Cơ sở hạ tầng và mặt bằng sản xuất

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEB phát triển bền vững làng nghề đồ gỗ đồng kỵ, thị xã từ sơn, tỉnh bắc ninh (Trang 36)

Chƣơng 2 : Thực trạng phát triển bền vững làng nghề đồ gỗ Đồng Kỳ

2.2. Các nhân tố ảnh hƣởng đến sự phát triển bền vững của làng nghề đồ gỗ

2.2.1. Cơ sở hạ tầng và mặt bằng sản xuất

2.2.1.1. Cơ sở hạ tầng

Đồng Kỵ nằm ở điểm giữa của thành phố Hà Nội và Bắc Ninh; cách không xa các trục đƣờng giao thơng chính của Tỉnh: Quốc lộ 1A, Quốc lộ 1B, đƣờng sắt Hà Nội-Lạng Sơn, Quốc lộ 5 nên giao thông rất thuận lợi.

Là một địa phƣơng trong tỉnh Bắc Ninh, nằm ở vùng kinh tế trọng điểm, nên LN Đồng Kỵ có hệ thống CSHT tƣơng đối hồn chỉnh so với mặt bằng chung cả nƣớc: hệ thống đƣờng liên xã, đƣờng vào làng đã đƣợc đầu tƣ nâng cấp và làm mới thành đƣờng hai làn xe rộng rãi; đƣờng trong làng cũng đã đƣợc rải nhựa, bê tơng hóa, ơ tơ có thể vào tận nơi; hệ thống cầu cống đã đƣợc làm mới. Các KCN mới và khu dân cƣ mới đều có hệ thống trục đƣờng rộng rãi. Các khu phố đều xây dựng nhà văn hóa khang trang. Hệ thống viễn thơng và 6 trạm điện có cơng suất 250-320 KVA đến từng thơn xóm đáp ứng nhu cầu sinh hoạt cho trên 15.000 dân. CSHT phục vụ cho hệ thống giáo dục và hệ thống y tế tƣơng đối đầy đủ: 01 trạm y tế với đội ngũ y bác sỹ đã đƣợc đào tạo chuyên môn tốt, 01 trƣờng trung học cơ sở, 02 trƣờng tiểu học và 5 nhà trẻ mẫu giáo. Bên cạnh đó, có một số trƣờng cao đẳng, đại học có trụ sở trên địa bàn thị xã Từ Sơn, rất gần trung tâm Phƣờng, nhƣ: trƣờng Đại học Thể dục thể thao I, trƣờng Cao đẳng công nghệ Bắc Hà, trƣờng Cao đẳng thuỷ sản và trƣờng Cao đẳng công nghiệp Hƣng Yên. Hiện nay, UBND tỉnh Bắc Ninh và thị xã Từ Sơn đang từng bƣớc thực hiện Dự án nhà máy xử lý nƣớc thải thị xã Từ Sơn tại khu phố Trịnh Nguyễn, phƣờng Châu Khê; dự kiến đến năm 2015 làm nhiệm vụ thu gom, xử lý nƣớc thải cho 7 phƣờng, trong đó có phƣờng Đồng Kỵ.

Mặc dù CSHT tƣơng đối đầy đủ, song vẫn cịn những khó khăn nhất định: là phƣờng loại I của thị xã Từ Sơn, nhƣng Đồng Kỵ khơng có khu vui chơi giải trí cho trẻ em. Hệ thống cơ sở y tế, trang thiết bị khám chữa bệnh cịn thiếu, gây khó khăn trong việc chăm sóc sức khỏe cho nhân dân. Hệ thống nƣớc sạch còn thiếu, các hộ gia đình vẫn phải dùng nƣớc giếng khoan, giếng đá; riêng ở CCN đến nay đã đƣợc sử dụng nƣớc máy, nhƣng không đủ cho nhu cầu sử dụng của nhân dân. Hệ thống thu gom nƣớc thải sinh hoạt, nƣớc mƣa, nƣớc thải cơng nghiệp đều tiêu thốt chung mà khơng có sự tác động xử lý nào. Sự lƣu thông thƣờng xuyên của các xe trọng tải

lớn, xe chở gỗ, việc đổ nguyên vật liệu ra đƣờng khiến cho mặt đƣờng ở đây xuống cấp nghiêm trọng, nhiều ổ voi, ổ gà. Việc xây dựng nhà máy xử lý nƣớc thải tại thị xã Từ Sơn cịn gặp nhiều khó khăn trong cơng tác giải phóng mặt bằng, trong khi đó lại chƣa có nhà máy xử lý rác thải trên tồn Thị xã [19].

2.2.1.2. Mặt bằng sản xuất

Diện tích mặt bằng dành cho sản xuất của LN chật hẹp, nhỏ bé. Hầu hết các khu sản xuất đều nằm liền kề khu dân cƣ. Ngƣời dân dựng xƣởng sản xuất ngay trong chính khn viên diện tích nhà mình, lắp đặt hàng loạt các máy cƣa, máy trà, máy bào trƣớc sân và sản xuất ln tại đó. Ngƣời dân sử dụng ngay đƣờng giao thông trƣớc nhà, hay đƣờng ngõ làm nơi tập kết nguyên vật liệu... Ngoài ra, hệ thống nhà xƣởng chủ yếu đƣợc làm bằng lán, lợp tấm fibro xi măng, khơng có khu vực riêng cho khu máy bào, máy cƣa nên rất bụi. Nghề phát triển cũng kéo theo việc quá tải của CSHT, nhƣ: cấp, thốt nƣớc, rác thải, khí thải, tiếng ồn và đƣờng sá chật hẹp, xuống cấp nhanh. Điều đó dần trở thành sức cản LN phát triển, địi hỏi cần có địa điểm sản xuất mới để giải phóng sức sản xuất, mở rộng quy mô và giải quyết các vấn đề bức xúc về hạ tầng.

Đứng trƣớc tình trạng thiếu diện tích mặt bằng cho sản xuất, những năm qua, chính quyền tỉnh Bắc Ninh đã cho thành lập các CCN LN, trong đó KCN LN Đồng Kỵ rộng 12 ha vào năm 2001 và KCN LN Đồng Quang đạt tiêu chuẩn môi trƣờng gồm 30 ha (17 ha đất của phƣờng Trang Hạ và 13 ha đất phƣờng Đồng Kỵ) vào năm 2008 đã từng bƣớc tách khu sản xuất ra khỏi khu dân cƣ và tạo điều kiện cho các hộ sản xuất có đủ diện tích để xây nhà xƣởng, mở rộng sản xuất. Ngay sau khi thành lập, KCN LN Đồng Kỵ và 17 ha KCN LN Đồng Quang đạt tiêu chuẩn môi trƣờng đã đƣợc lấp đầy với sự hiện diện của khoảng 100 cơng ty, xí nghiệp, HTX,...Các xƣởng sản xuất có diện tích tƣơng đối lớn từ 100-500 m2, tập trung các máy móc phục vụ cho quá trình sản xuất. Sự ra đời của các KCN là hƣớng đi đúng để khuyến khích đầu tƣ phát triển LN, quảng bá thƣơng hiệu. Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả đạt đƣợc thì các CCN này cũng bắt đầu bộc lộ những mặt yếu kém, nhƣ: diện tích khơng đủ so với nhu cầu của ngƣời dân, cơng tác quy hoạch cịn chƣa

tính đến khả năng giải quyết ONMT,... Các hộ, các doanh nghiệp đăng ký thuê đất tại đây đã không di dời CSSX đến Cụm mà thay vào đó là xây dựng cửa hàng giới thiệu sản phẩm hay xây nhà ở, một số hộ cịn cho th lại với mục đích kinh doanh. Kết quả là vấn đề mặt bằng khơng những khơng đƣợc giải quyết mà cịn nảy sinh các vấn đề phức tạp nhƣ ONMT, tranh chấp đất đai,...

2.2.2. Vốn đầu tư và công nghệ sản xuất

2.2.2.1. Vốn đầu tư

Để phát triển và nhân rộng các LN cần có sự đầu tƣ của các doanh nghiệp. Những năm qua, tình trạng thiếu vốn diễn ra ở hầu hết các LN.

Bảng 2.1: Vốn sản xuất nghề mộc của các hộ trong làng Đồng Kỳ

(Nguồn: UBND phường Đồng Kỵ)

Bảng 2.1 cho thấy, vốn sản xuất của hộ qua các năm tăng dần. Do các hộ mở

30-40%, còn lại chủ yếu là vốn vay. Hiện nay trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh có rất nhiều ngân hàng và tổ chức tín dụng cho vay và tạo vốn cho phát triển LN. Trên địa

bàn thị xã Từ Sơn đã có đến 20 chi nhánh ngân hàng hoạt động. Tại làng Đồng Kỵ đã có phịng giao dịch của các ngân hàng: nơng nghiệp và phát triển nông thôn, Cơng thƣơng, Đầu tƣ và phát triển, Sài Gịn thƣơng tín… nhằm đáp ứng nhu cầu vốn cho ngƣời dân ở đây.

Tỉnh Bắc Ninh hiện đang hoàn tất đề án “Bảo tồn và phát triển nghề, LN Bắc Ninh giai đoạn 2010-2020” có nguồn vốn đầu tƣ 2.230 tỉ đồng, với 3 nhiệm vụ

chính: Bảo tồn LNTT; phát triển LN kết hợp du lịch; xây dựng LN mới đồng thời với xử lý ơ nhiễm LN. Ngồi ra, Chính phủ cũng có các chính sách hỗ trợ nhằm tăng vốn đầu tƣ cho các CSSX. Tuy nhiên do một số nguyên nhân: (i) Những ràng buộc về lãi suất vay, điều kiện thế chấp cũng nhƣ những vƣớng mắc trong thủ tục vay vốn; (ii) Tồn đọng lƣợng vốn lớn do sản phẩm, nguyên liệu gỗ không tiêu thụ đƣợc trong dân; (iii) Lãi suất cao từ việc vay ngoài dẫn đến nguy cơ khó trả, thậm chí vỡ nợ; mà rất ít doanh nghiệp LN, đặc biệt những doanh nghiệp nhỏ và những hộ sản xuất cá thể tiếp cận đƣợc các nguồn vốn ƣu đãi từ phía các ngân hàng và Nhà nƣớc, dẫn đến tình trạng thiếu vốn tại LN ngày một gia tăng.

2.2.2.2. Công nghệ sản xuất

Trong những năm gần đây, LN Đồng Kỵ đã đẩy mạnh cơ khí hóa, áp dụng nhiều máy móc vào phục vụ cho sản xuất. Trừ các khâu tinh xảo, yêu cầu ngƣời thợ phải thực hiện bằng thủ cơng, hầu hết quy trình sản xuất đều đã đƣa máy móc vào thay cơng nhân, nhƣ: xẻ, cƣa, bào, khoan, vanh lộng, trà (mài gỗ)... Điều đó khơng chỉ cho phép thay thế về cơ bản sức lao động của con ngƣời, mà còn đem lại NSLĐ cao. Tuy nhiên, sản phẩm của các LNĐG mang tính chất đặc thù, địi hịi nhiều ở sự khéo léo từ chính bàn tay ngƣời lao động. Vì thế, việc đổi mới cơng nghệ diễn ra chậm chạp và còn nhiều hạn chế tại LN. Điều này không những ảnh hƣởng đến NSLĐ, chất lƣợng sản phẩm, mà cịn là ngun nhân gây ONMT nghiêm trọng. Do đó, Nhà nƣớc và chính quyền địa phƣơng phải có những biện pháp, chính sách hỗ trợ cụ thể nhằm tháo gỡ những khó khăn về vốn và cơng nghệ sản xuất cho LN.

Tính đến thời điểm hiện nay, Đồng Kỵ có 3.271 hộ với hơn 16.880 ngƣời, trong đó số hộ tham gia sản xuất là 2.691 hộ (chiếm khoảng 83% dân số từ 16-60 tuổi). LN Đồng Kỵ không chỉ giải quyết việc làm cho lao động tại địa phƣơng mà còn thu hút lao động đến từ các vùng khác. Lao động ở đây đƣợc phân công theo hƣớng chun mơn hố từng khâu, từng cơng đoạn của q trình sản xuất, cũng nhƣ trong lĩnh vực thƣơng mại, dịch vụ phục vụ sản xuất và đời sống ở LN.

Tuy số lƣợng lao động tại LN Đồng Kỵ tăng hằng năm, nhƣng chất lƣợng lao động thì vẫn ở mức thấp, chủ yếu dựa vào kinh nghiệm, kỹ thuật lƣu truyền từ đời này sang đời khác, khơng qua đào tạo bài bản. Do đó, để duy trì và mở rộng sản xuất, Đảng ủy, UBND và chính quyền địa phƣơng LN cần có chính sách hỗ trợ nhằm nâng cao tay nghề của ngƣời lao động.

2.2.4. Nguồn nguyên liệu

Gỗ là nguyên liệu cơ bản cho quá trình sản xuất của LN Đồng Kỵ. Các loại gỗ quý thƣờng sử dụng nhƣ: trắc, gụ, hƣơng, cẩm lai, mun (đen, sọc), sƣa, huyết, vàng tâm, cẩm thị... Các CSSX thƣờng mua lại gỗ từ các chủ buôn gỗ. Những năm gần đây, do đóng cửa rừng nên nguyên liệu gỗ trong nƣớc trở nên khan hiếm. Gần đây, gỗ cung cấp cho LN chủ yếu là gỗ nhập khẩu từ Lào, Camphuchia và Thái Lan. Các chủ bn gỗ có thể nhập trực tiếp hoặc nhập thơng qua các công ty trong nƣớc. Gỗ nhập khẩu đƣợc các chủ buôn tập kết về các kho bãi (chợ gỗ) ở Đồng Kỵ để các CSSX có nhu cầu đến mua ngay tại khu vực LN.

Hiện nay, giá gỗ tăng cao từ 40-100% hằng năm gây khó khăn cho các doanh nghiệp, đặc biệt là gỗ trắc giá dao động rất lớn tùy theo kích thƣớc, thể loại từ 40- 300 triệu đồng/m3, hoặc cao hơn lên đến hàng tỷ đồng/m3... Đây là yếu tố chính dẫn đến giá sản phẩm đồ gỗ cao. Lƣợng gỗ sử dụng phụ thuộc vào quy mô của CSSX. Tổng lƣợng gỗ sử dụng cho cả làng Đồng Kỵ, ƣớc tính khoảng 20.000 m3/năm; sản xuất trung bình của mỗi hộ gia đình từ 4-6 bộ bàn ghế/tháng, ƣớc khoảng 1-2 m3 gỗ/tháng; ở một số HTX, công ty TNHH, lƣợng gỗ sử dụng có thể lên tới 10-100 m3/tháng. Tuy nhiên, với tốc độ khai thác tài ngun nhanh chóng nhƣ hiện nay thì vấn đề tìm kiếm ngun liệu gỗ cho sản xuất tại LN Đồng Kỵ đã trở nên khó khăn, dẫn đến q trình sản xuất rơi vào tình trạng bấp bênh, thiếu ổn định.

Bảng 2.2: Nguyên liệu và định mức sản xuất

Nguyên liệu Gỗ Giấy ráp Keo cồn Bột đắp gồm bột đá, bột đất và mùn chả Xăng, củ xi Sơn, véc ni

(Nguồn: Báo cáo Đánh giá tác động môi trường CCN LNĐG Đồng Kỵ)

Bên cạnh đó, q trình sản xuất cịn sử dụng nhiều ngun vật liệu và hố chất khác, nhƣ: keo (cồn), bột đắp, giấy ráp, và đối với sản phẩm hồn thiện cịn dùng

khan hiếm, thƣờng phải nhập từ Đài Loan, Singapo, Indonexia, Philippin. Nguồn nƣớc sử dụng để sản xuất và sinh hoạt là nƣớc giếng đào và giếng khoan. Lƣu lƣợng nƣớc sử dụng là: 350m3/ngày đêm. Lƣu lƣợng nƣớc xả thải là: 280m3/ngày đêm. Nguồn tiếp nhận nƣớc thải là sơng Ngũ Huyện Khê.

Có thể nói, nguồn ngun liệu sẵn có tại địa phƣơng, nhất là nguyên liệu gỗ là hầu nhƣ khơng có và ngày càng trở nên khan hiếm. Đây là bài tốn nan giải và ảnh hƣởng khơng nhỏ đến sự phát triển lâu dài của LN Đồng Kỵ.

2.2.5. Thương hiệu sản phẩm và quy trình sản xuất

2.2.5.1. Thương hiệu sản xuất

Hiện LN Đồng Kỵ cung cấp gần nhƣ đầy đủ các mặt hàng đồ gỗ mỹ nghệ cao cấp phụ vụ cho sinh hoạt, cơng việc, trang trí nội thất hay thờ cúng... tại thị trƣờng trong và ngoài nƣớc. Căn cứ vào cơng dụng của mặt hàng đồ gỗ, có thể chia các sản phẩm đồ gỗ của làng Đồng Kỵ thành 3 nhóm chính nhƣ sau: (i) các sản phẩm phục vụ việc xây dựng và hoàn thiện nhà cửa; (ii) các sản phẩm nội thất trong nhà và (iii) các sản phẩm mang tính chất trang trí thờ cúng. Các sản phẩm LN Đồng Kỵ ngày càng khẳng định chất lƣợng trong và ngoài nƣớc. Tuy nhiên, việc xây dựng logo, giới thiệu địa chỉ,... hiện chƣa đủ để đánh thức tiềm năng, cũng nhƣ bảo vệ quyền lợi của mình và khách hàng nên LN Đồng Kỵ phải đăng ký thƣơng hiệu cho sản phẩm của LN, xây dựng chƣơng trình quảng bá, tiếp thị sản phẩm. Có nhƣ vậy mới tránh đƣợc hiện tƣợng làm hàng giả, hàng nhái trong quá trình sản xuất và ngày càng tạo dựng uy tín cho sản phẩm của LN Đồng Kỵ.

2.2.5.2. Quy trình sản xuất

Quy trình sản xuất sản phẩm đồ gỗ của làng đã từng bƣớc đƣợc chun mơn hóa, phù hợp với xu thế phát triển của nền KTTT, bao gồm các khâu: Pha gỗ, vẽ khuôn, đục, ghép thành phẩm, khảm trai, đánh bóng, bảo quản mặt hàng mộc.

Trƣớc đây, mỗi gia đình bắt đầu từ việc nhập gỗ về, tự xẻ, pha, đục, trạm khảm rồi đánh bóng. Do nhu cầu phát triển sản xuất theo quy mô lớn hơn, xuất hiện những ngƣời chuyên nhận gỗ từ đầu nguồn về bán lại cho ngƣời sản xuất. Trong số những ngƣời sản xuất, lại hình thành những chủ sản xuất đứng ra nhận đơn đặt hàng rồi thuê

ngƣời khác đứng ra sản xuất. Những ngƣời đứng ra sản xuất chỉ mua gỗ, thuê nhân công xẻ gỗ rồi sau đó th những CSSX nhỏ hơn làm các cơng đoạn tiếp theo. LN giờ đây dần trở thành một xƣởng sản xuất lớn. Mỗi CSSX đóng vai trị là một bộ phận trong một quy trình khép kín từ khi nhập ngun liệu đến khi xuất sản phẩm ra thị trƣờng. Mỗi CSSX chỉ đảm nhận một khâu nhất định trong quá trình sản xuất; khơng có CSSX nào đảm nhận từ đầu đến cuối của q trình sản xuất một sản phẩm. Có thể thấy rằng, sự chun mơn hoá ở đây rất sâu. Tuy nhiên, do xu hƣớng thị trƣờng mà nhiều khâu trong q trình sản xuất khơng đƣợc đảm bảo, ngƣời sản xuất chỉ chú ý khâu cuối cùng là việc phun sơn, đánh bóng để hồn thiện sản phẩm.

Hình 2.2: Quy trình sản xuất đồ gỗ 2.2.6. Thị trường tiêu thụ

Đồ gỗ Đồng Kỵ là một địa chỉ đáng tin cậy của khách hàng trong và ngồi nƣớc. Sản phẩm của LN có mặt ở hầu hết các địa phƣơng trong cả nƣớc nhƣng doanh thu của LN có đƣợc lại chủ yếu dựa vào xuất khẩu. Thị trƣờng lớn nhất là Trung Quốc. Việc mở rộng và xuất khẩu mạnh sang thị trƣờng Trung Quốc bắt đầu từ năm 2006. Các sản phẩm đồ gỗ Đồng Kỵ có mặt hầu hết ở các điểm bn bán tại các tỉnh biên giới của Trung Quốc với Việt Nam. Năm 2006, đã có 140 cửa hàng giới thiệu sản

phẩm gỗ đƣợc mở tại Pị Chài, Đơng Hƣng, Bằng Tƣờng, Nam Ninh (Trung Quốc).

Trong đó, đáng chú ý là cửa khẩu Pò Chài, với trên 60 cửa hàng đồ gỗ mỹ nghệ. Hiện ở Đồng Kỵ có khoảng trên 200 doanh nghiệp kinh doanh và sản xuất đồ gỗ. Nếu tính cả tỉnh Bắc Ninh thì có đến vài trăm. Hàng năm, giá trị xuất khẩu của sản phẩm gỗ chiếm khoảng 65% giá trị xuất khẩu các sản phẩm LN của Tỉnh, đạt 37 triệu USD. Đây là một con số lớn so với các LN khác trong cả nƣớc.

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEB phát triển bền vững làng nghề đồ gỗ đồng kỵ, thị xã từ sơn, tỉnh bắc ninh (Trang 36)