CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN VỀ NGƯỜI MƯỜNG HUYỆN TÂN LẠC TỈNH HỊA BÌNH
2.2.3. Một số vật dụng của thầy cúng
Quan niệm dân gian của người Mường cho rằng, tất cả các vật dụng của thầy cúng khi không sử dụng đến, chúng đều nằm im. Nếu khi có đám tang diễn ra thầy mo muốn sử dụng thì phải đánh thức chúng, để chúng nghe theo lời của mình, và tiến hành các nghi lễ. Ngoài đánh thức các đồ vật dậy, thầy Mo còn phải đánh thức các vị tổ tiên đời trước có hành nghề mo, nhưng đến thời điểm hiện tại đã mất. Đánh thức các vị tổ tiên dậy để họ giúp sức, hộ vệ thầy Mo cùng thầy Mo làm Mo trong các lễ tang. Khi các vật dụng của thầy mo thức dậy thì sức mạnh của thầy tăng lên gấp bội, ta có thể nói tới một số vật dụng tiêu biểu và quan trọng của thầy mo như: Thanh gươm, túi khót và một số vận dụng quý khác như răng của các con vật quý hiếm, các loại đá được mài thành các hình thù, các vật dụng với kích cỡ nhỏ.
Vật dụng ta có thể nói đến đầu tiên đó là chiếc gươm (cươm) hay cịn gọi là dao lù. Đây là vật dụng hành nghề không thể thiếu được của thầy mo trong đám tang, nó rất quan trọng. Nó được sử dụng như một vũ khí để bảo vệ thầy Mo chống lại và áp chế được các thế lực tà ma. Sau đây là một số hình ảnh nói về chiếc gươm
GƯƠM (cươm) THẦY MO PHƯỚC ĐANG CẦM GƯƠM
Theo quan niệm của người Mường thì Mo nào càng có nhiều đồ cúng thì Mo đó càng mạnh, và có quyền lực cao. Các vật dụng dùng trong việc cúng rất thiêng liêng và được giữ gìn rất cẩn thận, ngồi thanh gươm ra ta cịn thấy có chng đồng .
CHUÔNG ĐỒNG GỌI MA
Mỗi thầy Mo có thể nắm từ 2 tới 3 cái chng, mỗi cái có một chức năng khác nhau, tùy thuộc vào việc các thầy mo quy định. Có thầy Mo cho rằng cái chng nào to nhất thì dùng để bảo người chết làm theo lệnh của Mo. Còn chng nào vừa phải thì dùng để gọi ma đi thăm anh em. Chuông này sẽ dẫn ma đi khỏi bị lạc đường lạc lối, biết tìm đường về nhà mình. Cịn chiếc chng cuối cùng là cái nhỏ nhất dùng để gọi ma đi chợ. Những chiếc chuông này cịn có một chức năng khác nữa đó là làm nhạc. Hơn nữa, nó cịn có ý nghĩa là chìa khóa mở của linh hồn cho các ma vì vậy nó rất được coi trọng. Khi sử dụng chng không được đặt trực tiếp xuống nền nhà và xuống đất, nếu đặt xuống sẽ có mắc tội và phạm lỗi với thần linh.
Ngồi hai vật dụng trên ta cịn thấy có một túi đồ rất thần bí và thiêng liêng của các thầy Mo đó là túi Khót, trong túi Khót này có các vật dụng vơ cùng hiếm quý như là răng lợn rừng, răng hổ, răng báo, một số các loại vật dụng bằng đá. Đây khơng phải là những loại răng bình thường, theo như các thầy mo nói đây là những vật được thần linh ban cho, nếu ai có nhiều vật dụng thì sức mạnh càng lớn.
BỘ KHĨT CỦA THẦY MO
Trên đây là bộ khót của hai thầy Mo thầy mo Bùi Văn Nía, xóm Ào, xã Quê Mỹ, huyện Tân Lạc, tỉnh Hịa Bình (hình bên trái) và bộ khót thầy Mo Bùi Văn Mày (hay cịn gọi là thầy Phước) xóm Ải, xã Phong Phú, huyện Tân Lạc, tỉnh Hịa Bình. Khót được coi là một cơng cụ quan trọng trong hành nghề Mo của ơng Mo. Có một câu chuyện liên quan tới túi khót này đã được chúng tơi tìm hiểu trong cuốn sách (Tang lễ cổ truyền của người Mường của tác giả Bùi
Huy Vọng). Thầy Mo kể rằng có anh chàng tên là Hai Hím đi lên núi Ta, núi
Pắn (Núi đá Mã Não, đá Nạt Ma - loại đá quý hiếm) lấy đá về làm khót. Thầy Mo có kể rằng việc lấy đá này rất khó khăn, những viên đá này thấy người thì lẩn xuống đất rất sâu. Khi lấy được vài hòn to cho lên Rốc (thuyền độc mộc) mang về đến nơi đất sông suối chật hẹp bị đổ mất hết. Anh chàng Hai Hím buồn bực than vãn thở dài thì có mụ Dạ Rầm, Dạ Rủ xuất hiện và đã nói cho chàng trai này cách để đi lấy khót. Chàng trai này đã lấy thành cơng, và trở về nhà,
thầy cho biết: “Có những chiếc rìu thầy kiếm được là do có thần sét đánh vào
một tảng đá lớn nhưng chỉ có một vài những mảnh đá nhỏ rơi ra”. Thầy nói:
“những viên đá đó được đem về mài rũa và trở thành những vật dụng của thầy”. Ngồi ra, ta cịn thấy một số đồ vật khác như viên đá đã được mài, đẽo bên trong có khắc một chiếc rìu, răng gấu, răng lợn rừng và rìu bằng đồng.
VIÊM ĐÁ CĨ KHẮC HÌNH CHIẾC RÌU RĂNG GẤU
RĂNG LỢN RỪNG RÌU BẰNG ĐỒNG
Qua tìm hiểu một số vật dụng của thầy cúng và nguồn gốc xuất thân của những đồ cúng này giúp ta tìm hiểu sâu vào nền văn hóa của dân tộc Mường.
Hiểu rõ sự linh thiêng của các đồ vật ấy, đó là một di sản văn hóa cần được bảo tồn và lưu giữ.