Vai trò của dịch vụ bảo hiểm trong nền kinh tế và đời sống xã hộ

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEB phát triển các dịch vụ bảo hiểm tại công ty bảo việt phú thọ (Trang 31 - 36)

1.1. Cơ sở lý luận chung về hoạt động kinh doanh dịch vụ bảo hiểm

1.1.6. Vai trò của dịch vụ bảo hiểm trong nền kinh tế và đời sống xã hộ

Bảo hiểm là một ngành kinh tế hết sức nhạy cảm, có thể coi bảo hiểm chính là lá chắn của nền kinh tế quốc dân, chính vì vậy bảo hiểm có một vai trị đặc biệt quan trọng trong nền kinh tế

1.1.6.1. Bảo hiểm góp phần ổn định tài chính cho người tham gia trước tổn thất do rủi ro gây ra.

Rủi ro dù bắt nguồn từ thiên tai hay tai nạn bất ngờ đều gây thiệt hại về kinh tế, ảnh hưởng đến thu nhập, đời sống, sản xuất kinh doanh của các cá nhân, doanh nghiệp tham gia bảo hiểm, chưa kể có lúc gây thiệt hại về người. Tổn thất đó sẽ được bảo hiểm bồi thường về mặt tài chính để người tham gia nhanh chóng khắc phục hậu quả, ổn định đời sống và sản xuất kinh doanh. Từ đó, người bị thiệt hại có thể khơi phục và phát triển sản xuất kinh doanh và các hoạt động khác một cách bình thường, tác động này phù hợp với mục tiêu kinh tế nên thu hút được số đông người tham gia.

1.1.6.2. Bảo hiểm góp phần đề phịng và hạn chế tổn thất, giúp cho cuộc sống con người an toàn hơn, xã hội trật tự hơn, giảm bớt nỗi lo cho mỗi cá nhân và doanh nghiệp.

Khi đã tham gia bảo hiểm, cơ quan hoặc công ty bảo hiểm sẽ cùng với người tham gia thực hiện các biện pháp để đề phòng và hạn chế tổn thất, rủi ro đã xảy ra. Cơ quan, cơng ty bảo hiểm đóng góp tài chính một cách tích cực để thực hiện các biện pháp hạn chế rủi ro như tuyên truyền, hướng dẫn các biện pháp phòng chống tai nnaj, mua sắm thêm các dụng cụ phòng chát chữa cháy, cùng các ngành giao thông làm các biển báo, các đường lánh nạn....

1.1.6.3. Bảo hiểm góp phần tăng tích lũy và tiết kiệm chi cho Ngân sách Nhà nước.

Với quỹ bảo hiểm do các thành viên tham gia đóng góp, doanh nghiệp bảo hiểm sẽ trợ cấp hoặc bồi thường tổn thất thuộc phạm vi bảo hiểm cho người tham gia để họ khôi phục đời sống, sản xuất kinh doanh. Như vậy, Ngân sách Nhà nước không phải chi ra để trợ cấp cho ác thành viên, các doanh nghiệp khi các đối tượng này gặp rủi ro, giúp giảm gánh nặng cho Ngân sách nhà nước, tất nhiên là trừ những

trường hợp tổn thất mang tính thảm hỏa, có tính xã hội rộng lớn. Mặt khác, dịch vụ bảo hiểm nhất là bảo hiểm thương mại có nghĩa vụ đóng góp vào ngân sách nhà nước thơng qua việc thực hiện đóng góp các loại thuế có liên quan, như vậy là dịch vụ bảo hiểm tăng thu cho ngân sách.

1.1.6.4. Bảo hiểm còn là phương thức huy động vốn để đầu tư phát triển kinh tế - xã hội.

Dưới hình thức phí bảo hiểm, ngành bảo hiểm đã huy động mốt số lượng vốn khá lớn từ các đối tượng tham gia. Số vốn đó ngồi chi trả bồi thường thiệt hại cịn là nguồn vốn đầu tư vào hoạt động kinh tế sinh lời, phát triển kinh tế - xã hội, làm tăng vòng chu chuyền nguồn vốn, làm cho hệ thống tài chính sơi động hơn...

1.1.6.5. Bảo hiểm cịn góp phần thúc đẩy phát triển quan hệ kinh tế giữa các nước thông qua hoạt động tái bảo hiểm.

Thị trường bảo hiểm nội đại và thị trường bảo hiểm quốc tế có mối quan hệ qua lại, thúc đẩy nhau phát triển thơng qua hình thức phân tán rủi ro và chấp nhận rủi ro – hình thức tái bảo hiểm giữa các cơng ty của các nước. Như vậy bảo hiểm vừa góp phần phát triển quan hệ kinh tế giữa các nước, vừa góp phần ổn định thu chi ngoại tệ cho ngân sách.

1.1.6.6. Bảo hiểm thu hút một số lượng lao động nhất định của xã hội, góp phần giảm bớt tình trạng thất nghiệp trong nền kinh tế, đồng thời dịch vụ bảo hiểm cũng góp phần giải quyết và ổn định đời sống cho một bộ phận người lao động trong ngành bảo hiểm.

*/ Đặc điểm của dịch vụ bảo hiểm

Cũng giống với các loại hình dịch vụ khác, dịch vụ bảo hiểm cũng có các đặc trưng chung như sau:

- Người cung cấp và nhu cầu về dịch vụ bảo hiểm:

Người cung cấp dịch vụ bảo hiểm: Chính là các doanh nghiệp bảo hiểm kinh doanh dịch vụ bảo hiểm để phục vụ khách hàng của mình. Các doanh nghiệp tham gia kinh doanh dịch vụ bảo hiểm có thể tăng hoặc giảm tùy theo nhu cầu của thị

dịch vụ thông qua việc nâng cao chất lượng sản phẩm dịch vụ, chính là sản phẩm bảo hiểm. Ngày càng có nhiều sản phẩm bảo hiểm được phát triển và hoàn thiện phù hợp với sự phát triển của nền kinh tế xã hội trong q trình hội nhập và tồn cầu hóa. Sản phẩm bảo hiểm ln được cải tiến, hồn thiện và đổi mới nhằm đáp ứng nhu cầu phong phú của thị trường.

Cầu về dịch vụ bảo hiểm: là nhu cầu của dân cư, của các tổ chức xã hội, của các đươn vị sản xuất, kinh doanh...xã hội ngày càng phát triển thì nhu cầu về dịch vụ bảo hiểm ngày càng tăng. Nếu theo thang bậc nhu cầu của Maslow thì nhu cầu về bảo hiểm khơng thuộc nhu cầu thiết yếu, do vậy dịch vụ bảo hiểm được quan tâm nhiều hơn khi người dân đã có tích lũy. Điều này cũng có nghĩa là khi nền kinh tế xã hội phát triển thì các tổ chức kinh tế xã hội cũng phát triển theo, đời sống vật chất tinh thần của dân cư cũng được cải thiện...do đó nhu cầu đa dạng về dịch vụ bảo hiểm tăng lên.

- Giá cả của dịch vụ bảo hiểm:

Giá cả của dịch vụ bảo hiểm, hay còn gọi là giá cả của sản phẩm bảo hiểm chính là phí bảo hiểm. Phí bảo hiểm là một khoản tiền mà người mua bảo hiểm phải trả cho người cung cấp dịch vụ bảo hiểm để được bồi thường khi có tổn thất xảy ra đối với đối tượng bảo hiểm do rủi ro được bảo hiểm là nguyên nhân trực tiếp gây ra. Phí bảo hiểm được xác định trên cơ sở thỏa thuận giữa người sử dụng và người cung cấp dịch vụ bảo hiểm về một dịch vụ bảo hiểm nào đó và cũng có thể xem đó là giá chấp nhận của thị trường về dịch vụ (hay sản phẩm) bảo hiểm. Phí bảo hiểm được tính tốn trên cơ sở giá trị bảo hiểm (hay số tiền bảo hiểm) với tỷ lệ phí bảo hiểm. Nếu giá trị bảo hiểm (hay số tiền bảo hiểm) càng lớn, tỷ lệ phí bảo hiểm càng cao thì phí bảo hiểm càng lớn và ngược lại.

Phí bảo hiểm cũng ln thay đổi, nó phụ thuộc vào rủi ro nhiều hay ít, mức độ nguy hiểm cao hay thấp, trình độ quản lý rủi ro, mức độ thiệt hại khi xảy ra rủi ro, điều kiện bảo hiểm cũng như nhận thức của con người...Ngồi ra phí bảo hiểm còn phụ thuộc vào các quy luật thị trường như quy luật cung cầu, quy luật cạnh tranh...trên thị trường dịch vụ bảo hiểm.

- Cạnh tranh và liên kết giữa các nhà cung cấp dịch vụ bảo hiểm:

Cũng giống như các loại hình dịch vụ khác, trên thị trường cung cấp dịch vụ bảo hiểm ln có sự cạnh tranh gay gắt và cả sự liên kết giữa các nhà cung cấp dịch vụ bảo hiểm.

Ngoài ra, dịch vụ bảo hiểm cịn có các đặc trưng riêng như:

- Dịch vụ bảo hiểm có tiềm năng phát triển lớn, đối tượng khách hàng rộng, đối tượng bảo hiểm rất đa dạng bao gồm tài sản, con người và trách nhiệm dân sự.

- Dịch vụ bảo hiểm phát triển phụ thuộc vào sự phát triển của điều kiện kinh tế xã hội. Khi xã hội phát triển thì nhu cầu an tồn trong sản xuất, kinh doanh cũng như đời sống sinh hoạt của người dân càng được đặt ra cao hơn đã tạo điều kiện thúc đẩy dịch vụ bảo hiểm phát triển.

- Dịch vụ bảo hiểm cung cấp sản phẩm đặc biệt liên quan đến rủi ro, nguy hiểm. Bảo hiểm ra đời là do sự tồn tại khách quan của rủi ro. Rủi ro là những đe dọa nguy hiểm, bất ngờ mà con người không thể lường trước được là nguyên nhân gây ra tổn thất, thiệt hại cho đối tượng bảo hiểm. Bảo hiểm là một ngành kinh doanh đặc biệt trong xã hội.

- Dịch vụ bảo hiểm là dịch vụ tài chính, chịu sự kiểm tra, kiểm sốt chặt chẽ của nhà nước. Nhà nước có thể can thiệp vào hoạt động của các doanh nghiệp bảo hiểm. Nhà nước khơng những xét duyệt biểu phí, xác định giới hạn trách nhiệm bồi thường mà còn quyết định sản phẩm được phép kinh doanh hoặc hình thức triển khai bắt buộc hay tự nguyện. Chỉ có dịch vụ bảo hiểm mới có hình thức bắt buộc người tiêu dùng phải sử dụng một số sản phẩm bảo hiểm.

- Dịch vụ bảo hiểm hoạt động theo quy luật số đơng bù số ít, đây là quy luật đặc thù của ngành bảo hiểm. Bảo hiểm chính là sự phân tán rủi ro, chia nhỏ tổn thất của một hay một số người cho nhiều người cùng gánh chịu. Tức là lấy số đông để bù vào rủi ro của một số ít. Một người tự mình thì khơng thể gánh nổi khi sự cố bảo hiểm xảy ra nhưng nhiều người san sẻ thì sẽ vượt qua được. Từ quy luật này cho thấy trên một lĩnh vực bảo hiểm nếu thu hút được nhiều khách hàng tham gia thì phí bảo hiểm thu được từ khách hàng càng lớn, tác dụng bồi thường khi có sự cố xảy ra

càng cao. Quy luật “số đông bù số ít” ln được các doanh nghiệp kinh doanh bảo hiểm tận dụng triệt để. Quy luật này khơng phát huy tác dụng thì hoạt động của dịch vụ bảo hiểm khơng thể tồn tại, doanh nghiệp bảo hiểm sẽ bị phá sản.

1.2. Kinh nghiệm một số nước trên thế giới về kinh doanh dịch vụ bảo hiểm

1.2.1. Kinh nghiệm ở các nước trên thế giới

Các nước thuộc Liên minh Châu Âu (EU) có lịch sử rất lâu đời về phát triển bảo hiểm, qua nhiều bước phát triển thăng trầm, bảo hiểm đã khẳng định vai trò quan trọng trong nền kinh tế nhiều nước EU.

Hàng năm, doanh thu từ phí bảo hiểm của các nước chiếm khoảng 8% GDP (Nguyễn Ngọc Hà, 2009). Đến nay, với mục tiêu xây dựng một thị trường bảo hiểm chung, về cơ bản các nước EU đã thống nhất các quy định pháp luật về quản lý, giám sát, cấp giấy phép cho các công ty bảo hiểm thông qua việc ban hành các chỉ thị về bảo hiểm nhân thọ và phi nhân thọ mà tất cả các nước thành viên đều phải tuân thủ.

Nhìn chung, hoạt động bảo hiểm ở hầu hết các nước EU đều chịu sự điều chỉnh của Luật về doanh nghiệp bảo hiểm (hay Luật về quản lý, giám sát bảo hiểm) và Luật về hợp đồng bảo hiểm. Một số loại bảo hiểm đặc thù như bảo hiểm hàng hải, bảo hiểm hàng không, bảo hiểm trách nhiệm dân sự chủ xe cơ giới... đều được điều chỉnh bằng văn bản luật riêng. Hoạt động đầu tư của doanh nghiệp bảo hiểm được EU kiểm soát khá chặt chẽ. Pháp luật các nước đều có sự phân định các loại tài sản mà một doanh nghiệp bảo hiểm có thể dùng để đầu tư bao gồm: các quỹ dự phòng nghiệp vụ để chi trả các khiếu nại cho người được bảo hiểm và các tài sản dùng để thanh toán cho các chủ nợ khác. Do có các tính chất khác nhau, mỗi loại tài sản phải tuân theo các quy định riêng về đầu tư. Theo định kỳ, doanh nghiệp bảo hiểm phải báo cáo cho cơ quan quản lý về cơ cấu tài sản và biến động trong danh mục đầu tư của mình.

Tất cả các nước EU đều duy trì ít nhất một loại bảo hiểm bắt buộc, đó là bảo hiểm trách nhiệm dân sự chủ xe cơ giới đối với người thứ 3. Ngoài ra, ở một số nước, bảo hiểm trách nhiệm của người sử dụng lao động đối với người làm công,

bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp cũng là bắt buộc. Thơng thường, phí bảo hiểm bắt buộc chịu sự kiểm soát của cơ quan quản lý bảo hiểm.

Qua nghiên cứu kinh nghiệm của các nước phát triển như các nước Liên minh Châu Âu ta có thể rút ra bài học thành công đối với Việt Nam:

Chú trọng xây dựng Luật bảo hiểm, quản lý chặt chẽ các hoạt động đầu tư của các doanh nghiệp bảo hiểm. Cung cấp các loại hình bảo hiểm mới ra thị trường, tiếp cận và hình thành nhóm khách hàng mới. Cơ quan quản lý nhà nước về bảo hiểm là Bộ Tài chính, Vụ bảo hiểm cần phải tiếp tục hồn thiện các văn bản quy phạm pháp luật. Chính sách về bảo hiểm cần phải rõ ràng, minh bạch, đồng thời tăng cường giám sát, cưỡng chế của cơ quan quản lý đối với hoạt động bảo hiểm.

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEB phát triển các dịch vụ bảo hiểm tại công ty bảo việt phú thọ (Trang 31 - 36)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(107 trang)
w