CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN VỀ NGƯỜI MƯỜNG HUYỆN TÂN LẠC TỈNH HỊA BÌNH
2.1. Các nghi thức trong lễ tang ma của người Mường Bi ở xã Phong Phú huyện Tân Lạc tỉnh
2.2.1.2. Bữa nhìn ho (nghìn họ)
Đây là bữa mo đi nhìn ho (nghìn họ). Bằng lời mo thầy mo dẫn dắt linh hồn
người quá cố vào nơi mộ địa (tống), nơi mà sau này sẽ chôn cất để gặp chủ đất ở đó (Lang ciêng chạ). Trong chuyến đi này, người quá cố tham gia chơi ném còn cùng những người đã mất tại một ngơi đình, trước nghĩa địa. Sau đó vào chào và gặp những người thân trong dòng tộc đã yên nghỉ ở đó, sau rồi trở lại nhà. Đây
Cát 4 : Dẫn hồn trở lại nhà.
Đây là một chuyến đi xa của người mất, nó cũng giống như một chặng đường tìm về với cội nguồn. Tìm về với cảnh vật, thiên nhiên đất trời và những biến động đổi thay của cuộc sống. Khi đi người mất cũng phải chuẩn bị khá nhiều thứ để đi đường xa. Để người chết có thể tìm được cửa (tơồng), tìm được cha mẹ, anh, em người thân họ hàng trong Mường ma, ông mo Mường gọi ma nói cho ma biết đường đi lối lại, gọi ma dậy, rồi gọi đầy tớ cùng dậy đi đem đồ cùng. Sau đây chúng tơi sẽ trích dẫn ra một số lời mo để người đọc có thể hiểu sâu hơn, theo cuốn sách “Người Mường và văn hóa cổ truyền của người Mường
Bi ”:
“Ớ cong thay cầm pefl con mong cải cả
Cầm pefl con mong tí tom Khang Ơng ti tàng đung khả đả Cầm pefl con cả ti tàng khả không
Cầm pefl con mong chowl mong khả cãn
Tí liêng bớ cứa chu tồng Lang Tả Keo Renh dãn dãn Tí liêng bớ cứa chu tồng tháp bản nhà Lang Tả Keo Renh
Dẫl hết tàn pèl hồng pèl ha nhiêng ăn nhiêng ỏng”
Phần dịch
Trong Tay cầm pèl con muông, con cá
Cầm pèl con muông để dẫn Khang ông đi đường rừng thẳm Cầm pèl con cá để dẫn Khang ông đi đường nước, đường sông Cầm pèl con muông để dẫn đường trên cạn
Dậy hết cái pèl hồng, pèl vâng để dâng ăn dâng uống. ( Người Mường với văn hóa cổ truyền Mường Bi)
Qua lời cúng của thầy mo ta đã hiểu thêm được những thứ đồ mà ma đem theo, sẽ giúp cho ma tìm được họ hàng nhanh chóng khơng bị lạc đường, lạc hướng. Những con vật dẫn đường cho ma đó là con mng và con cá. Những con vật này dẫn ma đi đường rừng thẳm, đi đường trên cạn và cũng là hiện thân cho mặt đất, nơi mà con người đặt chân lên. Hình ảnh con cá tương trưng cho sự sinh tồn và sự sống ở dưới nước.
Người mất đi bỏ lại tất cả, bỏ lại con trai con gái, bỏ lại con chàng, con dâu, con rể, bỏ lại họ hàng nội ngoại. Ai cũng thấy thương xót, cả dân Mường như chìm trong sự đau thương, u ám, nhung nhớ tới người đã mất. Gia đình nhờ ơng mo Mường cúng cơm chay cho ma, chuẩn bị đồ lễ, khơng để cho ma đi sng về đói. Khơng để cho ma phải hổ mặt với các ma khác trong làng, bữa cơm chay của ma được chuẩn bị rất chu đáo. Các nàng trong nhà bầy một mâm cỗ chay, đó là “gốm chay xanh, chay đỏ, chay vàng” (Người Mường với văn
hóa cổ truyền Mường Bi) đó tồn là nhưng món ăn truyền thống của dân tộc
Mường, mang đậm hương vị quê hương, núi rừng nơi đây. Được thể hiện rất rõ ở “chay đỏ được nhuộm bằng cây tô mộc, chay vàng nhộm bằng nghệ”. (Người Mường với văn hóa cổ truyền Mường Bi) món chay được ví như vẻ đẹp của những cánh hoa rừng, rực rỡ sắc mầu, ngoài chay vàng chay đỏ ta cịn thấy món “chà lam, bánh gói, thức muối lí với vùng rang, măng dang nấu hẩm,
cùng với rượu cần, rượu chợ” trong cuốn sách (Người Mường với văn hóa cổ
truyền Mường Bi) đã nói về các món chay này. Đó đều là những món ăn do chính bàn tay khéo léo của các cơ gái Mường chuẩn bị, để tỏ lịng thành kính và tiếc thương đối với những người đã ra đi. Theo tục lễ của người Mường những người có chức, có quyền ở thời xưa, chủ yếu là người mang dòng họ Đinh và
Bi)Những đồ này ma Khó khơng được sử dụng, đó cũng thể hiện sự phân biệt
đẳng cấp giữa con người với con người.
Mo gọi ma tới ăn, ăn cho no cho đủ, chưa ăn no thì phải ăn cho no. Khi ăn xong ma gọi quân hầu, kẻ hạ bưng chậu bạc cho ma rửa tay, bưng bát qủa đào lên cho mo xúc miệng. Dật khăn lụa vàng lau mặt, lau trán cho ma. Qua đây ta thấy được những lễ nghĩa của người Mương Bi nơi đây vô cùng quy củ, tuần tự. Khi chết đi vẫn được sự chăm sóc rất cẩn thận, lễ nghĩa.
Khi ăn xong thấy được giờ đẹp ma chuẩn bị lên đường, theo quan niệm của người Mường, họ dựa vào sự biến đổi của cảnh sắc và những con vât ở thiên nhiên để xem giờ. “ đi vào giờ sớm khỏi phải bị mưa, đi trưa khỏi bị nắng,
không đi cái giờ mà con nhái nó kêu, chão chuộc đã rao, trước khi sao trên trời sáng rạng, mặt trăng sắp sửa mọc, gà trống trong chuông sắp sửa gáy” (
Người Mường với văn hóa cổ truyền của người Mường Bi). Khi người mất ra
đi tìm đến họ hàng, ai cũng đem theo một quả còn màu vàng, màu đỏ có dải tua rua để chơi cùng các đơi trai gái.
QỦA CỊN CỦA DÂN TỘC MƯỜNG
Cái chết đối với người Mường là sự mất đi xóa bỏ những điều xấu, điều không tốt đẹp để hướng tới thế giới bên kia rực rỡ và tươi sáng hơn. Cuộc vui chưa tàn, trái cịn chưa được hạ xuống những cơn gió đã cắt ngang như muốn nhắn nhủ đã tới giờ phải dừng lại cuộc chơi. Trên miệng người mất miếng trầu đa nhạt dần, trong lúc đó Mo Mường bắt đầu kêu kẻ hầu, tiểu hạ dạy nhặt đồ, nhặt cho đủ để tiếp tục chuyến đi. Con đường ma đi qua được dọn sạch sẽ sửa sang, cỏ cây bụi rậm đã được phát quang. Ngồi ra con đường ấy cịn được trang trí bằng những bơng hoa, có những ngơi nhà lợp bằng phên nứa, có các hàng si ngọt và cây thị thơm bên đường. Khung cảnh này gợi cho ta nhớ đến hình ảnh Mường Bi xứ lạ.
Ma bắt đầu đi tìm Lang Cun, chàng Chiềng làng, ơng Cun chiềng vàng để xin quân hầu kẻ hạ, xin bốn kẻ hầu già, ba kẻ hầu trẻ, quân lính, gái mọn để bừng trầu, bưng tráp. Để có thể lên chơi ở trên Mường trời, chơi đất, chơi Mường Cun, Lang Chàng, Chạo Rẹ. Gặp các Cun lớn có danh tiếng trong làng
đáp lại, Lang hỏi chuyện Ma đi đâu giờ này mà thấy vội vàng, đi đâu mà bỏ lại con trai con gái, con rể, anh em trong nhà.
Khi người mất đi tìm họ hàng trước hết phải trình thần linh, trình Lang Cun cùng lúc đó Ma phải dân lễ cho thần linh. Lễ vật gồm có “Gói trầu màng, buồng
cau non với lá cau, bơng chét, bơng chà” trong đó có ba bơng là lễ dâng lên ơng thần linh, cịn bốn bơng là để dâng lên ông Chiềng Chạ. Những đồ dâng
này được lấy từ nhà đem đi phải là những loại ngon nhất, thơm nhất và tươi để dâng lên các ông.
Sau khi đã dâng lễ xong, Ma trình bày ngun do đã đến đây với Lang. Ơng Cun Chiềng Làng, Lang Cun Chiềng Chạ là những vị cầm chìa kháo hịm, trong đó có sổ sách ghi chép lại những người đã từng vào nhà Lang để xin quân và gánh đồ đạc, cho Ma đi chơi Mường trên núi, trên trời. Đó là những sự tâm linh của dân tộc Mường, đây là một nét đặc sắc trong văn hóa của dân tộc Mường mà khơng dân tộc nào có được.
Sau khi đã xin được kẻ hầu người hạ theo cùng, Ma mới hỏi các vị thần cha của mình đang ở đâu, ở xa hay gần để cịn tìm đến hỏi chuyện. Ơng Cun Chiềng Vàng đáp lại nơi ở đó khơng xa lắm trong vườn cây xấu gần rặm tre ngà chỗ lưng chừng dốc.
Trong suốt quá trình Ma Mường đi tìm cha là được chỉ đạo của Mo, Mo chỉ đạo qn lính đi cùng Ma để tìm cha, người cha ngóng trơng con từ trong nhà, con đi tới bờ ao, bờ giếng cho đến vườn hoa đào hoa mơ.
Ma Mường đến nơi thì thấy cha mình đang ngồi trước cửa đan chài, đan lưới trên võng. Khi đó người cha liền sai con hầu lớn xuống để đón, sai con hầu nhỏ xuốn đổ nước rửa chân. Hình thức tiếp đón rửa chân cũng thể hiện được lịng hiếu khách của dân tộc Mường không phân biệt đẳng cấp hay người có đại vị. Khi người con tới nơi, người cha đã đến ôm vây hết thân con trai của mình mà than lên rằng:
“Con ta đi lạc cửa hay đi lạc nhà?
Có phải lạc đường hay khơng để cha đưa ra khỏi đất này con ơi? Con phải lạc cửa, lạc nhà hay không để cha đưa về lại con ời?”
Khang Ơng Chiều Cuội liền nói đó khơng phải là những ngun nhân khiến con ơng phải chết, lúc đó người con liền hỏi người cha lí do tại sao mà con gặp nạn cha không giúp con qua khỏi kiếp nạn này:
“Cha ở đâu mà không bênh cho gân chân của con khỏi nó bị dão cha ơi Sao không bênh cho gân kheo của con khỏi mềm
Sao không bênh cho con được sống lâu lại vừa già lâu Bây giờ mất bàn cơm dam của cha rồi
Hạn phần cơm thờ cha ngày tết
Cha đã đem trâu đi chuộc nhưng nó khơng cho Cha đã đem con bị đi chuộc nhưng nó khơng lấy Nó chỉ muốn lấy cái sổ, cái chạng con ta con ời Thế là vận sống của con ta đã qua
Vận chết của con ta đã đến”
Sự đối đáp giữa hai cha con cuối cùng cũng đi đến hồi kết, người con đã hiểu được tấm lòng của người cha lo cho con không hề bỏ mặc con.
Sau khi đã gặp được người cha và họ hàng của mình Ma bắt đầu cùng qn lính trở về để tiếp tục các bữa của mình. Bữa ăn nghìn họ trên cũng được coi như là một câu chuyện để Ma Mường tìm về với cội nguồn của mình, với những người đã sinh thành dưỡng dục Ma.