Kiến nghị với ngân hàng Nhà nước

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEB phát triển dịch vụ ngân hàng bán lẻ tại ngân hàng đầu tư và phát triển việt nam (Trang 99 - 100)

ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN DỊCH VỤ NGÂN HÀNG BÁN LẺ TẠI NGÂN HÀNG ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN VIỆT NAM

3.3.1. Kiến nghị với ngân hàng Nhà nước

- Ổn định kinh tế vĩ mô: để đảm bảo cho nền kinh tế nước ta tăng trưởng cao và

lạm phát ở mức phù hợp, Ngân hàng Nhà nước cần tiếp tục thực thi chính sách tiền tệ thắt chặt, linh hoạt, thận trọng và chủ động ngay từ đầu năm, bảo đảm ổn định kinh tế vĩ mơ, kiểm sốt lạm phát, thúc đẩy sản xuất tiêu dùng, kích thích đầu tư phát triển. Bên cạnh đó, cần sử dụng linh hoạt có hiệu quả các cơng cụ chính sách tiền tệ như tỷ giá, lãi suất, nghiệp vụ thị trường mở,... Đặc biệt cần chú ý đến những giải pháp hạn chế tăng cung tiền tệ để giữ giá ở mức chấp nhận được.

- Hoạch định chiến lược phát triển chung cho hệ thống ngân hàng thương mại

+ NHNN có vai trị quan trọng trong việc định hướng phát triển dịch vụ NHBL, đề ra các chính sách hỗ trợ cho việc phát triển dịch vụ mới của các ngân hàng trong nền kinh tế. Chẳng hạn như nếu có sự chỉ đạo ngay từ đầu của ngân hàng nhà nước thì sẽ khơng xảy ra tình trạng thiếu sự đồng bộ trong việc thanh toán thẻ như hiện nay tại các ngân hàng thương mại.

+ Sự định hướng chung của NHNN sẽ giúp các NHTM cập nhật những thơng tin tài chính nhanh nhất, cùng kết hợp với nhau trong một số lĩnh vực, tránh đầu tư trùng lặp, lãng phí. NHNN với tư cách là nhà hoạch định chiến lược phát triển chung cho hệ thống ngân hàng sẽ tạo ra môi trường pháp lý đầy đủ và những định hướng cụ thể, góp phần tạo ra mơt sự cạnh tranh lành mạnh giữa các ngân hàng. NHNN cần kiểm soát chiến lược phát triển dịch vụ ngân hàng bán lẻ chung của các NHTM ở tầm vĩ mô, đảm bảo kiến trúc tổng thể

hài hịa trong tồn ngành, nhưng vẫn đảm bảo mục đích chung về lợi nhuận cho mỗi ngân hàng.

+ NHNN với vai trò là cơ quan điều phối các hoạt động của các thành viên nên có sự hỗ trợ cần thiết bằng các hình thức tranh thủ hỗ trợ của tư vấn quốc tế, tổ chức hội thảo hoặc các khóa học cho các cán bộ lãnh đạo, quản lý,và các bộ phận liên quan trong hệ thống ngân hàng để cung cấp các kiến thức về lý thuyết và kinh nghiệm quốc tế, kinh nghiệm trong nước liên quan đến tổ chức hoạt động và quản lý đối với hoạt động NHBL.

- Hoàn thiện các văn bản pháp quy về dịch vụ NHBL

+ Một khung pháp lý chưa đầy đủ sẽ gây rất nhiều trở ngại, lúng túng cho các thành viên tham gia hoạt động. Sự quá nghèo nàn các văn bản pháp quy về dịch vụ ngân hàng bán lẻ khiến cho các ngân hàng rất lúng túng khi xử lý các nghiệp vụ trong thực tế. Các ngân hàng đang rất cần các pháp lệnh về dịch vụ ngân hàng bán lẻ với những điều khoản chặt chẽ, thống nhất với những văn bản có liên quan đến quản lý ngoại hối, tín dụng chung. Phải kiện tồn hệ thống pháp lý, cơ chế chính sách đồng bộ, đổi mới kịp thời để phù hợp với yêu cầu phát triển cũng như phù hợp với thông lệ, chuẩn mực quốc tế để ngành dịch vụ ngân hàng nói chung và dịch vụ ngân hàng bán lẻ nói riêng có được mơi trường phát triển lành mạnh, an tồn, hiệu quả.

+ Văn bản chế độ cần đi trước công nghệ một bước, tạo định hướng cho phát triển cơng nghệ, hoặc ít nhất phải sửa đổi kịp thời cho phù hợp tốc độ phát triển công nghệ, đảm bảo thuân lợi cho việc triển khai các dịch vụ ngân hàng hiện đại.

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEB phát triển dịch vụ ngân hàng bán lẻ tại ngân hàng đầu tư và phát triển việt nam (Trang 99 - 100)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(113 trang)
w