nƣớc ngồi
Hình thức của hợp đồng cũng là một trong những nội dung mà các bên giao kết hợp đồng nhượng quyền, đặc biệt là hợp đồng nhượng quyền thương mại có yếu tố nước ngồi cần phải lưu ý. Để bảo đảm an toàn pháp luật trong giao dịch hợp đồng giữa các bên, cũng như để bảo vệ trật tự pháp luật và lợi ích kinh doanh, đòi hỏi Bên nhượng quyền phải tuân theo những hình thức nhất định theo pháp luật nơi mình dự định tiến hành nhượng quyền, ngược lại, hợp đồng đó sẽ khơng có hiệu lực. Vì thế, yếu tố hình thức hợp đồng kinh doanh và ảnh hưởng của nó đến hiệu lực của hợp đồng sẽ rất quan trọng trong các hoạt động kinh doanh nhượng quyền.
Điều 285, Luật Thương mại Việt Nam năm 2005 quy định: “Hợp đồng
nhượng quyền thương mại phải được lập thành văn bản hoặc bằng hình thức khác có giá trị pháp lý tương đương”.
Điều 12, Nghị định 35/2006/NĐ-CP ngày 31/03/2006 của Chính phủ quy định chi tiết Luật Thương mại về hoạt động nhượng quyền thương mại quy định: “Hợp đồng nhượng quyền thương mại phải được lập bằng tiếng Việt. Trường hợp nhượng quyền từ Việt Nam ra nước ngồi, ngơn ngữ của hợp đồng nhượng quyền thương mại do các bên thoả thuận”.
Như vậy, về nguyên tắc mọi hợp đồng nhượng quyền thương mại trong đó bao hàm cả hợp đồng nhượng quyền thương mại có yếu tố nước ngồi phải được lập bằng văn bản dưới ngơn ngữ là tiếng Việt hoặc hình
thức khác có giá trị pháp lý tương đương. Duy chỉ có trường hợp nhượng quyền ra nước ngồi thì ngơn ngữ được sử dụng trong hợp đồng nhượng quyền thương mại có yếu tố nước ngồi sẽ do các bên tự thỏa thuận. Không chỉ riêng pháp luật về nhượng quyền Việt Nam, pháp luật nhượng quyền thương mại Trung Quốc, Malaysia cũng có quy định bắt buộc bằng văn bản đối với loại hợp đồng đặc biệt này.
Điều 11, Quy định quản lý hành chính của hoạt động nhượng quyền thương mại của Trung Quốc (2007) quy định: “Để tham gia vào các hoạt động nhượng quyền thương mại, Bên nhượng quyền và Bên nhận quyền phải thực hiện một hợp đồng nhượng quyền bằng văn bản....”
Khoản 1, Điều 18, Đạo luật Nhượng quyền thương mại (1998), sửa đổi, bổ sung năm 2006 của Malaysia quy định: “Hợp đồng nhượng quyền thương
mại được thực hiện bằng văn bản...”
Việc đưa ra hình thức bắt buộc đối với hợp đồng này nhằm mục đích lưu ý các bên cẩn trọng hơn trong giao kết hợp đồng, đảm bảo tính rõ ràng của việc tồn tại các quyền thương mại được nhượng quyền, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của các bên đồng thời nâng cao trách nhiệm của các bên khi giao kết hợp đồng. Bên cạnh đó, một số nước thì coi tự do ký kết hợp đồng là nguyên tắc cơ bản. Ở các nước này, sự thoả thuận thể hiện ý chí chung của các bên đã là điều kiện đủ để hình thành nên hợp đồng, cho dù chúng được thể hiện dưới bất cứ hình thức nào. Nguyên tắc này coi trọng “chữ tín”, nghĩa là khi đã cam kết điều gì thì các bên phải tự giác thực hiện. Thực tế này đã giúp loại bỏ các trường hợp hợp đồng bị vơ hiệu vì có vi phạm về hình thức, ví dụ như pháp luật Australia.
Mục 4, Phần 1, Bộ luật ứng xử nhượng quyền thương mại 1998, sửa đổi, bổ sung năm 2010 của Australia quy định:
“ (1) Hợp đồng nhượng quyền thương mại là một thỏa thuận: (a) mà có dạng, tồn bộ hoặc một phần của bất kỳ những điều sau đây:
(i) một thỏa thuận bằng văn bản; (ii) một thỏa thuận bằng miệng; (iii) một thỏa thuận ngầm; và......”
Như vậy, luật nhượng quyền thương mại Australia khơng bắt buộc về hình thức thể hiện của hợp đồng nhượng quyền, mà điều này phụ thuộc hoàn toàn vào thỏa thuận của các bên trong hợp đồng. Tuy nhiên với điều kiện là một quốc gia cịn khá mới mẻ với hình thức kinh doanh nhượng quyền, thì quy định như vậy của pháp luật Việt Nam là hồn tồn phù hợp, góp phần hạn chế những rủi ro tiềm ẩn của hợp đồng này đối với bên nhận quyền.