Thực trạng xuất khẩu gạo của các tỉnh khu vực Tây Bắc

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEB nghiên cứu xây dựng chuỗi cung ứng sản phẩm gạo xuất khẩu của các tỉnh khu vực tây bắc (Trang 36 - 45)

CHƢƠNG 2 : PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

3.2 Thực trạng xuất khẩu gạo của các tỉnh khu vực Tây Bắc

Nhìn vào bảng thống kê tình hình sản xuất lúa gạo của các tỉnh Tây Bắc từ năm 2009 đến năm 2014 ở bảng 2.2 dƣới đây, chúng ta có thể thấy rõ những sự thay

đổi tích cực rõ ràng trên nhiều chỉ tiêu khác nhau. Theo đó, tổng diện tích trồng lúa đã tăng từ 670 nghìn ha năm 2009 lên thành 689 nghìn ha năm 2014 tƣơng ứng với tốc độ tăng 102,8%, song song với đó là năng suất lúa bình qn tăng từ 45,7 tạ/ha năm 2009 lên 52,3 tạ/ha năm 2014.Đối với lúa vụ đơng xn, diện tích lúa tăng dần qua các năm, với 240 nghìn ha năm 2009 lên 250 nghìn ha năm 2014, đồng thời, năng suất lúa bình quân cũng tăng từ 52,8 tạ/ha lên 56,1 tạ/ha. Diện tích lúa mùa cũng tăng, dù mức độ tăng khơng lớn (từ 430 nghìn ha năm 2009 lên 439 nghìn ha năm 2014), trong khi đó, năng suất lúa cũng tăng đáng kể (từ 41,5 tạ/ha năm 2009 lên 44 tạ/ha năm 2014)

Bảng 3.1. Một số chỉ tiêu về tình hình sản xuất lúa các tỉnh Tây Bắc

Năm 2009 2010 2011 2012 2013 Sơ bộ 2014

Theo báo cáo của Cục Trồng trọt (Bộ Nông nghiệp và PTNT), hiện nay, tỷ lệ lúa chất lƣợng ở các tỉnh Trung du miền núi phía Bắc chiếm khoảng 30% trong tổng số 690.000ha gieo cấy, trong đó vụ mùa có tỷ lệ lúa chất lƣợng cao hơn (khoảng 34%). Một số tỉnh có diện tích gieo cấy lúa chất lƣợng cao nhƣ Điện Biên (65%),

Cao Bằng (trên 50%). Cơ cấu giống lúa chất lƣợng chủ yếu gồm: các giống lúa địa phƣơng cổ truyền (tẻ nƣơng Mộc Châu, nếp cẩm, Séng Cù, nếp Tú Lệ, Bao Thai…).Nhờ sản lƣợng lúa nƣớc tăng nhanh mà hơn chục năm qua ở miền núi đã

giảm đáng kể áp lực khai thác đất dốc để trồng cây lƣơng thực. Nếu nhƣ trƣớc kia lúa nƣơng là nguồn lƣơng thực chính thì ngày nay vai trị của lúa nƣơng đã giảm đi đáng kể. Diện tích lúa nƣơng đã giảm mạnh ở hầu hết các tỉnh miền núi phía Bắc và năng suất lại khơng đƣợc cải thiện. Huyện Mộc Châu diện tích lúa nƣơng đã giảm từ 3.100 ha năm 1990 xuống còn 1.540 ha năm 2002 và năng suất chỉ đạt trên dƣới 1 tấn/ha. Tƣơng tự, diện tích lúa nƣơng của Huyện Văn Yên - Yên Bái giảm từ 1202 ha xuống cịn 1003 ha.

Khí hậu vùng miền núi Tây Bắc là khí hậu nhiệt đới gió mùa vùng núi, có mùa đơng lạnh, phân hóa rõ rệt theo địa hình đƣợc thể hiện thơng qua sự phân hóa của chế độ nhiệt, chế độ mƣa ẩm. Có thể nói với điều kiện khí hậu, thổ nhƣỡng phong phú, đa dạng, cho nên Tây Bắc có thể trồng đƣợc nhiều giống lúa đặc sản thơm, ngon, dẻo nổi tiếng nhƣ: Séng Cù, Bắc Thơm 1, Hƣơng Thơm 1, ĐS1 (Lào Cai), DDS1, J01 thuộc dòng Japonica, HT1, KD18 (Yên Bái), Bắc Thơm Điện Biên... Bên cạnh đó là điều kiện về kết cấu hạ tầng giao thông, thủy lợi, điện, viễn thông trong những năm gần đây đƣợc đầu tƣ xây dựng làm tăng năng lực sản xuất cho ngành nơng nghiệp nói riêng.

Ởvùng Tây Bắc vẫn cịn q ít các doanh nghiệp có năng lực tiếp cận đƣợc trực tiếp với thị trƣờng quốc tế. Các địa phƣơng cũng chƣa tổ chức đƣợc các chƣơng trình xúc tiến thƣơng mại nhằm giới thiệu tiềm năng phát triển cây lúa.

Khó khăn lớn nhất trong hoạt động sản xuất và xuất khẩu hiện nay của các doanh nghiệp chế biến là việc thiếu nguyên liệu đảm bảo chất lƣợng và tiêu chuẩn quốc tế. Những doanh nghiệp không sở hữu và quản lý đƣợc vùng nguyên liệu đều bị giảm năng lực sản xuất, cạnh tranh và biên lợi nhuận. Những khó khăn tiếp theo trong hoạt động xuất khẩu đối với các doanh nghiệp vùng Tây Bắc là thiếu thông tin về thị trƣờng xuất khẩu và thiếu nhân sự chuyên nghiệp. Bên cạnh đó, việc thiếu ngân sách dành cho hoạt động xúc tiến xuất khẩu cũng khiến hơn 1/3 số doanh nghiệp bị bó tay trƣớc các cơ hội để quảng bá thƣơng hiệu với khách hàng quốc tế.

Hiện việc xuất khẩu gạo vùng Tây Bắc chủ yếu thực hiện bằng con đƣờng xuất tiểu ngạch sang Trung Quốc. Gạo xuất tiểu ngạch sang Trung Quốc có giá rẻ

hơn nhiều so với gạo nhập khẩu chính ngạch cũng nhƣ gạo nội địa của họ. Hiện nay Trung Quốc quản lý nhập khẩu gạo bằng hạn ngạch theo cam kết với Tổ chức thƣơng mại thế giới (WTO). Mỗi năm Trung Quốc cấp hạn ngạch nhập khẩu chính ngạch 520.000 tấn với thuế nhập khẩu thấp, chỉ 1% nhƣng thuế GTGT khá cao (13%). Hằng năm Trung Quốc tổ chức đấu thầu hạn ngạch vào đầu năm. Thông thƣờng doanh nghiệp (DN) Trung Quốc muốn có hạn ngạch nhập khẩu bắt buộc phải tiêu thụ sản lƣợng gạo nội địa tƣơng đƣơng ở kho dự trữ quốc gia với giá sàn, cao hơn giá thị trƣờng thế giới do nông dân Trung Quốc đƣợc trợ giá.DN Trung Quốc có hạn ngạch nhập khẩu nhƣng khơng trực tiếp nhập khẩu có thể “bán” lại hạn ngạch cho DN khác nên nhìn chung chi phí gạo nhập khẩu bị đội lên, để không quá cạnh tranh với gạo nội địa.

Do vậy, thƣơng nhân Trung Quốc thích nhập khẩu tiểu ngạch gạo từ Việt Nam hơn do lợi nhuận lớn vì khơng mất nhiều chi phí. Tuy vậy, với Việt Nam đây là thị trƣờng nhiều rủi ro, hàng hóa phải đi đêm, qua cửu vạn và bị phía Trung Quốc xếp vào dạng hàng nhập lậu. Theo thống kê, hiện Trung Quốc là thị trƣờng nhập gạo lớn nhất của Việt Nam, chiếm 35% tổng lƣợng gạo xuất khẩu chính ngạch. Nếu tính thêm lƣợng gạo xuất tiểu ngạch có thể chiếm trên 50%.

Một số mặt hàng xuất khẩu gạo của khu vực Tây Bắc đƣợc kể đến nhƣ: Séng Cù, Bắc Thơm 1, Hƣơng Thơm 1, ĐS1 (Lào Cai), DDS1, J01 thuộc dòng Japonica, HT1, KD18 (Yên Bái), Bắc Thơm Điện Biên...

Các doanh nghiệp đó vừa có vùng ngun liệu riêng của mình, vừa liên kết với nông dân địa phƣơng để đảm bảo nguồn chè đầu vào ổn định cả về số lƣợng và chất lƣợng. Họ đồng thời có mối quan hệ rộng rãi với nhà mơi giới ở thị trƣờng quốc tế, với doanh nghiệp đấu trộn ở quốc gia tiêu thụ gạo để có thể xuất hàng trực tiếp, giảm các khâu trung gian. Hiện nay, các doanh nghiệp chè Tây Bắc nói riêng và Việt Nam nói chung khơng bán gạo qua hệ thống đấu giá quốc tế vì nhiều lí do khác nhau, trong đó một phần do khối lƣợng bán ra không đủ lớn và do các nhà xuất khẩu đều có mối quan hệ lâu năm với bạn hàng quốc tế.

3.3 Phân tích thực trạng chuỗi cung ứng gạo xuất khẩu của các tỉnh khu vực Tây Bắc hiện nay

Khu vực Tây Bắc cơ bản vẫn tập trung vào những loại cây chủ lực có lợi thế là lúa, ngơ, sắn và cây chè. Trong đó sản xuất lúa là nhiệm vụ quan trọng hàng đầu vì sự an tồn lƣơng thực của tồn vùng. Tại khu vực này, mơ hình SC gạo XK về cơ bản giống mơ hình trong nghiên cứu về SC gạo XK Việt Nam của TS. Nguyễn Văn Sơn (2013).

Theo đó có 2 mơ hình XK gạo cơ bản:

Trong mơ hình A (hình 3.1), các hộ nông dân nhỏ lẻ không trực tiếp cung cấp gạo cho DN, họ thƣờng bán lúa gạo ở những khu chợ cóc hoặc bán cho hàng xáo (những ngƣời thu mua). Thơng qua trung gian hoặc đại lí, lúa và gạo nguyên liệu đƣợc thu gom từ những đơn vị bán hàng nhỏ lẻ để cung cấp cho DN với số lƣợng lớn. Việc thu mua trực tiếp từ OEMs nhỏ lẻ khơng có lợi đối với các DN chế biến gạo vì chi phí vận chuyển và chi phí đại lí rất cao. DN thu mua gạo nguyên liệu (gạo xô) từ thƣơng lái để tái chế ra gạo thành phẩm XK. Theo mơ hình này, phần lớn là cung ứng gạo cho các hợp đồng G2G và các thị trƣờng có nhu cầu gạo phẩm cấp trung bình nhƣ Philippines, Indonesia, Cuba, Châu Phi… Qui cách gạo thƣờng khó đảm bảo độ thuần chủng nên giá khơng cao.

Hình 3.1. Mơ hình A (Thu mua gạo - XK)

Hình 3.2. Mơ hình B (Đầu tƣ vùng lúa chuyên canh - XK)

Mơ hình B (hình 3.2) hiện là xu hƣớng chuyển dịch cơ bản của các DNXK gạo Việt Nam; trong đó DN xây dựng vùng lúa nguyên liệu đặc chủng để XK. Theo mơ hình này, để bán lúa/gạo nguyên liệu trực tiếp cho DN chế biến lúa gạo, nơng dân trồng lúa theo mơ hình trang trại và mơ hình hộ gia đình đều phải sử dụng những phƣơng thức trồng lúa theo tiêu chuẩn của DN đƣa ra.

Việc thu gom lúa gạo của DN theo hai con đƣờng, một là DN thu mua lúa, gạo trực tiếp từ những ngƣời nông dân, hai là thu mua thông qua thƣơng lái. Thƣơng lái thu gom nguyên liệu từ các nhà sản xuất đơn lẻ, nơng dân thuộc các vùng lúa chun canh, sau đó đem bán cho các DNXK theo các đơn hàng và mức giá thỏa thuận vào thời điểm mua. Ƣớc tính hàng năm, thƣơng lái thu mua khoảng 90% sản lƣợng lúa từ nông dân (theo Hiệp hội lƣơng thực Việt Nam). Thƣơng lái có vai trị rất quan trọng trong việc thu mua lúa gạo, đặc biệt đối với những nông dân ở vùng sâu, vùng xa, giúp DN ổn định sản xuất. Lúa/gạo nguyên liệu đƣợc giao đến các nhà máy của nhà XK, thanh toán bằng tiền mặt.

Nguyên liệu đầu vào chủ yếu ở hai dạng: lúa và gạo nguyên liệu. Đối với lúa, sau khi đƣợc thu mua sẽ đƣợc đƣa trực tiếp vào nhà máy để xử lí. Quy trình xử lí lúa gồm 5 bƣớc: làm sạch lúa - nhằm loại bỏ rơm, cỏ dại, đất cát… ra khỏi lúa, xay xát - nhằm loại bỏ trấu, lau bóng - loại bỏ mầm và cám, đóng gói và lƣu trữ. Đối với gạo nguyên liệu, sau khi đƣợc lau bóng, tách hạt khác màu sẽ đƣợc phối trộn và đóng gói theo yêu cầu của nhà nhập khẩu.

Lúa, gạo sau khi đã đƣợc xử lí hồn tất sẽ đƣợc DN cung cấp trực tiếp đến hệ thống bán lẻ của công ty, những ngƣời mua hàng công nghiệp nhƣ các tổ chức nấu ăn, khách sạn, nhà hàng, chuỗi thực phẩm… hoặc thông qua trung tâm phân phối để bán cho những ngƣời bán hàng nhỏ lẻ, những nhà bán lẻ khơng thuộc hệ thống của DN. Từ đó, những cửa hàng bán lẻ theo hệ thống, những khách hàng cơng nghiệp hoặc các nhà phân phối nhỏ lẻ có thể bán lại cho những nhà nhập khẩu hoặc những khách hàng cuối cùng là ngƣời tiêu thụ.

a. Khâu trồng trọt và thu hoạch lúa

Ngƣời sản xuất gạo là nhân tố có ảnh hƣởng quan trọng đến chất lƣợng và khối lƣợng sản phẩm của SC. Qua khảo sát thực trạng tại tỉnh Lào Cai, Yên Bái, Điện Biên, Sơn La thì chủ yếu là các hộ nơng dân với qui mơ diện tích canh tác nhỏ lẻ. Bên cạnh đó là một tỷ lệ nhỏ là các tổ nhóm, hợp tác xã sản xuất đƣợc liên kết sản xuất giữa các hộ nông dân trong cùng địa phƣơng với nhau.

Khí hậu vùng miền núi Tây Bắc là khí hậu nhiệt đới gió mùa vùng núi, có

mùa đơng lạnh, phân hóa rõ rệt theo địa hình đƣợc thể hiện thơng qua sự phân hóa của chế độ nhiệt, chế độ mƣa ẩm. Có thể nói với điều kiện khí hậu, thổ nhƣỡng phong phú, đa dạng, cho nên Tây Bắc có thể trồng đƣợc nhiều giống lúa đặc sản thơm, ngon, dẻo nổi tiếng nhƣ: Séng Cù, Bắc Thơm 1, Hƣơng Thơm 1, ĐS1 (Lào Cai), DDS1, J01 thuộc dòng Japonica, HT1, KD18 (Yên Bái), Bắc Thơm Điện Biên... Bên cạnh đó là điều kiện về kết cấu hạ tầng giao thông, thủy lợi, điện, viễn thông trong những năm gần đây đƣợc đầu tƣ xây dựng làm tăng năng lực sản xuất cho ngành nơng nghiệp nói riêng.

Cũng qua khảo sát thực tế cho thấy, trong những năm gần đây hệ thống khuyến nông của các tỉnh khu vực Tây Bắc đã có những sự phát triển mạnh mẽ. Nhiều hoạt động chuyển giao công nghệ, ứng dụng khoa học kỹ thuật sản xuất tiên tiến đáp ứng nhu cầu thị trƣờng cho các hộ nông dân áp dụng từ khâu sản xuất gieo trồng lúa tới chăm sóc, thu hoạch trên nhiều cánh đồng khác nhau trong tỉnh. b. Khâu thu gom, chế biến lúa gạo

Hiện nay, trên địa bàn các tỉnh đã có các nhà thu mua, chế biến gạo, tuy nhiên các cơ sở này đang cịn hoạt động với qui mơ nhỏ. Hơn nữa các đơn vị này đã manh nha có sự liên kết với nhà sản xuất trong việc tạo vùng nguyên liệu tuy nhiên đang cịn khá khiêm tốn, do đó chƣa thể ổn định chất lƣợng cũng nhƣ sản lƣợng đầu ra.

Hình thức thu mua chủ yếu đƣợc sử dụng hiện tại là thu mua thóc tƣơi tại ruộng với OEMs tại địa phƣơng, hình thức này mang lại khá nhiều rủi ro cho các DN và các nhà thu mua do mức độ hao hụt ƣớc tính 20%-22%, điều này cho thấy các nhà thu mua hiện nay có kho dự trữ thóc đƣợc tối đa là 8 tháng chƣa đáp ứng đƣợc nhu cầu về cơ sở vật chất bảo quản. Việc chế biến đóng gói, ghi Logo, nhãn hiệu, tên đơn vị, địa chỉ, nguồn gốc SP, chỉ tiêu chất lƣợng, hạn sử dụng… đã đƣợc áp dụng nhằm quảng bá thƣơng hiệu nhƣng chủ yếu là các DN có nguồn vốn lớn và có năng lực trên thị trƣờng, tuy nhiên cũng cịn khá hạn chế. Hình thức thứ hai là ngƣời dân tự để lại và bán cho các thƣơng lái, hình thức này đã làm ảnh hƣởng không nhỏ đến giá cũng nhƣ chất lƣợng gạo cung cấp ra thị trƣờng do thật giả lẫn lộn.

Từ năm 2014 trở lại đây, trên địa bàn các tỉnh số lƣợng các nhà thu mua, chế biến gạo có gia tăng: ví dụ nhƣ 1 DN và 2 hợp tác xã chính thu mua, chế biến các loại gạo có chất lƣợng cao của các tỉnh nhƣ: Séng Cù, Bắc Thơm 1, Hƣơng Thơm 1, ĐS1 (Lào Cai);03 DN chế biến lúa gạo là Công ty cổ phần giống nông nghiệp Điện Biên, Công ty cổ phần chế biến nông sản Điện Biên và Công ty TNHH giống nông nghiệp Trƣờng Hƣơng đầu tƣ công nghệ tƣơng đối hiện đại, tổ chức sản xuất theo hƣớng “Cánh đồng lớn” trên địa bàn tỉnh, tuy nhiên các cơ sở này hiện vẫn cịn ở qui mơ nhỏ. Cũng qua khảo sát, hiện tại các nhà thu mua, chế biến và kinh doanh gạo trên địa bàn chƣa có sự liên kết với nhà sản xuất trong việc tạo vùng nguyên liệu để ổn định chất lƣợng và sản lƣợng gạo đầu ra, với hình thức thu mua chủ yếu đƣợc sử dụng hiện tại là ký kết hợp đồng thu mua thóc tƣơi tại ruộng với các hộ nơng dân tại địa phƣơng.

Có thể khái qt qui trình thu mua, xay xát, cung cấp gạo thành phẩm của Nhà thu mua, chế biến trong SC Gạo tại các tỉnh Tây Bắc (thông qua trƣờng hợp cụ thể của tỉnh Lào Cai) hiện nay ở hình 3.3.

Ng̀n: Kết quả điều tra của tác giả

Hình 3.3. Khái quát quy trình thu mua, chế biến, cung cấp gạo Séng Cù tại Lào Cai

c. Khâu tiêu thụ gạo của các tỉnh khu vực Tây Bắc

Gạo của khu vực Tây Bắc chủ yếu đƣợc tiêu thụ tại thị trƣờng nội địa thông qua các nhà bán lẻ nhƣ siêu thị bán lẻ, các đại lý, cửa hàng bán lẻ mà rất ít khơng đƣợc xuất khẩu ra thị trƣờng nƣớc ngồi. Thực tế theo tìm hiểu của tác giả chỉ có một lƣợng nhỏ gạo ở khu vực đƣợc các cơng ty lƣơng thực thu mua để xuất khẩu

cùng với gạo từ các vùng miền khác trong cả nƣớc.

Qua khảo sát, hiện tại các nhà bán lẻ tham gia vào SC gạo của tỉnh Tây Bắc chủ yếu gồm: Một là, các hộ kinh doanh cá thể, cửa hàng bán lẻ gạo tại các chợ, thành phố trực thuộc tỉnh với đặc điểm SP là hàng rời khơng đóng bao gói, khơng rõ tiêu chuẩn SP hay nguồn gốc sản xuất, địa chỉ kinh doanh; Hai là, các đại lý, cửa hàng bán lẻ của các đơn vị thu mua, sản xuất kinh doanh, cung cấp gạo trên địa bàn

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEB nghiên cứu xây dựng chuỗi cung ứng sản phẩm gạo xuất khẩu của các tỉnh khu vực tây bắc (Trang 36 - 45)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(81 trang)
w