Liên minh châu Âu (EU) là một liên minh kinh tế chính trị bao gồm 28 quốc gia thành viên thuộc Châu Âu được thành lập theo Hiệp ước Maastricht vào ngày 1 tháng 11 năm 1993. Với hơn 500 triệu dân, Liên minh châu Âu chiếm 30% GDP danh nghĩa và khoảng 22% GDP sức mua tương đương của thế giới (2008).
EU đã phát triển một thị trường chung thông qua hệ thống luật pháp tiêu chuẩn áp dụng cho tất cả các nước thành viên nhằm đảm bảo sự lưu thông tự do của con người, hàng hóa, dịch vụ và vốn. EU duy trì các chính sách chung về thương mại, nơng nghiệp, ngư nghiệp và phát triển địa phương. 17 nước thành viên đã chấp nhận đồng tiền chung, đồng Euro, tạo nên khu vực đồng Euro. EU đã phát triển một vai trị nhất định trong chính sách đối ngoại, có đại diện trong Tổ chức Thương mại Thế giới, G8, G-20 nền kinh tế lớn và Liên hiệp quốc.
Liên minh châu Âu là khu vực thị trường nhập khẩu nhiều thủy sản và nông sản nhất thế giới với tốc độ tăng trưởng nhập khẩu nông sản đạt 8%/năm. Xuất khẩu
nông sản vào EU là cơ hội của các nước đang phát triển trong đó có Việt Nam. Mặc dù thuế quan của EU thấp hơn so với các cường quốc kinh tế lớn và có xu hướng giảm, nhưng EU vẫn là một thị trường bảo hộ rất chặt chẽ vì hàng rào phi quan thuế (rào cản kỹ thuật) rất nghiêm ngặt. Do vậy, hàng xuất khẩu của các nước trong đó có Việt Nam muốn vào được thị trường này thì phải vượt qua được rào cản kỹ thuật của EU. Rào cản kỹ thuật chính là qui chế nhập khẩu chung và các biện pháp bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng của EU, được cụ thể hoá ở 5 tiêu chuẩn của sản phẩm: chất lượng, vệ sinh thực phẩm, an tồn cho người sử dụng, bảo vệ mơi trường và tiêu chuẩn về lao động.
Đối với tiêu chuẩn chất lượng: Hệ thống quản lý chất lượng ISO 9000 gần
như là yêu cầu bắt buộc đối với các doanh nghiệp sản xuất hàng xuất khẩu sang thị trường EU thuộc các nước đang phát triển. Thực tế cho thấy ở các nước đang phát triển Châu Á và Việt Nam, hàng của những doanh nghiệp có giấy chứng nhận ISO 9000 thâm nhập vào thị trường EU dễ dàng hơn nhiều so với hàng hố của các doanh nghiệp khơng có giấy chứng nhận này.
Đối với tiêu chuẩn vệ sinh thực phẩm: Các công ty chế biến thực phẩm phải
tuân thủ các tiêu chuẩn vệ sinh chặt chẽ. Về phương diện này, việc áp dụng hệ thống HACCP (Hazard Analysis Critical Control Point) là rất quan trọng và gần như là yêu cầu bắt buộc đối với các xí nghiệp chế biến thủy hải sản của các nước đang phát triển muốn xuất khẩu sản phẩm này vào thị trường EU.
Đối với tiêu chuẩn an toàn cho người sử dụng: Ký mã hiệu trở nên quan
trọng trong việc lưu thông hàng hố trên thị trường EU. Các sản phẩm có liên quan tới sức khoẻ của người tiêu dùng phải có ký mã hiệu theo qui định của EU. Ví dụ: CE bắt buộc có ký mã hiệu đối với đồ chơi, thiết bị điện áp thấp, thiết bị y tế, nguyên vật liệu xây dựng, hàng nông sản vv…
Đối với tiêu chuẩn bảo vệ môi trường: Thị trường EU u cầu hàng hố có
liên quan đến môi trường phải dán nhãn theo qui định (nhãn sinh thái, nhãn tái sinh) và có chứng chỉ được quốc tế cơng nhận. Ví dụ, tiêu chuẩn GAP (Good agricultural
Practice) và các nhãn hiệu sinh thái (Ecolabels) đang ngày càng được phổ biến, chứng tỏ các cấp độ khác nhau về môi trường tốt.
Ngồi ra, các cơng ty phải tuân thủ hệ thống quản lý môi trường (các tiêu chuẩn ISO14000) và các bộ luật mang tính xã hội về đạo đức. Tiêu chuẩn The Social Accountability 8000 sẽ càng trở nên quan trọng trong những năm tới.
Đối với tiêu chuẩn về lao động: Uỷ ban Châu Âu (EC) đình chỉ hoạt động
của các xí nghiệp sản xuất nội địa ngay khi phát hiện ra những xí nghiệp này sử dụng lao động cưỡng bức và cấm nhập khẩu những hàng hóa mà q trình sản xuất sử dụng bất kỳ một hình thức lao động cưỡng bức nào như lao động tù nhân, lao động trẻ em.... đã được xác định trong các Hiệp ước Geneva ngày 25/9/1926 và 7/9/1956 và các Hiệp ước Lao động Quốc tế số 29 và 105.
EU dùng “rào cản kỹ thuật” là biện pháp chủ yếu để bảo hộ sản xuất và tiêu dùng nội địa hiện nay vì thuế nhập khẩu vào EU đang giảm dần. Hơn nữa, các nước đang phát triển được hưởng GSP (ưu đãi thuế quan).
EU đã tiêu chuẩn hoá và nâng cấp việc thu thập dữ liệu cho các nước thành viên và đã lập một thủ tục kế toán thống nhất, một hệ thống hợp nhất rộng rãi của Liên minh đã hoàn thành về cơ bản để cho các công ty làm kinh doanh thuận lợi hơn về thủ tục. Đồng thời nhân danh người tiêu dùng, EU đã phát triển một chương trình trách nhiệm sản phẩm (nếu sản phẩm làm ra có những khuyết tật gây nguy hiểm cho người sử dụng thì người sản xuất phải có trách nhiệm đối với sản phẩm của họ). Để đảm bảo quyền lợi cho người tiêu dùng, EU tiến hành kiểm tra các sản phẩm ngay từ nơi sản xuất và có các hệ thống báo động giữa các nước thành viên, đồng thời bãi bỏ việc kiểm tra các sản phẩm ở biên giới. EU đã thông qua những quy định bảo vệ quyền lợi của người tiêu dùng về độ an toàn chung của các sản phẩm được bán ra, các hợp đồng quảng cáo, bán hàng tận nhà, nhãn hiệu…
Các tổ chức chuyên nghiên cứu đại diện cho giới tiêu dùng sẽ đưa ra các quy chế định chuẩn quốc gia hoặc châu Âu. Hiện nay ở EU có 3 tổ chức định chuẩn: Uỷ ban châu Âu về định chuẩn, Uỷ ban châu Âu về định chuẩn điện tử, Viện định chuẩn viễn thơng châu Âu. Tất cả các sản phẩm chỉ có thể bán được ở thị trường
này với điều kiện phải đảm bảo tiêu chuẩn an toàn chung của EU, các luật và định chuẩn quốc gia được sử dụng chủ yếu để cấm buôn bán sản phẩm được sản xuất ra từ các nước có những điều kiện sản xuất chưa đạt được tiêu chuẩn của EU.
Quy chế bảo đảm an toàn của EU đối với một số sản phẩm tiêu dùng như sau: Các loại thực phẩm, đồ uống đóng gói phải ghi rõ tên sản phẩm, nhãn mác, thành phần, trọng lượng tịnh, thời gian sử dụng, cách sử dụng, địa chỉ của nước sản xuất hoặc nơi bán, nơi sản xuất, các điều kiện đặc biệt đẻ bảo quản, để chuẩn bị sử dụng hoặc các thao tác bằng tay, mã số và mã vạch để dễ nhận dạng lô hàng.
1.3. Kinh nghiệm của một số nƣớc trong nâng cao năng lực cạnh tranh hàng nông sản xuất khẩu sang Liên minh châu Âu
1.3.1. Kinh nghiệm của Thái Lan
Thái Lan là nước láng giềng của Việt Nam với nhiều nét tương đồng về mặt địa lý, khí hậu, tập qn... Do đó, việc nghiên cứu những kinh nghiệm của Thái Lan trong nâng cao năng lực cạnh tranh nông sản xuất khẩu sang Liên minh châu Âu là hết sức cần thiết.
Những năm qua, Thái Lan luôn được coi là một trong những nước có nền nơng nghiệp tương đối hồn chỉnh. Nền nơng nghiệp Thái Lan có sự đa dạng và chun mơn hóa rõ nét, mỗi vùng miền trong cả nước lại có những loại cây trồng, vật nuôi chuyên biệt. Thái Lan cũng rất thành công trong xuất khẩu nông sản với 5 mặt hàng chủ lực bao gồm: Gạo, sắn, ngô, cao su và rau quả…
Ngun nhân chính của thành cơng trong xuất khẩu nơng sản của Thái Lan là nhờ chính sách đổi mới của nước này như chú trọng nơng nghiệp, nơng thơn, coi đó là xương sống của đất nước; đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu kinh tế; quan tâm phát triển các ngành công nghiệp phụ trợ, chế biến, bảo quản nơng sản, qua đó nâng cao chất lượng sản phẩm; có nhiều chính sách khuyến khích xuất khẩu nơng sản, tập trung vào các thị trường trọng tâm…)
Các chính sách hỗ trợ nơng nghiệp hướng đến xuất khẩu của Thái Lan đáng chú ý như sau:
- Thành cơng trong chính sách giá nơng sản, theo đó người dân được tự quyết mơ hình canh tác và tiêu thụ sản phẩm do họ sản xuất ra. Căn cứ điều kiện
từng nơi mà cơ chế giá được thay đổi cho phù hợp nhằm: (1) Khuyến khích người sản xuất trên cơ sở đảm bảo giá sản xuất có lợi cho người sản xuất và giá bán lẻ có lợi cho người tiêu dùng; (2) Đảm bảo ổn định giá nông sản ở thị trường nội địa, giữ giá thấp hơn thị trường quốc tế, tạo động lực xuất khẩu; (3) Hạn chế tác động của biến động giá cả ở thị trường quốc tế đến giá cả nông sản ở thị trường trong nước. - Để khuyến khích xuất khẩu nơng sản, Thái Lan thực hiện các chính sách như bỏ chế độ hạn ngạch, khơng thu thuế xuất khẩu, chỉ thu thuế lợi tức nếu có; miễn thuế nhập khẩu máy móc thiết bị và chuyển giao cơng nghệ từ nước ngoài, giảm thuế thu nhập của doanh nghiệp trong vòng 05 năm sau giai đoạn miễn thuế… Ngồi ra, doanh nghiệp xuất khẩu gạo cịn được vay vốn ngân hàng với lãi suất ưu đãi, đặc biệt là với nguồn vốn vay dài hạn. Bên cạnh đó, chính phủ Thái Lan cịn chủ động thu gom gạo của các nhà xuất khẩu, chịu phí lưu kho, bảo quản… trong trường hợp giá thế giới xuống thấp, đồng thời, can thiệp để ký kết những hợp đồng có giá trị lớn.
- Về khoa học, công nghệ, Thái Lan cũng rất chủ động trong việc đầu tư, nghiên cứu, chuyển giao những mơ hình sản xuất, dây chuyền công nghệ tiên tiến nhằm nâng cao năng suất, chất lượng của sản phẩm với nhiều kỹ thuật hiện đại. Đồng thời, chính phủ nước này cũng có chính sách khuyến khích các nhà đầu tư từ các nước có nền nơng nghiệp phát triển đầu tư cho ngành chế biến Thái Lan. Nhờ đó, hoạt động chế biến nơng sản của Thái Lan đã phát triển mạnh mẽ với các cơ sở chế biến có quy mơ lớn, trang thiết bị dây chuyền công nghệ hiện đại. Riêng đối với mặt hàng gạo, Thái Lan có các dây chuyền hiện đại để xay xát, đánh bóng gạo, đảm bảo tỉ lệ tấm rất thấp ở mức 5-10% phục vụ xuất khẩu. Có thể nói, chất lượng, mẫu mã gạo của Thái Lan cao hơn Việt Nam cũng là vì thế.
- Về mẫu mã, quy cách bảo quản, hàng nông sản của Thái Lan cũng được bảo quản tốt với mẫu mã đẹp, bao bì phong phú hấp dẫn người mua. Các doanh nghiệp nước này hết sức chú trọng vấn đề xây dựng, đăng ký bản quyền và quảng bá thương hiệu cho sản phẩm của mình. Nơng sản xuất khẩu như gạo đều được dán nhãn mác ghi rõ nguồn gốc xuất xứ bằng tiếng Anh, tiếng Thái và tiếng ở nơi sử dụng nhiều sản phẩm của Thái Lan. Nhờ thế, sản phẩm của Thái Lan dễ dàng tiếp cận và chiếm được thiện cảm của người tiêu dùng.
- Đối với hoạt động xúc tiến thương mại, chính phủ Thái Lan cũng quan tâm
tới việc cung cấp dịch vụ thông tin thị trường, sản phẩm, nhà nhập khẩu cho các doanh nghiệp nội địa, cung cấp các số liệu phục vụ cho hoạt động xuất khẩu, nghiên cứu thị trường của doanh nghiệp, tổ chức các hoạt động nhằm hỗ trợ doanh nghiệp xuất khẩu phát triển nguồn nhân lực…
1.3.2. Kinh nghiệm của Trung Quốc
Giống như Thái Lan, Trung Quốc cũng là một nước láng giềng của Việt Nam và có nhiều điểm tương đồng trong sản xuất nông nghiệp, việc nghiên cứu kinh nghiệm của Trung Quốc cũng là một cơ sở quý báu.
Trung Quốc là quốc gia rộng lớn với diện tích gần 9,6 triệu km2 song tỷ trọng đất canh tác trong tổng số diện tích tự nhiên nhỏ (chỉ khoảng 10,8%), đất canh tác bình quân đầu người thấp (khoảng 0,092 ha/người), chỉ bằng 40% mức bình quân của thế giới. Trung Quốc chỉ còn chưa đầy 4,7 triệu ha được coi là đất dự trữ sản xuất nơng nghiệp. Tình trạng mất đất ngày càng tăng lên do cơng nghiệp hố và đơ thị hố. Một thực tế khác là ruộng đất ở Trung Quốc rất manh mún, bình quân 0,67 ha/hộ gia đình, bằng 1/4 bình qn thế giới. Chính vì q nhỏ và manh mún như vậy nên việc sản xuất nơng nghiệp cũng gặp nhiều khó khăn, thách thức.
Mặc dù cịn gặp nhiều khó khăn, thách thức, xuất khẩu nơng sản của Trung Quốc đã và đang đạt được nhiều thành tựu đáng khích lệ. Trung Quốc hiện đang xuất khẩu nơng sản đến khoảng 200 quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới, với thị trường đa dạng, từ các nước công nghiệp phát triển đến các nước đang và kém phát triển. Kim ngạch xuất khẩu nông sản tăng cao từ mức 21,1 tỷ USD năm 2008 lên mức 36,45 tỷ USD vào năm 2014.
Chính sách đáng của Trung Quốc nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh cho hàng nông sản xuất khẩu sang EU có những điểm đáng chú ý sau:
- Đa dạng hóa nơng sản xuất khẩu và nâng cao chất lượng sản phẩm theo tiêu
chuẩn quốc tế. Vấn đề đa dạng hóa sản phẩm nơng sản xuất khẩu, cải thiện chất lượng và nâng cao hiệu quả kinh tế được coi là định hướng cơ bản của Trung Quốc trong sản xuất nông nghiệp. Trung Quốc một mặt có những chính sách khuyến
khích sản xuất nơng nghiệp theo hướng tập trung vào những sản phẩm mang lại nhiều lợi nhuận, mặt khác coi trọng đầu tư, nghiên cứu và ứng dụng những thành tựu của khoa học công nghệ vào phát triển nơng nghiệp. Phương châm của chính phủ Trung Quốc là lấy khoa học kỹ thuật làm vũ khí, lấy cơng nghiệp hiện đại làm chỗ dựa, chuyển từ nông nghiệp truyền thống sang nông nghiệp hiện đại.
- Trung Quốc tập trung đầu tư trọng điểm vào khâu chế biến và bảo quản
nông sản xuất khẩu. Từ những năm đầu cải cách và mở cửa nền kinh tế, Trung Quốc đã định hướng nâng cao giá trị nông sản xuất khẩu thông qua việc tăng đầu tư và khâu chế biến, bảo quản. Về lương thực, Trung Quốc đã xây dựng 60.000 kho bảo quản lương thực với tích lượng 1,6 tỷ tấn, trong đó gần 80% là các kho có hệ thống điều khiển nhiệt, ẩm hiện đại. Đối với khâu chế biến, Trung Quốc đã xây dựng và phát triển mơ hình xí nghiệp “đầu rồng” về chế biến nơng sản, theo đó, Nhà nước hỗ trợ nhiều mặt như ưu tiên vay vốn ngân hàng để thu mua nông sản, miễn thuế nông nghiệp, nông sản trong những năm đầu làm ăn có lãi…
- Chính phủ Trung Quốc cũng ưu tiên đẩy mạnh công tác xúc tiến thương
mại thông qua việc thành lập các cơ quan thương vụ tại nhiều nước nhằm giới thiệu một nước “Trung Hoa mới”. Hoạt động tích cực của các cơ quan thương vụ Trung Quốc đã đóng góp to lớn vào sự phát triển của hoạt động ngoại thương thông qua việc làm đầu mối giữa các ngành hàng, đầu mối kinh doanh sở tại với các đầu mối ở thị trường nước ngồi. Bên cạnh đó, các cơ quan này cịn tham gia tích cực vào việc đàm phán ký kết các hiệp định thương mại tự do, các hoạt động bảo vệ quyền lợi của quốc gia tại thị trường nước ngoài. Tại thị trường EU, các cơ quan thương vụ cũng hoạt động hết sức hiệu quả, đóng góp cho sự thành cơng của nơng sản Trung Quốc tại thị trường này.
- Trung Quốc cũng tập trung thu hút đầu tư nước ngoài gắn với phát triển thị trường xuất khẩu, qua đó tạo đà cho việc tiếp cận và mở rộng thị trường quốc tế, nâng cao năng lực cạnh tranh của hàng hóa Trung Quốc nói chung và hàng nơng sản nói riêng. Khu vực đầu tư nước ngồi khơng chỉ góp phần mở rộng thị trường xuất khẩu mà cịn thúc đẩy cải thiện cơ cấu và chất lượng nông sản xuất khẩu. Nhờ
có biện pháp trên, cơ cấu xuất khẩu hàng hóa nói chung và cơ cấu hàng nơng sản xuất khẩu nói riêng của Trung Quốc đã có phát triển theo hướng tích cực.
- Ngồi ra, Trung Quốc cũng hết sức chú trọng vấn đề nguồn nhân lực phục