Phƣơng pháp nghiên cứu

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEB năng lực cạnh tranh của ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn việt nam chi nhánh đông triều quảng ninh (Trang 43 - 48)

CHƢƠNG 2 : PHƢƠNG PHÁP VÀ THIẾT KẾ NGHIÊN CỨU

2.1. Phƣơng pháp nghiên cứu

2.1.1. Phương pháp thu thập dữ liệu

* Thu thập dữ liệu thứ cấp

Dữ liệu thứ cấp là những dữ liệu đƣợc thu thập do một mục đích khác nào đó, đã có sẵn ở đâu đó và có thể đƣợc sử dụng cho một cuộc nghiên cứu đang đƣợc bàn đến .Để tiến hành thu thập dữ liệu thứ cấp có thể sử dụng phƣơng pháp nghiên cứu tài liệu. Đây là phƣơng pháp đơn giản nhƣng không kém phần hiệu quả. Ngƣời nghiên cứu tiếp cận dữ liệu từ những nguồn thơng tin sẵn có, khơng phải do tự mình điều tra cho đề tài nghiên cứu. Dữ liệu thứ cấp đƣợc phân ra làm hai loại chính đấy là: dữ liệu bên trong và dữ liệu bên ngoài:

* Dữ liệu bên trong

- Báo cáo chất lƣợng tín dụng

- Báo cáo quyết tốn, báo cáo tài chính,báo cáo hoạt động kinh doanh, sổ sách kế tốn tại NHNN & PTNT chi nhánh Đông Triều Quảng Ninh từ năm 2011 đến năm 2014

- Quyết định về việc ban hành Quy chế,quy đinḥ, sản phẩm tại NHNN&PTNT.

*Dữ liệu bên ngoài

So với nguồn dữ liệu bên trong, nguồn dữ liệu bên ngoài phong phú, đa dạng và phức tạp hơn nhiều.

- Các quy chế, quy đinḥ của ngân hàng nhànƣớc.

- Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh của các ngân hàng thƣơng mại trên địa bàn.

- Tình hình biến động thị trƣờng tài chính, bất đơngc̣ sản, tỷ lệ lạm phát,…. -Tài liệu giáo trình hoặc các xuất bản khoa học liên quan đến năng lực cạnh tranh của ngân hàng.

-Các báo cáo kinh doanh, nghiên cứu tổng hợp về năng lực cạnh tranh của các ngân hàng khác trên địa bàn.

2.1.2 Phương pháp phân tích dữ liệu

Trên cơ sở các tài liệu đã đƣợc tổng hợp, vận dụng một số phƣơng pháp phân tích thống kê để phân tích tình hình hoạt động của Ngân hàng nơng nghiệp và Phát triển nông thôn Đơng Triều Quảng Ninh từ đó rút ra nhận xét về năng lực cạnh tranh của chi nhánh.

a, Phương pháp so sánh

Đây là phƣơng pháp chủ yếu dùng trong phân tích hoạt động kinh doanh để xác định xu hƣớng, mức độ biến động của các chỉ tiêu phân tích. Để tiến hành đƣợc cần xác định số gốc để so sánh, xác định điều kiện để so sánh, mục tiêu để so sánh.

- Xác định số gốc để so sánh:

+Khi nghiên cứu nhịp độ biến động, tốc độ tăng trƣởng của các chỉ tiêu, số gốc để so sánh là chỉ tiêu ở kỳ trƣớc.

+ Khi nghiên cứu nhịp độ thực hiện nhiệm vụ kinh doanh trong từng khoảng thời gian trong năm thƣờng so sánh với cùng kỳ năm trƣớc.

- Điều kiện để so sánh được các chỉ tiêu kinh tế:

+ Phải thống nhất về nội dung kinh tế của chỉ tiêu

+ Đảm bảo tính thống nhất về phƣơng pháp tính các chỉ tiêu

+Đảm bảo tính thống nhất về đơn vị tính, các chỉ tiêu về cả số lƣợng, thời gian và giá trị.

Phƣơng pháp so sánh đƣợc sủ dụng trong luận văn gồm 2 phƣơng thức là so sánh tuyệt đối và so sánh tƣơng đối.

So sánh tuyệt đối

Số tuyệt đối là mức độ biểu hiện quy mô, khối lƣợng giá trị về một chỉ tiêu kinh tế nào đó trong thời gian và địa điểm cụ thể. Đơn vị tính là hiện vật, giá trị, giờ công. Mức giá trị tuyệt đối đƣợc xác định trên cơ sở so sánh trị số chỉ tiêu giữa hai kỳ.

∆A=A1–A0

Trong đó: A1 là chỉ tiêu kinh tế ở kỳ phân tích

So sánh tương đối

Mức độ biến động tƣơng đối là kết quả so sánh giữa thực tế với số gốc đã đƣợc điều chỉnh theo một hệ số chỉ tiêu có liên quan theo hƣớng quyết định quy mơ của chỉ tiêu phân tích.

∆A = A1/A0 × 100%

b, Phương pháp tỷ trọng

Phƣơng pháp này dùng để xác định phần trăm của từng yếu tố chiếm đƣợc trong tổng thể các yếu tố đang xem xét phân tích.

Trong bài luận văn này để phân tích đƣợc năng lực cạnh tranh tại NHNN&PTNT Đông Triều Quảng Ninh thì cần phải tính tốn đƣợc hiệu quả hoạt động của các mảng qua các năm. Mức độ tăng trƣởng về số lƣợng và chất lƣợng huy động và tín dụng. Đánh giá tính cạnh tranh của lãi suất, các sản phẩm mới của ngân hàng.

2.1.3 Đánh giá năng lực cạnh tranh bằng mơ hình SWOT

Mơ hình SWOT là viết tắt của chữ Strengths (các điểm mạnh) Oppotunities (các cơ hội) Weaknesses (Các điểm yếu), Threates (Các thách thức). Trên cơ sở phân tích 4 nhân tố trên để tìm ra các điểm mạnh điểm yếu của doanh nghiệp cũng nhƣ cơ hội, thách thức đối với doanh nghiệp trên thị trƣờng. Để từ đó các nhà lãnh đạo doanh nghiệp trên thị trƣờng ở thời điểm hiện nay và giúp cho doanh nghiệp để ra đƣợc những chiến lƣợc đúng đắn trong giai đoạn trƣớc mắt và tƣơng lai sau này.

Hình 2.1 Sơ đồ mơ hình phân tích khả năng cạnh tranh.

Phân tích bên ngồi:

Đây là sự phân tích các yếu tố của mơi trƣờng bên ngoài ảnh hƣởng đến khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp, từ đó giúp doanh nghiệp tìm ra các cơ hội cũng nhƣ các thách thức đối với doanh nghiệp.

Các yếu tố bên ngồi có thể là yếu tố kinh tế, yếu tố chính trị , yếu tố pháp luật, yếu tố văn hố xã hội, yếu tố khoa học cơng nghệ, yếu tố tự nhiên...

Các yếu tố này là tác động gián tiếp khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp. Do vậy, doanh nghiệp cần phải nghiên cứu phân tích các yếu tố của mơi trƣờng bên ngồi để tăng cơ hội, giảm thách thức hạn chế rủi ro một cách tối thiểu cho doanh nghiệp và trên cơ sở phân tích đó lựa chọn chiến lƣợc hợp lý cho doanh nghiệp.

Phân tích bên trong.

Đây là sự phân tích các yếu tố bên trong của doanh nghiệp hay là các nhân tố nội tại của doanh nghiệp việc phân tích tập trung chủ yếu vào các vấn đề sau:

- Cơ cấu tổ chức.

- Đội ngũ cán bộ quản lý.

- Khả năng tài chính.

- Trình độ cơng nghệ ...

- Uy tín thƣơng hiệu

Cơ hội và thách thức- điểm mạnh và điểm yếu

Để thực hiện phân tích SWOT cho vị thế cạnh tranh của một doanh nghiệp, ngƣời ta thƣờng tự đặt các câu hỏi sau:

- Strengths: Lợi thế của mình là gì? Ƣu thế mà ngƣời khác thấy đƣợc ở mình là gì? Phải xem xét vấn đề từ trên phƣơng diện bản thân và của ngƣời khác.

- Weaknesses: Có thể cải thiện điều gì? Cần tránh làm gì? Phải xem xét vấn đề trên cơ sở bên trong và cả bên ngồi. Vì sao đối thủ cạnh tranh có thể làm tốt hơn mình? Lúc này phải nhận định một cách thực tế và đối mặt với sự thật.

- Opportunities: Cơ hội tốt đang ở đâu? Cơ hội có thể xuất phát từ sự thay đổi cơng nghệ và thị trƣờng dù là quốc tế hay trong phạm vi hẹp, từ sự thay đổi trong chính sách của nhà nƣớc có liên quan tới lĩnh vự hoạt động của công ty, từ sự thay

đổi khuôn mẫu xã hội, cấu trúc dân số..., từ các sự kiện diễn ra trong khu vực. Phƣơng thức tìm kiếm hữu ích nhất là rà sốt lại các ƣu thế của mình và tự đặt câu hỏi liệu các ƣu thế ấy có mở ra cơ hội mới nào không.

- Threats: Những trở ngại đang gặp phải? Những địi hỏi đặc thù về cơng việc, về sản phẩm hay dịch vụ có thay đổi gì khơng? Thay đổi cơng nghệ có nguy cơ gì với cơng ty hay khơng? Liệu có yếu điểm nào đang đe doạ cơng ty? Các phân tích này thƣờng giúp tìm ra những việc cần phải làm và biến yếu điểm thành triển vọng.

Mơ hình SWOT thƣờng đƣa ra 4 chiến lƣợc cơ bản: (1) SO (Strengths - Opportunities): các chiến lƣợc dựa trên ƣu thế của công ty để tận dụng các cơ hội thị trƣờng. (2) WO (Weaks - Opportunities): các chiến lƣợc dựa trên khả năng vƣợt qua các yếu điểm của công ty để tận dụng cơ hội thị trƣờng. (3) ST (Strengths - Threats): các chiến lƣợc dựa trên ƣu thế của của công ty để tránh các nguy cơ của thị trƣờng. (4) WT (Weaks - Threats): các chiến lƣợc dựa trên khả năng vƣợt qua hoặc hạn chế tối đa các yếu điểm của công ty để tránh các nguy cơ của thị trƣờng. Từ việc phân tích những yếu tố trên, Doanh nghiệp sẽ tìm ra đƣợc những điểm mạnh, điểm yếu của mình so với các đối thủ cạnh tranh. Doanh nghiệp sẽ biết mình sẽ đứng ở đâu trên thị trƣờng, thị phần hiện tại của các doanh nghiệp là bao nhiêu, khả năng tăng thị phần của doanh nghiệp trong thời gian sắp tới, khả năng phát triển của doanh nghiệp trong tƣơng lai ... một kẻ chiến thắng là kẻ biết mình, biết ngƣời có nhƣ vậy doanh nghiệp mới biết đƣợc đâu là những mặt, những yếu tố đã đang và sẽ gây ảnh hƣởng cản trở cho q trình hoạt động của doanh nghiệp. Có biết đƣợc nhƣợc điểm và những điểm mạnh của mình thì doanh nghiệp mới biết đƣợc cách để khắc phục, giải quyết vấn đề đang và sẽ đặt ra đối với doanh nghiệp.

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEB năng lực cạnh tranh của ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn việt nam chi nhánh đông triều quảng ninh (Trang 43 - 48)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(122 trang)
w