Nguồn nguyên liệu

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEB phát triển bền vững làng nghề đồ gỗ đồng kỵ, thị xã từ sơn, tỉnh bắc ninh (Trang 42)

Chƣơng 2 : Thực trạng phát triển bền vững làng nghề đồ gỗ Đồng Kỳ

2.2. Các nhân tố ảnh hƣởng đến sự phát triển bền vững của làng nghề đồ gỗ

2.2.4. Nguồn nguyên liệu

Gỗ là nguyên liệu cơ bản cho quá trình sản xuất của LN Đồng Kỵ. Các loại gỗ quý thƣờng sử dụng nhƣ: trắc, gụ, hƣơng, cẩm lai, mun (đen, sọc), sƣa, huyết, vàng tâm, cẩm thị... Các CSSX thƣờng mua lại gỗ từ các chủ buôn gỗ. Những năm gần đây, do đóng cửa rừng nên nguyên liệu gỗ trong nƣớc trở nên khan hiếm. Gần đây, gỗ cung cấp cho LN chủ yếu là gỗ nhập khẩu từ Lào, Camphuchia và Thái Lan. Các chủ bn gỗ có thể nhập trực tiếp hoặc nhập thơng qua các công ty trong nƣớc. Gỗ nhập khẩu đƣợc các chủ buôn tập kết về các kho bãi (chợ gỗ) ở Đồng Kỵ để các CSSX có nhu cầu đến mua ngay tại khu vực LN.

Hiện nay, giá gỗ tăng cao từ 40-100% hằng năm gây khó khăn cho các doanh nghiệp, đặc biệt là gỗ trắc giá dao động rất lớn tùy theo kích thƣớc, thể loại từ 40- 300 triệu đồng/m3, hoặc cao hơn lên đến hàng tỷ đồng/m3... Đây là yếu tố chính dẫn đến giá sản phẩm đồ gỗ cao. Lƣợng gỗ sử dụng phụ thuộc vào quy mô của CSSX. Tổng lƣợng gỗ sử dụng cho cả làng Đồng Kỵ, ƣớc tính khoảng 20.000 m3/năm; sản xuất trung bình của mỗi hộ gia đình từ 4-6 bộ bàn ghế/tháng, ƣớc khoảng 1-2 m3 gỗ/tháng; ở một số HTX, công ty TNHH, lƣợng gỗ sử dụng có thể lên tới 10-100 m3/tháng. Tuy nhiên, với tốc độ khai thác tài ngun nhanh chóng nhƣ hiện nay thì vấn đề tìm kiếm ngun liệu gỗ cho sản xuất tại LN Đồng Kỵ đã trở nên khó khăn, dẫn đến q trình sản xuất rơi vào tình trạng bấp bênh, thiếu ổn định.

Bảng 2.2: Nguyên liệu và định mức sản xuất

Nguyên liệu Gỗ Giấy ráp Keo cồn Bột đắp gồm bột đá, bột đất và mùn chả Xăng, củ xi Sơn, véc ni

(Nguồn: Báo cáo Đánh giá tác động môi trường CCN LNĐG Đồng Kỵ)

Bên cạnh đó, q trình sản xuất cịn sử dụng nhiều ngun vật liệu và hố chất khác, nhƣ: keo (cồn), bột đắp, giấy ráp, và đối với sản phẩm hoàn thiện còn dùng

khan hiếm, thƣờng phải nhập từ Đài Loan, Singapo, Indonexia, Philippin. Nguồn nƣớc sử dụng để sản xuất và sinh hoạt là nƣớc giếng đào và giếng khoan. Lƣu lƣợng nƣớc sử dụng là: 350m3/ngày đêm. Lƣu lƣợng nƣớc xả thải là: 280m3/ngày đêm. Nguồn tiếp nhận nƣớc thải là sông Ngũ Huyện Khê.

Có thể nói, nguồn nguyên liệu sẵn có tại địa phƣơng, nhất là nguyên liệu gỗ là hầu nhƣ khơng có và ngày càng trở nên khan hiếm. Đây là bài tốn nan giải và ảnh hƣởng khơng nhỏ đến sự phát triển lâu dài của LN Đồng Kỵ.

2.2.5. Thương hiệu sản phẩm và quy trình sản xuất

2.2.5.1. Thương hiệu sản xuất

Hiện LN Đồng Kỵ cung cấp gần nhƣ đầy đủ các mặt hàng đồ gỗ mỹ nghệ cao cấp phụ vụ cho sinh hoạt, cơng việc, trang trí nội thất hay thờ cúng... tại thị trƣờng trong và ngoài nƣớc. Căn cứ vào cơng dụng của mặt hàng đồ gỗ, có thể chia các sản phẩm đồ gỗ của làng Đồng Kỵ thành 3 nhóm chính nhƣ sau: (i) các sản phẩm phục vụ việc xây dựng và hoàn thiện nhà cửa; (ii) các sản phẩm nội thất trong nhà và (iii) các sản phẩm mang tính chất trang trí thờ cúng. Các sản phẩm LN Đồng Kỵ ngày càng khẳng định chất lƣợng trong và ngoài nƣớc. Tuy nhiên, việc xây dựng logo, giới thiệu địa chỉ,... hiện chƣa đủ để đánh thức tiềm năng, cũng nhƣ bảo vệ quyền lợi của mình và khách hàng nên LN Đồng Kỵ phải đăng ký thƣơng hiệu cho sản phẩm của LN, xây dựng chƣơng trình quảng bá, tiếp thị sản phẩm. Có nhƣ vậy mới tránh đƣợc hiện tƣợng làm hàng giả, hàng nhái trong quá trình sản xuất và ngày càng tạo dựng uy tín cho sản phẩm của LN Đồng Kỵ.

2.2.5.2. Quy trình sản xuất

Quy trình sản xuất sản phẩm đồ gỗ của làng đã từng bƣớc đƣợc chun mơn hóa, phù hợp với xu thế phát triển của nền KTTT, bao gồm các khâu: Pha gỗ, vẽ khuôn, đục, ghép thành phẩm, khảm trai, đánh bóng, bảo quản mặt hàng mộc.

Trƣớc đây, mỗi gia đình bắt đầu từ việc nhập gỗ về, tự xẻ, pha, đục, trạm khảm rồi đánh bóng. Do nhu cầu phát triển sản xuất theo quy mô lớn hơn, xuất hiện những ngƣời chuyên nhận gỗ từ đầu nguồn về bán lại cho ngƣời sản xuất. Trong số những ngƣời sản xuất, lại hình thành những chủ sản xuất đứng ra nhận đơn đặt hàng rồi thuê

ngƣời khác đứng ra sản xuất. Những ngƣời đứng ra sản xuất chỉ mua gỗ, th nhân cơng xẻ gỗ rồi sau đó th những CSSX nhỏ hơn làm các cơng đoạn tiếp theo. LN giờ đây dần trở thành một xƣởng sản xuất lớn. Mỗi CSSX đóng vai trị là một bộ phận trong một quy trình khép kín từ khi nhập ngun liệu đến khi xuất sản phẩm ra thị trƣờng. Mỗi CSSX chỉ đảm nhận một khâu nhất định trong quá trình sản xuất; khơng có CSSX nào đảm nhận từ đầu đến cuối của q trình sản xuất một sản phẩm. Có thể thấy rằng, sự chun mơn hoá ở đây rất sâu. Tuy nhiên, do xu hƣớng thị trƣờng mà nhiều khâu trong q trình sản xuất khơng đƣợc đảm bảo, ngƣời sản xuất chỉ chú ý khâu cuối cùng là việc phun sơn, đánh bóng để hồn thiện sản phẩm.

Hình 2.2: Quy trình sản xuất đồ gỗ 2.2.6. Thị trường tiêu thụ

Đồ gỗ Đồng Kỵ là một địa chỉ đáng tin cậy của khách hàng trong và ngồi nƣớc. Sản phẩm của LN có mặt ở hầu hết các địa phƣơng trong cả nƣớc nhƣng doanh thu của LN có đƣợc lại chủ yếu dựa vào xuất khẩu. Thị trƣờng lớn nhất là Trung Quốc. Việc mở rộng và xuất khẩu mạnh sang thị trƣờng Trung Quốc bắt đầu từ năm 2006. Các sản phẩm đồ gỗ Đồng Kỵ có mặt hầu hết ở các điểm bn bán tại các tỉnh biên giới của Trung Quốc với Việt Nam. Năm 2006, đã có 140 cửa hàng giới thiệu sản

phẩm gỗ đƣợc mở tại Pị Chài, Đơng Hƣng, Bằng Tƣờng, Nam Ninh (Trung Quốc).

Trong đó, đáng chú ý là cửa khẩu Pò Chài, với trên 60 cửa hàng đồ gỗ mỹ nghệ. Hiện ở Đồng Kỵ có khoảng trên 200 doanh nghiệp kinh doanh và sản xuất đồ gỗ. Nếu tính cả tỉnh Bắc Ninh thì có đến vài trăm. Hàng năm, giá trị xuất khẩu của sản phẩm gỗ chiếm khoảng 65% giá trị xuất khẩu các sản phẩm LN của Tỉnh, đạt 37 triệu USD. Đây là một con số lớn so với các LN khác trong cả nƣớc.

Bảng 2.3: Tình hình tiêu thụ sản phẩm ở một số ngành nghề trọng điểm trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh năm 2010

TT 1 2 3 4 5 Trung bình

(Nguồn: Sở Cơng Thương tỉnh Bắc Ninh, 2010)

Ngồi thị trƣờng Trung Quốc, sản phẩm đồ gỗ Đồng Kỵ đã từng bƣớc có mặt tại các thị trƣờng khó tính hơn, nhƣ: Singapore, Đài Loan… và sang một số nƣớc châu Âu, nhƣ: Pháp, Canada, Australia, Mỹ, EU. Tuy nhiên, thị trƣờng tiêu thụ của LNĐG Đồng Kỵ đang chịu sự cạnh tranh khốc liệt của các LNĐG thuộc tỉnh, thành khác trong cả nƣớc và các sản phẩm gỗ ép công nghiệp, đồ dùng model. Hơn nữa, sản phẩm làm ra phụ thuộc lớn vào thị trƣờng Trung Quốc nên bị động trong việc tiêu thụ hàng hóa. Mặt khác, khi tiếp cận thị trƣờng Tây Âu, đồ gỗ Đồng Kỵ cịn gặp khó khăn do cơng nghệ thấp, khơng thích ứng tốt với khí hậu của nƣớc nhập khẩu.

Các chủ trƣơng phát triển LN đã đƣợc Đảng và Nhà nƣớc quan tâm ngay từ những năm kháng chiến. Sau khi hồ bình lập lại, Chính phủ đã có những chính sách khuyến khích sản xuất; trong đó có việc khơi phục, phát triển nghề phụ gia đình, nghề thủ cơng. Nhà nƣớc chịu trách nhiệm giúp hƣớng dẫn kỹ thuật, cung cấp nguyên liệu, tiêu thụ sản phẩm (Chỉ thị 110/TTg của Chính phủ ngày 6/9/1975). Qua các kỳ đại hội Đảng, vấn đề phát triển TTCN ở nông thôn ngày càng đƣợc nhấn mạnh và quan tâm hơn. Nhận thức về vị trí, vai trị của kinh tế hộ gia đình có những bƣớc biến chuyển tích cực.

Đại hội đại biểu Đảng tồn quốc lần thứ VI (12/1986) đã mở ra thời kỳ đổi mới kinh tế đất nƣớc. Các thành phần kinh tế trong nền kinh tế quốc dân đƣợc thừa nhận tồn tại và phát triển. Nghị quyết 10 của Bộ Chính trị (5/4/1988) đã chủ trƣơng:

“Phát triển công nghiệp, TTCN, vận tải và dịch vụ ở nơng thơn dưới nhiều hình thức, trong từng vùng và tiểu vùng. Tận dụng và phát huy các cơ sở cơng nghiệp, TTCN, nơng lâm thủy sản hiện có, xây dựng những cơ sở chế biến quy mô vừa và nhỏ nhưng kỹ thuật hiện đại, cơng nghệ thích hợp để tạo ra những hàng tiêu dùng trong nước và xuất khẩu có giá trị cao”. Chủ trƣơng này đã mở ra cho nông thôn

Việt Nam phát triển đa dạng, phong phú và trƣớc tiên là lĩnh vực chế biến với những cơ sở có quy mơ vừa và nhỏ là chủ yếu [6, tr. 67-68].

Tại Đại hội Đại biểu Đảng toàn quốc lần thứ VII, Đảng ta đặc biệt chú ý tới việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế nơng nghiệp nơng thơn, CNH nơng nghiệp, trong đó coi trọng sự phát triển của các ngành nghề truyền thống, công nghiệp và dịch vụ ở nơng thơn.

Đại hội Đại biểu Đảng tồn quốc lần thứ VIII (tháng 6/1996) đã nhấn mạnh vai trị quan trọng và hƣớng phát triển của LN nơng thôn với tƣ cách là một đơn vị kinh doanh độc lập: “Phát triển các ngành nghề, LNTT và các ngành nghề mới bao

gồm TTCN, công nghiệp sản xuất hàng tiêu dùng, hàng xuất khẩu, công nghiệp khai thác và chế biến các nguồn ngun liệu phi nơng nghiệp, các loại hình dịch vụ phục vụ sản xuất và phục vụ nhân dân...”.

Tại Đại hội Đại biểu Đảng tồn quốc lần thứ IX (4/2001), vai trị của LN một lần nữa lại đƣợc nhấn mạnh: “Phát triển công nghiệp, dịch vụ các ngành nghề đa

dạng, chú trọng cơng nghiệp chế biến, cơ khí phục vụ nơng nghiệp, các LN, chuyển một bộ phận quan trọng lao động trong nông nghiệp sang khu vực công nghiệp và dịch vụ...”. Trong định hƣớng phát triển các ngành kinh tế và các vùng, Đảng ta

khẳng định: “Mở mang các LN, phát triển các điểm công nghiệp, TTCN sản xuất

hàng thủ công mỹ nghệ...”.

Nhà nƣớc cũng đã ban hành nhiều văn bản quy phạm pháp luật và chính sách liên quan đến phát triển kinh tế bền vững nói chung, PTBV LN nói riêng, đặc biệt là Quyết định số 132/2000/QĐ-TTg ngày 24/11/2000 của Thủ tƣớng Chính phủ “về một số

chính sách khuyến khích phát triển ngành nghề nơng thơn” và Nghị định 66/2006/NĐ-

CP của Chính phủ ngày 07/7/2006 về “Phát triển ngành nghề nơng thôn”. Các văn bản pháp luật này đã tạo hành lang pháp lý cho các hoạt động kinh doanh và tiêu thụ sản phẩm ở nơng thơn và các LN; từ đó, tạo bƣớc phát triển mới cho các LN.

Đến Đại hội lần thứ X của Đảng, quan điểm phát triển kinh tế tƣ nhân đạt tới mức độ cao khi Đảng ta cho phép đảng viên đƣợc làm kinh tế tƣ nhân và tạo mọi điều kiện cho kinh tế tƣ nhân phát triển. Quốc hội đã thông qua 2 đạo luật đƣợc đánh giá là“bước ngoặt” đối với các doanh nghiệp, các nhà đầu tƣ, thuộc tất cả các thành phần kinh tế ở Việt Nam: Luật doanh nghiệp và Luật đầu tƣ (có hiệu lực từ ngày 01/7/2006). Đó là bƣớc đột phá mới nhằm xoá bỏ sự phân biệt đối xử giữa các thành phần kinh tế, các loại hình doanh nghiệp, tạo khung khổ pháp lý thống nhất về quản lý mọi loại hình doanh nghiệp, đầu tƣ và xây dựng làm nền tảng để phát triển các LN.

Đại hội Đại biểu Đảng toàn quốc lần thứ XI tiếp tục khẳng định: "Hoàn thiện cơ chế chính sách để phát triển mạnh mẽ kinh tế tư nhân trở thành một trong những động lực của nền kinh tế. Hỗ trợ các doanh nghiệp vừa và nhỏ, các trang trại, hộ SXKD, đặc biệt trong nông nghiệp và khu vực nông thôn, đáp ứng yêu cầu phát triển KTTT, hội nhập kinh tế quốc tế". Đồng thời, khẳng định việc phát triển hài

hòa, bền vững các vùng, xây dựng đô thị và nông thôn mới: "Quy hoạch phát triển

nghiệp, dịch vụ và LN gắn với BVMT. Đẩy mạnh xây dựng kết cấu hạ tầng nông thôn. Tạo môi trường thuận lợi để khai thác mọi khả năng đầu tư vào nông nghiệp nông thôn, nhất là đầu tư của các doanh nghiệp vừa và nhỏ, thu hút nhiều lao động. Triển khai có hiệu quả Chương trình đào tạo nghề cho 1 triệu lao động nơng thơn mỗi năm” [4, tr. 66].

Có thể thấy Đảng và Nhà nƣớc đã sớm nhận ra vai trị của ngành nghề và LN nơng thơn, và sớm có những định hƣớng cho sự phát triển kinh tế LN nhằm tạo động lực góp phần thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hƣớng đẩy mạnh CNH, HĐH nông nghiệp nơng thơn.

2.2.7.2. Chủ trương, chính sách của tỉnh Bắc Ninh

Trên cơ sở các chủ trƣơng, chính sách của Đảng và pháp luật của Nhà nƣớc; dựa vào thực tế về điều kiện tự nhiên, đặc điểm KT-XH của Tỉnh, Tỉnh ủy, UBND tỉnh Bắc Ninh đã ban hành các chủ trƣơng, chính sách tạo điều kiện thuận lợi cho việc phát triển kinh tế nông thôn, đặc biệt là việc phát triển các LN tại khu vực nông thôn.

Ngày 25/5/1998, Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh Bắc Ninh đã ban hành Nghị quyết số 04-NQ/TU về việc phát triển LN TTCN trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh (có 3 định hƣớng và 7 giải pháp). Sau đó là một loạt các chỉ thị, nghị quyết và các chính sách của tỉnh Bắc Ninh đã ảnh hƣởng tích cực đến sự phát triển của các LN [4. tr. 84].

Ngày 03/02/2000, Ban Thƣờng vụ Tỉnh ủy ra Nghị quyết số 12-NQ/TU về xây dựng phát triển KCN, CCN, TTCN. Ngày 03/01/2001, Đại hội Đại biểu Đảng bộ Tỉnh lần thứ XVI đã chỉ rõ:“Phát triển doanh nghiệp vừa và nhỏ, công nghiệp-

TTCN. Triển khai xây dựng các CCN-TTCN LN và đa nghề ở các huyện. Tập trung sản xuất các sản phẩm có lợi thế của địa phương. Tăng cường xây dựng cơ sở vật chất kỹ thuật để đẩy mạnh SXCN, nông nghiệp, dịch vụ nhằm phát triển KT-XH và nâng cao đời sống nhân dân” [14].

Ngày 04/05/2001, Tỉnh ủy Bắc Ninh ra Nghị quyết số 02-NQ/TU về xây dựng và phát triển KCN, CCN (đa nghề và LN) trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh. Đồng thời, đƣa ra 12 nhiệm vụ và giải pháp chủ yếu; trong đó, đã chú ý đến cơng tác hồn chỉnh quy hoạch, giải phóng mặt bằng, các chính sách khuyến khích ƣu đãi đầu tƣ,

cải cách hành chính… Việc quy hoạch và phát triển các CCN LN là một vận dụng sáng tạo của tỉnh Bắc Ninh trong việc thực hiện chủ trƣơng phát triển nông nghiệp nông thôn theo hƣớng đẩy mạnh CNH, HĐH đất nƣớc [4, tr. 85].

Ngày 26/06/2001, UBND tỉnh Bắc Ninh ra Quyết định số 60/2001/QĐ-UB quy định ƣu đãi khuyến khích đầu tƣ trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh. Đây là một chính sách có tính đột phá, mở đƣờng cho thu hút đầu tƣ mạnh mẽ của tỉnh Bắc Ninh. Tỉnh Bắc Ninh ƣu đãi về giá thuê đất, hỗ trợ tiền đền bù thiệt hại về đất, miễn giảm hoặc chậm nộp tiền thuê đất, tạo điều kiện cho vay vốn để đầu tƣ CSHT KCN, hỗ trợ kinh phí từ ngân sách địa phƣơng cho đầu tƣ hạ tầng KCN, Nhà nƣớc tập trung đầu tƣ xây dựng đồng bộ các cơng trình hạ tầng ngồi hàng rào các khu, CCN, hỗ trợ đào tạo nghề, xúc tiến thƣơng mại, tiếp cận thị trƣờng… [4, tr. 86].

Trên cơ sở chủ trƣơng của Đảng và Nhà nƣớc; Quyết định số 132/2000/QĐ-TTg của Thủ tƣớng Chính phủ về một số chính sách khuyến khích phát triển ngành nghề nơng thơn; thực hiện Nghị quyết Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh Bắc Ninh lần thứ XVI, Sở Cơng Nghiệp tỉnh Bắc Ninh đã trình Tỉnh ủy ra Nghị quyết về “Chủ trương mở

mang ngành nghề mới, đưa KH-CN hiện đại vào sản xuất TTCN, giải quyết việc làm

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEB phát triển bền vững làng nghề đồ gỗ đồng kỵ, thị xã từ sơn, tỉnh bắc ninh (Trang 42)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(106 trang)
w