Phát triển bền vững các làng nghề

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEB phát triển bền vững làng nghề đồ gỗ đồng kỵ, thị xã từ sơn, tỉnh bắc ninh (Trang 28)

Chƣơng 1 : Cơ sở lý luận về phát triển bền vững làng nghề

1.2. Phát triển bền vững các làng nghề

1.2.1. Quan niệm

Trên cơ sở lý luận và quan điểm về PTBV, phát triển LNTT là một bộ phận trong chiến lƣợc PTBV của đất nƣớc, đƣợc đặt ra trong khuôn khổ quan niệm về PTBV đất nƣớc có chú ý tới những yếu tố đặc thù của các LN; đảm bảo yêu cầu: Sự phát triển phải có kế hoạch, quy hoạch, sử dụng các nguồn lực nhƣ tài nguyên thiên nhiên, lao động, vốn, nguyên liệu sản xuất... đảm bảo hợp lý, có hiệu quả, nâng cao mức sống cho ngƣời lao động, khơng gây ONMT, giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc... Theo đó, có thể đƣa ra quan niệm PTBV LN là việc bảo đảm sự tăng trưởng kinh tế

ổn định, có hiệu quả ngày càng cao trong bản thân LN, gắn liền với việc giải quyết tốt các vấn đề xã hội của LN như: việc làm, thu nhập và sức khỏe của người dân,... gắn với việc bảo vệ và nâng cao chất lượng môi trường sống của LN.

Với quan niệm này, nội dung PTBV LN cũng phải tuân theo các yêu cầu của sự PTBV nói chung. Đó là:

Thứ nhất, bảo đảm duy trì tính chất bền vững và hiệu quả trong hoạt động

SXKD và dịch vụ của bản thân LN, bao gồm: các chỉ tiêu về hiệu quả kinh tế trong hoạt động SXKD, khả năng cạnh tranh.

Thứ hai, cùng với đà tăng trƣởng của hoạt động SXKD và dịch vụ, những vấn

đề xã hội cũng phải từng bƣớc đƣợc giải quyết. Đó là các vấn đề về việc làm cho ngƣời lao động, chênh lệch giàu nghèo, mức độ hƣởng thụ các dịch vụ y tế, văn hóa, giáo dục của ngƣời dân, sự ổn định chính trị, trật tự, an tồn xã hội của LN.

Thứ ba, cải thiện tình trạng ONMT LN, nhất là tình trạng hiệu ứng nhà kính,

rác thải, nƣớc thải, khí thải... từ các hoạt động SXKD và dịch vụ của LN.

1.2.2. Các tiêu chí đánh giá sự phát triển bền vững của làng nghề

1.2.2.1. Tăng trưởng kinh tế. Đó là sự gia tăng về quy mơ sản lƣợng nền kinh

tế trong một thời kỳ nhất định. Để đánh giá sự PTBV của LN, có thể sử dụng một số tiêu chí sau:

- Sự gia tăng giá trị sản xuất tại các LN, thƣờng đƣợc thể hiện qua chỉ số

GDP. Yêu cầu PTBV đòi hỏi mức tăng trƣởng GDP phải ổn định.

- Thị trường và chất lượng sản phẩm. Để đảm bảo tốc độ tăng trƣởng cao và

ổn định thì cần có thị trƣờng tiêu thụ lớn và ổn định. Do đó, thị trƣờng và chất lƣợng sản phẩm chính là chìa khóa cho sự PTBV của các LN.

-Vốn: Tại các LN vốn sản xuất thƣờng là tự có của các gia đình hoặc các CSSX

nhỏ, nên quy mô vốn của bản thân LN cũng là yếu tố quan trọng đảm bảo sự PTBV.

- Lực lượng lao động có tay nghề cao là một yếu tố tác động rất nhiều đến chất

lƣợng sản phẩm. Lao động trong LN thƣờng chủ yếu là lao động thủ cơng, nên trình độ tay nghề của lao động đóng vai trị rất quan trọng đối với chất lƣợng sản phẩm và sự PTBV của LN.

1.2.2.2. Đảm bảo tiến bộ và công bằng xã hội

Tiến bộ và công bằng xã hội là một trong những nhân tố cơ bản của phát triển, là mục tiêu cuối cùng của đƣờng lối, chủ trƣơng, chính sách mà Đảng và Nhà nƣớc ta phấn đấu thực hiện. Đối với LN nơng thơn có thể đánh giá vấn đề này theo một số tiêu chí cơ bản sau:

- Mức độ giải quyết việc làm và nâng cao thu nhập cho người dân: Thu nhập bình quân là một chỉ tiêu quan trọng đánh giá và là tiền đề để nâng cao mức sống của ngƣời dân. Chỉ khi có việc làm, con ngƣời mới có thu nhập, có cơ hội để phát triển tồn diện, tự đáp ứng những nhu cầu cơ bản và những nhu cầu chất lƣợng cao.

- Thu hẹp khoảng cách giàu nghèo trong LN và giữa thành thị với nông thôn.

Đây là mục tiêu của tiến bộ và công bằng xã hội. Sự phát triển LN đƣợc xem là bền vững khi mục tiêu này từng bƣớc đƣợc thực hiện cùng quá trình tăng trƣởng kinh tế;

biểu hiện ra ở mức thu nhập ổn định và cao so với lao động thuần nông; khoảng cách giàu nghèo ngay trong LN và giữa thành thị và nông thôn từng bƣớc đƣợc thu hẹp.

- Bản sắc văn hóa dân tộc được giữ gìn: LNTT thƣờng lƣu giữ các dấu ấn văn

hóa dân tộc rất sâu sắc. Sự PTBV LN đòi hỏi bảo tồn các giá trị văn hóa mang bản sắc dân tộc và nâng cao đời sống văn hóa, tinh thần của dân cƣ LN.

1.2.2.3. Bảo vệ môi trường

Để đánh giá sự PTBV LN, cần phải quan tâm đến việc cải thiện môi trƣờng, khắc phục tình trạng ONMT tại các LN theo 4 loại cơ bản sau:

- Mơi trường khơng khí: Để tính mức độ ơ nhiễm khơng khí tại các LN, ngƣời ta có

thể đo nồng độ bụi trong khơng khí, các loại khí độc hại (CO, NO2, SO2, H2S, NH3).

- Môi trường nước: Mức độ ONMT nƣớc tại các LN thƣờng đƣợc phân tích

qua các thơng số nồng độ PH (mg/l), BOD5 (mg/l), SS (mg/l), tổng khí Nitơ (mg/l), tổng Phốt pho.

- Các chất thải rắn: Ở các LN thủ công mỹ nghệ, chất thải rắn thƣờng là các

đầu mẩu mây, tre, nứa; cịn các LN SXCN thì chủ yếu là xỉ than, các sản phẩm bị hỏng và rơi vãi trong q trình sản xuất. Ngồi ra, các LN sản xuất đúc đồng, trạm khảm, rác thải sản xuất thƣờng là mạ sắt, sắt vụn.

- Ô nhiễm tiếng ồn: sản xuất thƣờng gây ra tiếng ồn lớn do trình độ khoa học

kỹ thuật ở các LN còn lạc hậu. Hiện nay, phần lớn các LN nằm xen kẽ trong khu dân cƣ nên tiếng ồn gây ra ảnh hƣởng trực tiếp đến sức khỏe con ngƣời. Ngƣời ta thƣờng đo chỉ tiêu mức ồn tƣơng đƣơng bằng đơn vị dBA- đề xi ben A.

1.3. Kinh nghiệm và bài học phát triển bền vững làng nghề ở một số tỉnh , thành phố và các huyện trong tỉnh Bắc Ninh

1.3.1. Kinh nghiệm phát triển làng nghề ở thành phố Hà Nội

Hà Nội với vị trí là trung tâm kinh tế, văn hóa xã hội của cả nƣớc, đƣợc coi là

“mảnh đất trăm nghề” với nhiều LN nổi tiếng nhƣ đúc đồng Ngũ Xá, gốm sứ Bát

Tràng, lụa Vạn Phúc... Sự phát triển các LN ở Hà Nội đã giải quyết việc làm cho hàng vạn lao động ở nơng thơn, đóng góp khá lớn cho GTSXCN, TTCN tồn Thành phố. Có nhiều doanh nghiệp LN đạt kim ngạch xuất khẩu hàng hóa từ 1 triệu USD

trở lên, nhƣ: các công ty TNHH mây tre đan Yên Trƣờng, Tiến Động, và có 9 LN có doanh thu đạt 50 tỉ đồng/năm trở lên, trong đó đồ gỗ mỹ nghệ Vạn Điểm (huyện Thƣờng Tín) đạt doanh thu 105 tỉ đồng/năm; dệt kim, bánh kẹo La Phù (huyện Hoài Đức) đạt doanh thu 340 tỉ đồng/năm. Để tạo điều kiện cho LN phát triển theo hƣớng bền vững, thành phố Hà Nội đã thực hiện tốt những chính sách sau:

- Thơng qua các quỹ khuyến công quốc gia, quỹ khuyến công của Thành phố để hỗ trợ chính quyền các địa phƣơng mở các lớp truyền nghề, dạy nghề, nâng cao tay nghề cho ngƣời lao động.

- Tập trung tuyên truyền giúp đỡ các doanh nghiệp LN, cá nhân khởi sự doanh nghiệp, lập dự án xin đầu tƣ, tìm kiếm mặt bằng sản xuất, đào tạo nguồn nhân lực, huy động vốn, xin ƣu đãi đầu tƣ, xúc tiến thƣơng mại, tìm kiếm thị trƣờng xuất khẩu và các thủ tục hành chính khác theo quy định của pháp luật; hƣớng dẫn tƣ vấn CSSX nông nghiệp nông thôn đổi mới và ứng dụng tiến bộ KH-CN nhằm vừa nâng cao năng lực sản xuất, vừa hạn chế tình trạng ONMT.

- Quy hoạch phát triển LN, xây dựng các điểm nơng nghiệp LN,… nhờ đó có thể đảm bảo cho các LN bảo tồn và phát triển, gắn với việc kiểm soát ONMT.

- Thƣờng xuyên tổ chức hội chợ, triển lãm nhằm quảng bá sản phẩm trong và ngoài nƣớc.

- Có chính sách phát triển DLLN tốt. Thành phố Hà Nội đã tận dụng và phát triển tốt các dịch vụ DLLN, tạo thêm việc làm cho ngƣời dân tại LN và mang về thu nhập không nhỏ.

1.3.2. Kinh nghiệm phát triển làng nghề ở tỉnh Thái Bình

Tính đến năm 2008, cả 285 xã, phƣờng, thị trấn của Thái Bình đều có các hoạt động ngành nghề; trong đó, 125 xã có LNTT tồn tại từ lâu đời, xen kẽ với những làng có nghề mới, nhƣ: đan túi sợi, sản xuất lƣỡi câu, đan lƣới ni lông, chiếu trúc, đá mỹ nghệ... Thống kê năm 2006, hoạt động nghề và LN đã tạo việc làm cho hơn 163.000 ngƣời, thu nhập bình quân đầu ngƣời ổn định từ 450-500 nghìn đồng/tháng. Hàng trăm doanh nghiệp đã xuất hiện, góp phần làm cho q trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế thay đổi theo hƣớng tích cực. Năm 2000, cơ cấu kinh tế của tỉnh là nông

nghiệp 53%, công nghiệp xây dựng 14,75%, thƣơng mại dịch vụ 31,5%, đến năm 2006 tƣơng ứng là 40%, 25,59% và 34,5%. Tốc độ tăng trƣởng GDP năm 2000 là 3,19%, đến năm 2007 tăng lên 11,51% [26]. Để có đƣợc những kết quả trên, tỉnh Thái Bình đã đƣa ra một số giải pháp khuyến khích phát triển LN theo hƣớng PTBV. Cụ thể nhƣ sau:

- Chú trọng công tác đào tạo nghề cho ngƣời lao động, khuyến khích tƣ nhân và các tổ chức xã hội mở cơ sở đào tạo nghề cho nông dân.

- Xây dựng hệ thống cơ chế chính sách đầu tƣ thơng thống để tạo sức hút đầu tƣ, lựa chọn đầu tƣ phát triển những ngành nghề có cơng nghệ phù hợp với khả năng, trình độ của ngƣời lao động và không làm hại môi trƣờng.

- Thông qua các tổ chức chính trị-xã hội phát động các phong trào phát triển kinh tế, xóa đói giảm nghèo và khắc phục ONMT, nhƣ: cho vay vốn, phổ biến kinh nghiệm sản xuất, chuyển giao kỹ thuật, công nghệ mới...

1.3.3. Kinh nghiệm phát triển làng nghề các huyện trong tỉnh Bắc Ninh

Các LN ở Bắc Ninh hình thành và phát triển từ lâu đời, hoạt động ở hầu hết các ngành kinh tế chủ yếu. GTSX của các LN tăng nhanh, luôn chiếm từ 75-80% GTSXCN ngoài quốc doanh và khoảng 30% GTSXCN trên địa bàn toàn Tỉnh. Đến năm 2004, Tỉnh đã quy hoạch và đầu tƣ xây dựng 21 CCN LN. Hiện nay, tồn Tỉnh có 62 LN và đặc biệt là có những LN phát triển rất mạnh nhƣ LN sản xuất sắt thép Đa Hội, LN sản xuất đồ gỗ mỹ nghệ Đồng Kỵ. Để các LN PTBV, ngồi việc thực hiện các chính sách của Tỉnh thì các huyện cịn có những giải pháp riêng hỗ trợ LN PTBV nhƣ :

- Huyện Gia Bình cho vay vốn phục vụ sản xuất, nhất là với hộ nghèo.

- Huyện Yên Phong xây dựng và tích cực thực hiện Đề án khôi phục và phát triển ngành nghề truyền thống, triển khai Đề án xây dựng CCN tập trung ở Phong Khê, Văn Mơn, Tam Đa và Đề án cơ giới hố sản xuất. Huyện tiếp tục triển khai thực hiện Đề án khôi phục và phát triển ngành nghề truyền thống, đƣa nghề mới vào địa phƣơng, củng cố và phát triển các LN theo hƣớng mở rộng quy mô và đổi mới

kỹ thuật cơng nghệ, đa dạng hố ngành nghề, sản phẩm, gắn SXKD với BVMT, triển khai quy hoạch, xây dựng 2-3 CCN vừa và nhỏ đa nghề.

- Huyện Thuận Thành vừa duy trì hoạt động các ngành nghề truyền thống, vừa xây dựng một số chƣơng trình, đề án, nhƣ: xây dựng CCN Dâu, phát triển dâu tơ tằm,... chỉ đạo ngành ngân hàng phối hợp với Hội Nông dân thành lập các tổ vay vốn tại 100% thơn xóm với thủ tục đơn giản.

1.3.4. Một số bài học kinh nghiệm rút ra từ sự phát triển làng nghề của một số tỉnh, thành phố và các huyện trong tỉnh số tỉnh, thành phố và các huyện trong tỉnh

- Các cấp uỷ Đảng, chính quyền phải quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo và ban hành các chủ trƣơng, chính sách thiết thực, phù hợp với điều kiện cụ thể của địa phƣơng để khuyến khích phát triển nghề ở nơng thơn.

- Chú trọng cơng tác đào tạo nghề cho ngƣời lao động, khuyến khích mở cơ sở đào tạo nghề cho nông dân, phát triển nghề và chƣơng trình cấy nghề mới.

- Phải xây dựng quy hoạch phát triển LN và tổ chức tốt cơng tác triển khai thực hiện quy hoạch; trong đó, đặc biệt chú ý quy hoạch khu vực xử lý rác, nƣớc thải.

- Tranh thủ nguồn vốn hỗ trợ từ Trung ƣơng và các tổ chức nƣớc ngoài, huy động nguồn đóng góp của các tổ chức kinh tế trong nƣớc hỗ trợ các chƣơng trình, dự án phát triển LN.

- Quan tâm, hỗ trợ doanh nghiệp LN đổi mới công nghệ, kết hợp cổ truyền với hiện đại; đặc biệt chú ý đến cơng nghệ ít gây ONMT.

- Tạo điều kiện cho hoạt động các hội, hiệp hội nghề nghiệp theo nhóm sản phẩm, tạo liên kết giữa các doanh nghiệp, CSSX với nhau, giữa ngƣời sản xuất, cung ứng nguyên liệu với những ngƣời chế biến, tiêu thụ để thống nhất định hƣớng sản xuất, tiêu thụ sản phẩm, tránh cạnh tranh không lành mạnh.

- Kết hợp phát triển du lịch với LN.

- Cần hỗ trợ, tƣ vấn cho các doanh nghiệp LN tìm kiếm mặt bằng sản xuất, xin ƣu đãi đầu tƣ, xúc tiến thƣơng mại, tìm kiếm thị trƣờng xuất khẩu...

Thơng qua kinh nghiệm của các địa phƣơng này, Đồng Kỵ có thể rút ra một số bài học cho mình trong vấn đề phát triển LN; trong đó, bài học quan trọng đầu tiên là phải đánh giá đúng vai trò của ngành nghề ở khu vực nơng thơn. Bên cạnh đó, cần quan tâm giải quyết một số khó khăn chung của các LN: Một là, đƣa các ngành

nghề phi nông nghiệp vào sản xuất phải xuất phát từ nhu cầu thị trƣờng. Hai là, việc đổi mới công nghệ sản xuất phải giải quyết đồng bộ các vấn đề về vốn, lao động, năng lực tiếp nhận khoa học, kỹ thuật, giá thành sản phẩm,... Ba là, vốn đầu tƣ cho sản xuất, cần có sự hỗ trợ từ phía Nhà nƣớc. Cuối cùng là vấn đề ONMT do sản xuất TTCN. Để giải quyết triệt để những vấn đề này, cần sự nỗ lực khơng chỉ của bản thân các CSSX mà cịn cần sự hỗ trợ rất lớn từ phía Nhà nƣớc. Đây là những bài học cần nghiên cứu để phát triển LNTT ở Đồng Kỵ.

Kết luận chƣơng 1

PTBV LN là xu thế tất yếu của q trình đẩy mạnh CNH, HĐH nơng nghiệp nơng thôn hiện nay. Nội dung PTBV LN phải đáp ứng đầy đủ các yêu cầu về PTBV nền kinh tế nói chung. Đó là phải giải quyết hài hịa 3 lĩnh vực: tăng trƣởng kinh tế; đảm bảo tiến bộ, công bằng xã hội và BVMT trong quá trình phát triển LN. Theo hƣớng đó, nhiều tỉnh và huyện bạn đã có các biện pháp hỗ trợ hiệu quả sự PTBV các LNTT. Khảo sát, nghiên cứu các chính sách và giải pháp đã thực thi trong phát triển LN ở một số tỉnh và huyện bạn, có thể rút ra một số bài học kinh nghiệm bổ ích, nhằm thúc đẩy sự PTBV của LNĐG Đồng Kỵ thời gian tới.

Chƣơng 2

THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG LÀNG NGHỀ ĐỒ GỖ ĐỒNG KỲ 2.1. Tổng quan về làng nghề đồ gỗ Đồng Kỳ

2.1.1. Vị trí địa lý và đặc điểm dân cư

LN Đồng Kỵ thuộc thị xã Từ Sơn, tỉnh Bắc Ninh nằm trên đƣờng Nguyễn Văn Cừ; có vị trí khá thuận lợi: cách trung tâm thành phố Bắc Ninh 12 km, cách trung tâm Hà Nội khoảng 20 km. Về địa giới hành chính, làng Đồng Kỵ có phía Đơng giáp phƣờng Đồng Ngun, phía Tây giáp xã Phù Khê, phía Nam giáp phƣờng Trang Hạ và phía Bắc giáp xã Hƣơng Mạc.

Trƣớc 1997, Đồng Kỵ thuộc xã Đồng Quang (gồm 3 thơn Bính Hạ, Trang Liệt, Đồng Kỵ), huyện Tiên Sơn, tỉnh Hà Bắc. Sau tái lập tỉnh, từ 1997 đến tháng 8/1999

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEB phát triển bền vững làng nghề đồ gỗ đồng kỵ, thị xã từ sơn, tỉnh bắc ninh (Trang 28)