Thành lập công ty định mức tín nhiệm trên TTCK Việt Nam

Một phần của tài liệu Thực trạng và giải pháp phát triển thị trường chứng khoán phi tập trung (thị trường OTC) tại việt nam (Trang 74 - 83)

: Cổ phiếu Có Gía trị giao dịch

P. NGHIÊN CỨU & PHÁT TRIỂN

3.4.6. Thành lập công ty định mức tín nhiệm trên TTCK Việt Nam

Qua diễn biến thực trạng chung cũng như những hạn chế trên TTCK Việt Nam, chúng ta nhận thấy sự chênh lệch rõ rệt giữa những chủ thể tham gia trên TTCK Việt Nam với những chủ thể tham gia trên TTCK nước ngoài, nhất là những nhà đầu tư Việt Nam. Trước sự kiện Việt Nam hòa nhập cùng môi trường mậu dịch tự do quốc tế, chúng ta rất cần một công ty ĐMTN chuyên nghiệp hổ trợ và định hướng TTCK Việt Nam phát triển theo hướng bền vững, hiệu quả hơn.

UBCNNN ban hành khung pháp lý bắt buộc tất cả các DN niêm yết đồng loạt thực hiện xếp hạng tín nhiệm. Để phát triển loại hình này, Ủy Ban Chứng khoán Nhà Nước không nên dừng lại việc khuyến khích xếp hạng tín nhiệm mà phải thông qua việc ban hành các quy định về ĐMTN bắt buộc, yêu cầu các công ty cổ phần niêm yết trên TTCK phải xác định mức tín nhiệm, nhất là những DN phát hành trái phiếu dù chào bán ra công chúng hay chào bán riêng lẻ. Vừa tạo sự an tâm cho nhà đầu tư, vừa tạo uy tín cho bản thân DN được xếp hạng tín nhiệm.Việc xây dựng khung pháp lý cho công ty ĐMTN, Bộ tài chính và UBCKNN nên quy định khung pháp lý cụ thể cho hoạt động công ty ĐMTN như lĩnh vực hoạt động cho phép hay hạn chế, qui mô vốn tối thiểu, hạn chế về cổ đông, công bố thông tin, phân bổ nguồn nhân lực …

Về hình thức tổ chức của Công ty ĐMTN thì mỗi quốc gia sẽ có mô hình tổ chức riêng biệt nhằm phù hợp với đặc điểm từng quốc gia. Phân loại theo hình thức thì nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa Việt Nam bao gồm những loại mô hình doanh nghiệp cơ bản sau:

- Doanh nghiệp nhà nước (Luật DNNN năm 2004).

- Công ty trách nhiệm hữu hạn (Luật doanh nghiệp năm 2005). - Công ty cổ phần (Luật DN năm 2005).

- Công ty hợp danh (Luật DN năm 2005). - DN tư nhân (Luật DN năm 2005).

- Công ty có vốn đầu tư nước ngoài (Luật đầu tư nước ngoài tại Việt Nam và luật sửa đổi bổ sung 09/06/2000).

Tuy nhiên, như chúng ta đã thấy, trong thời gian qua, mô hình công ty nhà nước hoạt động không hiệu quả trên tất cả các ngành nghề tại Việt Nam (trừ những ngành nghề mang tính chất độc quyền hay các thành phần kinh tế khác không đầu tư). Mô hình công ty trách nhiệm hữu hạn tuy là mô hình phổ biến nhất Việt Nam hiện nay nhưng thông thường các thành viên góp vốn quen biết, tin cậy lẫn nhau,

hạn chế huy động vốn... Mô hình DN tư nhân hoàn toàn không phù hợp lĩnh vực xếp hạng tín nhiệm rất mới tại Việt Nam, phù hợp hoạt động sản xuất kinh doanh ngành nghề truyền thống với quy mô quản lý mang tính chất gia đình.

Mô hình công ty cổ phần và liên doanh là phù hợp nhất cho công ty ĐMTN chuyên nghiệp vì TTCK Việt Nam còn lạ lẫm với hoạt động xếp hạng tín nhiệm, chúng ta cần những cổ đông chiến lược nước ngoài nhằm phát huy lợi thế của một quốc gia đi sau.

Tóm tắt chương 3

Mục tiêu chính là xây dựng mô hình TTCK phi tập trung có sự tham gia của nhà tạo lập thị trường và các nhóm giải pháp hỗ trợ phát triển cả về quy mô và chất lượng hoạt động nhằm tạo kênh huy động vốn trung và dài hạn cho đầu tư phát triển doanh nghiệp Việt Nam. Việc xây dựng và phát triển TTCK phi tập trung cần được thực hiện trên các nguyên tắc cơ bản sau:

 Phát triển TTCK phi tập trung trên cơ sở quản lý bằng pháp luật, tạo điều kiện để thị trường hoạt động và phát triển, đảm bảo quyền, lợi ích hợp pháp của mọi chủ thể tham gia trên thị trường.

 Việc phát triển thị trường này phải đảm bảo an toàn, minh bạch, hiệu quả, góp phần huy động vốn cho đầu tư phát triển các doanh nghiệp, thúc đẩy quá trình cổ phần hóa các doanh nghiệp Nhà nước.

 Việc phát triển TTCK phi tập trung phải trên cơ sở chiến lược phát triển một TTCK thống nhất cho cả nước do TTCK phi tập trung là bộ phận không thể tách rời trong hệ thống TTCK.

 Xây dựng một TTCK phi tập trung hiện đại có quy mô từ nhỏ đến lớn phù hợp với điều kiện và nhu cầu của Việt Nam trong từng giai đoạn.

 Việc phát triển TTCK phi tập trung trên cơ sở phù hợp với các tiêu chuẩn và thông lệ quốc tế, để từng bước có thể hội nhập với thị trường thế giới.

Trên thực tế xây dựng TTCK phi tập trung với các phương thức giao dịch hiện đại là xu hướng phổ biến của TTCK thế giới. Thị trường này sẽ tạo ra sự linh hoạt thuận tiện hơn cho các nhà đầu tư, xong khó quản lý hơn và có độ rủi ro cao hơn TTCK tập trung.

Trong giai đoạn hiện nay, nếu áp dụng mô hình TTCK phi tập trung, do vai trò của các tổ chức như TTGDCK Hà Nội, các công ty chứng khoán chưa cao nên UBCKNN sẽ thực hiện vai trò quản lý Nhà nước đối với hoạt động của TTCK phi tập trung. Với 3 hệ thống giao dịch: hệ thống giao dịch thỏa thuận, hệ thống báo giá trung tâm và hệ thống nhà tạo lập thị trường (một hệ thống giao dịch mới). Vì vậy, để thúc đẩy việc hình thành và phát triển TTCK phi tập trung cần đưa ra một số giải pháp phù hợp với điều kiện Việt Nam với mục đích hỗ trợ cho việc xây dựng và phát triển thị trường chứng khoán Việt Nam.

KẾT LUẬN

Thị trường chứng khoán phi tập trung nói riêng và thị trường chứng khoán Việt Nam nói chung đã có sự tăng trưởng vượt bậc, đặc biệt là trong năm 2006 đến nửa đầu năm 2007 với sự phát triển nhanh về quy mô vốn, số lượng chứng khoán, giá trị giao dịch, số lượng tài khoản giao dịch. Tuy thị trường có sự điều chỉnh giảm trong thời gian qua nhưng tiềm năng phát triển vẫn còn rất lớn.

Theo đề án phát triển thị trường vốn Việt nam đến năm 2010 và tầm nhìn đến năm 2020 của Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Tấn Dũng, mục tiêu là đến 2010 giá trị vốn hóa thị trường chứng khoán đạt 50% GDP và đến năm 2020 đạt 70% GDP. Với mục tiêu đó, thị trường chứng khoán là thành phần chủ đạo để đưa thị trường vốn trở thành một cấu thành quan trọng của thị trường tài chính Việt Nam, và đến năm 2020 thị trường vốn của chúng ta sẽ phát triển tương đương với các thị trường các nước trong khu vực.

Việc chuẩn bị các điều kiện cần thiết để xây dựng TTGDCK Hà Nội thành thị trường chứng khoán phi tập trung có sự tham gia của nhà tạo lập thị trường sau năm 2010 là hết sức cấp bách và thiết thực. Thị trường chứng khoán phi tập trung cùng với thị trường chứng khoán tập trung sẽ đóng một vai trò ngày càng quan trọng trong nền kinh tế, và có khả năng liên kết với các thị trường chứng khoán khu vực và quốc tế để trở thành công cụ cơ bản để huy động vốn trung và dài hạn cho các doanh nghiệp, các hoạt động kinh tế-xã hội theo chủ trương của Đảng và Nhà nước đã đặt ra.

Với các hạn chế về nguồn lực, thời gian và kinh phí khi thực hiện đề tài này nên khó tránh khỏi một số hạn chế nhất định như:

Một là, chưa có các thống kê định lượng thăm dò ý kiến của nhà đầu tư, người dân đánh giá về lợi ích cũng như tính cấp thiết về việc xây dựng mô hình TTCK phi tập trung có sự tham gia của nhà tạo lập thị trường ở Việt Nam. Đồng thời, chưa có cơ hội đi nghiên cứu tình hình thực tế về cơ cấu, tổ chức, vận hành và hoạt động của các mô hình TTCK phi tập trung nổi tiếng trên thế giới nên tính hoàn chỉnh của mô hình còn hạn chế.

Hai là, khi xây dựng mô hình còn ít nhiều còn gắn kết mô hình của các nước trên thế giới với mô hình hiện có của TTGDCK Hà Nội để hình thành mô hình. Chính vì điều này đã làm hạn chế đến tính sáng tạo của đề tài.

Ba là, một điều cũng cần đề cập đến là khi xây dựng lộ trình áp dụng của mô hình thì lại phụ thuộc vào chủ trương, định hướng của Nhà nước nên việc xây dựng mô hình TTCK phi tập trung đáp ứng ngay theo yêu cầu của thực tiễn sẽ bị hạn chế.

Cuối cùng, mô hình này trong tương lai gần, từ nay đến năm 2020 chưa áp dụng cho các sản phẩm phái sinh. Tuy nhiên, theo tác giả cùng với xu hướng của thế giới, chúng ta cũng nên nghiên cứu tiếp tục để có thể áp dụng mô hình này cho các sản phẩm phái sinh, dự kiến sau năm 2020.

Vì vậy, với ý thức sâu sắc của bản thân về các hạn chế của đề tài này như đã nêu trên, tác giả hy vọng đây sẽ là các hướng gợi mở của đề tài để tiếp tục các hướng nghiên cứu tiếp theo trong tương lai.

PHỤ LỤC

Bảng 1.1: Tên, hình thức và số lượng nhà tạo lập thị trường ở các nước trên thế giới

Nước Tên Hình thức sàn Số lượng nhà tạolập thị trường

Châu Mỹ

Mỹ NYSE Sàn cổ điển đấu lệnh 1

Mỹ NASDAQ Sàn điện tử đấu giá (NASDAQ) Ít nhất 1 (tối đa l 3 với chứng khoán mới niêm yết) Canada Sàn GD Toronto Sàn điện tử đấu lệnh 1

Châu Âu

Sàn điện tử đấu lệnh (SETS) Không có Đức Deutsche Borse Sàn cổ điển đấu lệnh

Sàn điện tử đấu giá (XETRA)

1 1 hoặc nhiều

Pháp Euronext Paris Sàn điện tử đấu lệnh (NSC) 1 hoặc nhiều Hà Lan Euronext Amsterdam Sàn điện tử đấu lệnh (NSC) 1 hoặc nhiều Bỉ Euronext Brussels Sàn điện tử đấu lệnh (NSC) 1 hoặc nhiều Bồ Đào Nha Euronext Lisbon Sàn điện tử đấu lệnh (NSC) 1 hoặc nhiều Tây Ban Nha Sàn GD Maldrid Sàn điện tử đấu lệnh (SIBE) 1 hoặc nhiều Ý Sàn GD Ý Sàn điện tử đấu lệnh (MTA) Tối đa là 1

Hi Lạp Sàn GD Athens Sàn điện tử đấu lệnh (OASIS) 1 hoặc nhiều MM riêng cho trái phiếu Đan Mạch Sàn GD Copenhagen Sàn điện tử đấu lệnh 1 hoặc nhiều

Áo Wiener Borse Sàn điện tử đấu lệnh 1

Phần Lan Sàn GD Hensilki Sàn điện tử đấu lệnh Tối đa là 1 Na Uy Sàn GD Oslo Sàn điện tử đấu lệnh 1 hoặc nhiều Thuỵ Sĩ Sàn GD Thuỵ Sĩ Sàn điện tử đấu lệnh 1 hoặc nhiều Ai Len Sàn GD Ailen Sàn điện tử đấu lệnh 1 hoặc nhiều MM

cho trái phiếu

Châu Á

Nhật Bản Sàn GD Tokyo Sàn điện tử đấu lệnh Không có Israel Sàn GD Tel-Aviv Sàn điện tử đấu lệnh Không có

Thị trường mới nổi (Gia nhập khối Châu Âu)

Ba Lan Sàn GD Warsaw Sàn điện tử đấu lệnh Ít nhất 1 Czech Sàn GD Prague Sàn điện tử đấu lệnh Ít nhất 1 Slovakia Sàn GD Ljubjana Sàn điện tử đấu lệnh Không có Malta Sàn GD Malta Sàn điện tử đấu lệnh Không có Estonia Sàn GD Estonia Sàn điện tử đấu lệnh Tối đa là 1 Cyprus Sàn GD Cyprus Sàn điện tử đấu lệnh Không có

Thị trường mới nổi

Ai Cập Sàn GD Cairo Sàn điện tử đấu lệnh MM riêng cho trái phiếu

Thổ Nhĩ Kì Sàn GD Istanbul Sàn điện tử đấu lệnh MM riêng cho chứng khoán phái sinh

Hồng Kông Sàn GD Hongkong Sàn điện tử đấu lệnh MM riêng cho chứng khoán phái sinh

Bảng 1.2: Tên nhà tạo lập thị trường tương ứng ở mỗi dạng thị trường trên thế giới và thời gian tồn tại

Bảng 1.3:Cơ chế hoạt động của nhà tạo lập thị trường

Hệ thống tạo lập thị trường trên sàn điện tử đấu giá thao giá (khớp giá)

Hệ thống tạo lập thị trường phi tập trung trên sàn giao dịch điện tử khớp lệnh (Sàn Athens,Euronext,Italia)

Hệ thống tạo lập thị trường tập trung trên sàn giao dịch điện tử khớp lệnh (Sàn AMS trước đây) Hệ thống tạo lập thị trường tập trung trên sàn thủ công, khớp lệnh (NYSE và Deutsche Borse) Các nhà tạo lập thị

trường (hầu như) chỉ cạnh tranh lẫn nhau

Các nhà tạo lập thị trường cạnh tranh với chính các nhà đầu tư công chúng. Nhà đầu tư khi đặt lệnh (lệnh giới hạn) thì cũng đồng thời cùng với nhà tạo lập thị trường tạo tính thanh khoản

Dạng thị trường

Sàn giao dịch điện tử đấu giá theo giá

Sàn giao dịch điện tử đấu giá theo lệnh

Sàn giao dịch thủ công đấu

giá theo lệnh Thời giantồn tại Phi tập trung Tập trung Tập trung

NYSE Chuyên gia Từ thế kỷ 19

NASDAQ

Công ty giao

dịch 1971

LSE Công ty giao dịch 1986

Deutsche

Borse Nhà bảo trợ chỉ định Tổ chức môi giới chính thứcTK19, extra 1997

AMS Hoekman Đến 2001 Euronext Tổ chức cung cấp thanh khoản 2001 Italia Stock

để nhận lệnh từ phía nhà đầu tư. Nhà đầu tư cũng không thể tiến hành giao dịch với nhau do trong các giao dịch luôn có một nhà tạo lập thị trường đóng vai trò đối tác ở một trong hai phía (giao dịch bằng tài khoản của chính công ty đó)

cho thị trường. Với mỗi giao dịch, thường cả hai phía đối tác đều là nhà đầu tư công chúng, nhà tạo lập thị trường thưởng chỉ thực hiện chức năng môi giới hoặc tự động kết nối các lệnh tương Một hoặc một số nhà tạo

lập thị trường sử dụng chứng khoán trong tài khoản của mình để liên tục yết giá. Nhà tạo lập thị trường chỉ phỉa tuân theo quy định về khối lượng đặt giao dịch nhỏ nhất và khoảng chênh lệch mua/bán lớn nhất

Chỉ có một nhà tạo lập thị trường duy nhất làm chức năng người quản lý hay người xướng giá để nhận và kết hợp các lệnh phù hợp. Giá yết lên thường phản ánh mức giá đặt lên tốt nhất có trong sổ ghi lệnh giới hạn. Nhà tạo lập thị trường ở đây chỉ tham gia thực hiện các giao dịch khi các lệnh đặt lên trong sổ ghi lệnh không cung cấp đủ tính thanh khoản.

Không có sàn thực và cũng không có nhân viên môi giới sàn. Các lệnh thông qua hệ thống điện tử được chuuyển trực tiếp đến nhà tạo lập thị trường. Họ sẽ đóng cai trò như những nhà quản lý thực hiện chức năng kết nối các lệnh phù hợp. Sàn giao dịch là nơi mà các nhân viên môi giới sàn có thể thương lượng trực tiếp một cách hiệu quả mà không sợ bị lộ các mục đích của mình ra ngoài. Nhà tạo lập thị trường ở đây đóng vai trò như một người điều khiển cuộc đấu gá cho các lệnh mà các nhân viên môi giới chuyển lên.

Bảng 1.4: Quyền lợi và trách nhiệm của nhà tạo lập thị trường trên mỗi thị trường

NYSE: Chuyên gia Liên tục yết các mức giá chào mua hoặc chào bán bằng hoặc tốt hơn mức giá tốt nhất trong sổ ghi lệnh giới hạn; Tự tham gia giao dịch và điền vào sổ ghi giá yết khi có mất cân đối trong các lệnh đặt lên hoặc khi đóng trò là đại lý đối với các nhân viên môi giới sàn; Xác định giá mở cửa hàng ngày; Duy trì một thị trường cân bằng và liên tục.

Đặc quyền nắm thông tin trong sổ ghi lệnh giới hạn; Nhận phần trăm hoa hồng khi đóng vai trò đại lý để giao dịch với nhân viên môi giới sàn. Vị trí độc quyền (duy nhất)

NASDAQ: Công ty

giao dịch Liên tục yết các mức giá chàomua hoặc chào bán với khoảng chênh lệch thích hợp và tiến hành giao dịch với các lệnh giới hạn hoặc lệnh thị trường do các nhà tạo lập thị trường khác (công ty giao dịch) hoặc nhà đầu tư đặt. Giá đặt mua (bán) không được phép cao hơn (thấp hơn) giá đặt bán (mua) của các công ty giao dịch khác.

Không mất phí giao dịch. Không cùng lúc tiến hành giao dịch trên cả hai phía (cùng một lúc mua và bán một loại chứng khoán), điều này cũng giúp cho hạn chế rủi ro đối với các chứng khoán 'trong kho' (trong tài khoản)

Luôn chịu sự cạnh tranh thường xuyên từ phía các công ty giao dịch khác để nhận được lệnh do nhà đầu tư đặt.

Một phần của tài liệu Thực trạng và giải pháp phát triển thị trường chứng khoán phi tập trung (thị trường OTC) tại việt nam (Trang 74 - 83)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(90 trang)
w