệt. Còn ở Australia, thương hiệu được điều chỉnh bởi Đạo luật nhãn hiệu thương mại 1995.
Trong bối cảnh chung là pháp luật các nước chưa có một định nghĩa rõ ràng nào về “quyền thương mại” thì nội dung của quyền thương mại sẽ phụ thuộc vào sự giải thích của các bên trong từng hợp đồng nhượng quyền thương mại cụ thể. Tóm lại, đối tượng của Hợp đồng nhượng quyền thương mại có yếu tố nước ngồi là một chỉnh thể thống nhất bao gồm nhiều yếu tố kết hợp liên quan đến quyền sở hữu trí tuệ, đặc biệt đối với tên thương mại hoặc nhãn hiệu hàng hóa, dịch vụ thuộc sở hữu của thương nhân nhượng quyền. Việc phát triển “quyền thương mại” đồng nghĩa với việc nâng cao vị thế cạnh tranh của doanh nghiệp trên thị trường. Việc nhượng lại quyền thiết thân này cho một chủ thể kinh doanh khác để cùng kinh doanh, cùng chia sẻ những lợi thế mà “quyền thương mại” đem lại, vì thế chắc chắn sẽ gây ra khơng ít tranh chấp.