Quản lý chi phí

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEB phát triển các dịch vụ bảo hiểm tại công ty bảo việt phú thọ (Trang 60 - 70)

Các khoản chi phí trong kinh doanh dịch vụ bảo hiểm của Bảo Việt Phú Thọ đã trình bày bao gồm chi bồi thường, các khoản dự phòng, chi hoa hồng bảo hiểm, chi phí quản lý...

Các khoản dự phịng bảo hiểm được trích lập theo tỷ lệ quy định.

Hoa hồng bảo hiểm là khoản chi phí mà doanh nghiệp kinh doanh bảo hiểm phải trả khi khai thác dịch vụ qua đại lý hay môi giới bảo hiểm. Tỷ lệ hoa hồng bảo hiểm được pháp luật quy định rõ. Về lý thuyết, khoản chi này sẽ được tiết kiệm khi doanh nghiệp tăng tỷ trọng phân phối sản phẩm trực tiếp trong cơ cấu doanh thu theo kênh phân phối hoặc giảm chi hoa hồng cho đại lý. Trong điều kiện cạnh tranh hiện nay, hầu hết các doanh nghiệp bảo hiểm đều phải tận dụng tối đa các nguồn lực tài chính để tồn tại và phát triển. Do đó định mức này thường được các công ty bảo hiểm sử dụng hết. Sử dụng khoản chi này để đánh giá hiệu quả kinh doanh mà cụ thể là hiệu quả khai thác thật sự không phản ánh được bản chất của vấn đề.

Vì vậy, theo tác giả, có hai chỉ tiêu chi cần được quan tâm nhất trong phân tích, đánh giá hiệu quả phát triển dịch vụ kinh doanh bảo hiểm đó là Chi bồi thường bảo hiểm và Chi phí quản lý doanh nghiệp.

2.3.2.1. Cơng tác giám định bồi thường, trả tiền bảo hiểm

Giám định, bồi thường, trả tiền bảo hiểm là một khâu quan trọng thể hiện chất lượng dịch vụ của doanh nghiệp bảo hiểm cũng như cam kết tại thời điểm giao kết hợp đồng bảo hiểm. Trong điều kiện thị trường bảo hiểm phát triển theo đúng ý nghĩa của nó, điều mà khách hàng quan tâm nhất đối với một sản phẩm bảo hiểm đó là:

- Chất lượng, sự độc đáo của sản phẩm mà cụ thể là chất lượng công tác khai thác (thái độ, trình độ tư vấn cho khách hàng về ý nghĩa của sản phẩm), giám định

(chính xác, kịp thời), bồi thường, trả tiền bảo hiểm (nhanh chóng, thuận tiện và có ý nghĩa thiết thực trong việc khắc phục hay bù đắp thiếu hụt về tài chính)

- Các giá trị gia tăng kèm theo như sự chia sẻ phối hợp của công ty bảo hiểm với khách hàng khi không may gặp sự cố, rủi ro; những tư vấn liên quan đến cơng tác đề phịng hạn chế tổn thất; tư vấn về lựa chọn dịch vụ sửa chữa, khám chữa bệnh...

Đánh giá chất lượng giám định tổn thất tại Bảo Việt Phú Thọ trong giai đoạn 2009-2013, cách nhìn tốt nhất là thơng qua chất lượng của đội ngũ giám định viên. Ngoài các nghiệp vụ bảo hiểm kỹ thuật, hàng hóa đã có sự tham gia của các cơng ty giám định chuyên nghiệp, độc lập và thường được quy định trước trong hợp đồng/đơn bảo hiểm, thì các nghiệp vụ bảo hiểm cịn lại, Bảo Việt Phú Thọ hiện vẫn chưa có đội ngũ giám định viên theo đúng nghĩa mà chỉ làm theo kinh nghiệm là chủ yếu. Điều này có tác động tiêu cực đến chất lượng dịch vụ của cơng ty.

Phân tích kết quả thực hiện bồi thường, trả tiền bảo hiểm trong kỳ nghiên cứu (Số liệu tổng hợp tại Bảng số 2.4), tỷ lệ chi bồi thường bình quân hàng năm ở mức trên dưới 40%. Tỷ lệ này, theo tính tốn về mặt kỹ thuật nghiệp vụ là nằm trong ngưỡng an toàn cho phép đối với hoạt động kinh doanh bảo hiểm. Tuy nhiên, cịn có một số nghiệp vụ có tỷ lệ chi bồi thường bảo hiểm gốc trên 50%.

Bảng 2.4. Tổng hợp chi bồi thường giai đoạn 2009-2013

Năm 2009 2010 2011 2012 2013

(Nguồn: Báo cáo đánh giá rủi ro tại Công ty Bảo Việt Phú Thọ giai đoạn 2009-2013)

Đi vào từng nhóm nghiệp vụ, ta nhận thấy, nhóm nghiệp vụ bảo hiểm xe cơ giới có tỷ lệ chi bồi thường bình quân cao nhất (trên 50%) , thấp nhất là nhóm nghiệp vụ bảo hiểm hàng và kỹ thuật.

(Số liệu cụ thể về bồi thường và trả tiền bảo hiểm theo nhóm xem Bảng số 2.5)

Trong nhóm dịch vụ bảo hiểm con người, nghiệp vụ bảo hiểm kết hợp con người có tỷ lệ chi trả tiền bảo hiểm rất cao, bình qn trên 60% so với phí thu. Phân tích cơ cấu khách hàng của nghiệp vụ này ta thấy, nhóm đối tượng chính là giáo viên thuộc khối giáo dục các cấp. Có thể hiểu được đó là một sự “đánh đổi” của công ty để khai thác nghiệp vụ bảo hiểm học sinh.

Nghiệp vụ bảo hiểm thân xe ơ tơ cũng có tỷ lệ bồi thường rất cao và chủ yếu rơi vào nhóm khách hàng cá nhân.

Ngược lại, một số nghiệp vụ có tỷ lệ bồi thường, trả tiền bảo hiểm rất thấp như bảo hiểm trách nhiệm dân sự của chủ xe môtô, bảo hiểm học sinh. Cá biệt, trong năm 2012 và 2013, các nghiệp vụ bảo hiểm của khối đối ngoại khơng phát sinh khiếu nại địi bồi thường.

Chi tiết tình hình bồi thường, trả tiền bảo hiểm của một số nghiệp vụ chính được thể hiện tại Bảng số 2.6

Bảng 2.5. Tổng hợp bồi thường theo nhóm dịch vụ

ĐVT: triệu đồng

NĂM

NHÓM DỊCH VỤ

BH con người

BH xe cơ giới, tàu sông BH hàng, kỹ thuật, khác

Cộng

Bảng 2.6. Báo cáo chi bồi thường một số dịch vụ bảo hiểm chủ yếu giai đoạn 2009-2013 ĐVT: triệu đồng STT NĂM NGHIỆP VỤ 1 BH hàng hóa nhập khẩu

2 BH hàng hóa xuất khẩu

3 BH hàng hóa VC nội địa

4 BH mọi RR xây dựng, lắp đặt

5 BH hỏa hoạn và RR đặc biệt

6 BH thân xe ô tô

7 BH TNDS chủ xe ô tô

8 BH thân tàu sông

10 BH TNDS chủ xe mô tô 11 BH kết hợp con người 12 BH tai nạn con người 13 BH toàn diện học sinh 14 BH sinh mạng cá nhân 15 BH tai nạn lái phụ xe

Cộng

(Nguồn: Báo cáo đánh giá rủi ro tại Công ty Bảo Việt Phú Thọ giai đoạn 2009-2013)

Thông qua việc bồi thường, trả tiền bảo hiểm, một mặt, cơng ty đã thực hiện cam kết của mình đối với khách hàng, mặt khác đã góp phần rất lớn giúp khách hàng nhanh chóng ổn định sản xuất và đời sống, đóng góp vào cơng tác an sinh xã hội…

Nghiên cứu quy trình giải quyết hồ sơ bồi thường, trả tiền bảo hiểm tại Bảo Việt Phú Thọ, ta có thể phân loại làm 2 quy trình cụ thể có tính chất khác nhau rõ rệt căn cứ vào đối tượng bảo hiểm:

+ Quy trình giải quyết bồi thường đối với các nghiệp vụ bảo hiểm tài sản, kỹ thuật.

+ Quy trình giải quyết trả tiền bảo hiểm đối với các nghiệp vụ bảo hiểm con người.

Qua xem xét, thời gian bình quân giải quyết 1 hồ sơ khiếu nại bảo hiểm đầy đủ và hợp lệ đối với:

+ Các nghiệp vụ bồi thường bảo hiểm là 10 ngày .

+ Các nghiệp vụ trả tiền bảo hiểm là 5 ngày.

So với các quy định về thời gian trong quy tắc bảo hiểm có liên quan của Bảo Việt, thời gian như trên đã được rút ngắn một cách đáng kể. Chẳng hạn: quy định về thời gian giải quyết trả tiền bảo hiểm tối đa là 15 ngày đối với các nghiệp vụ bảo hiểm con người, bảo hiểm xe cơ giới;

Trong quá trình giải quyết khiếu nại bồi thường, trả tiền bảo hiểm, có rất nhiều yếu tố khách quan và chủ quan chi phối đến thời gian giải quyết nhanh hay chậm như: Chiến lược kinh doanh, quy trình giải quyết bồi thường, trình độ, kinh nghiệm và thái độ của cán bộ giải quyết, tinh thần hợp tác của khách hàng ... Do vậy, để có một cách nhìn đầy đủ nhất cần phải quan tâm đến cả thời gian từ khi phát sinh sự kiện bảo hiểm đến khi thu thập đầy đủ hồ sơ khiếu nại và thời gian từ khi giải quyết xong hồ sơ cho đến khi khách hàng nhận được đầy đủ tiền chi trả.

Ở đây cũng cần phải tính đến yếu tố tâm lý khách hàng khi tham gia bảo hiểm, thường họ phải nộp phí nhanh chóng và kịp thời cho cho cơng ty

bảo hiểm. Vì vậy, khi có tổn thất được bảo hiểm xảy ra, khách hàng cũng muốn được đối xử một cách tương tự.

Xem xét quy trình luân chuyển hồ sơ và trả tiền bảo hiểm các nghiệp vụ bảo hiểm con người trong kỳ nghiên cứu ta nhận thấy, q trình này cịn phải

qua nhiều khâu trung gian.

Ví dụ: Một hồ sơ yêu cầu trả tiền bảo hiểm học sinh sẽ được luân chuyển

theo quy trình sau:

Phụ huynh học sinh Giáo viên chủ nhiệm Cán bộ kiêm nhiệm nhà trường (Phòng giáo dục) Cơng ty bảo hiểm.

Q trình trả tiền bảo hiểm vận động theo chiều ngược lại.

Đối với quy trình luân chuyển hồ sơ và bồi thường bảo hiểm các nghiệp vụ bảo hiểm còn lại. Việc trả tiền bồi thường đã đã được tiến hành kịp thời. Nhưng thời gian thu thập và hồn thiện hồ sơ cịn diễn ra q lâu. Thời gian trung bình để thu thập đầy đủ hồ sơ nghiệp vụ bảo hiểm xe cơ giới là trên 30 ngày, thậm chí lâu hơn.

2.3.2.2. Chi đề phịng hạn chế tổn thất, phòng chống gian lận bảo hiểm

(Theo tổng hợp các số liệu thu thập được tại Công ty Bảo Việt Phú Thọ về

đề án phòng ngừa hạn chế tổn thất gian lận bảo hiểm giai đoạn 2009-2013)

Trong 5 năm từ 2009 đến 2013, tồn Cơng ty Bảo Việt Phú Thọ đã xác minh phát hiện được 572 vụ gian lận bảo hiểm với tổng số tiền ước khoảng 1,385 tỷ đồng.

Để đạt được kết quả trên công ty đã quan tâm đến chi đào tạo đội ngũ cán bộ, chi khen thưởng phát hiện trục lợi bảo hiểm. Số tiền chi khen thưởng là gần 100 triệu đồng.

2.3.2.3. Chi phí quản lý doanh nghiệp

Chi phí quản lý doanh nghiệp là khoản chi phục vụ cho quá trình điều hành hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Đối với các doanh nghiệp bảo hiểm, khoản chi này thường dao động ở mức 10% đến 13,5% tổng cơ cấu chi.

Trong kỳ nghiên cứu, chi phí quản lý của Bảo Việt Phú Thọ cũng có tốc độ tăng ngang bằng hoặc nhanh hơn tốc độ tăng doanh thu, nếu xét về mặt tỷ lệ thì rõ ràng Bảo Việt Phú Thọ đang có tỷ lệ chi phí quản lý q cao.

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEB phát triển các dịch vụ bảo hiểm tại công ty bảo việt phú thọ (Trang 60 - 70)