2.2. Phân tích năng lực cạnh tranh hàng nơng sản xuất khẩu của Việt Nam sang
2.2.5. Thương hiệu hàng nông sản xuất khẩu
Thời gian qua, chúng ta quen tiếp cận và sử dụng thương hiệu chủ yếu dưới góc độ của doanh nghiệp (DN), cho dù thương hiệu đó được gắn với một địa danh cấp xã, huyện, tỉnh, cấp vùng (cà phê Trung Nguyên; trái cây, lúa gạo, thủy sản Đồng bằng sông Cửu Long; trà Thái Nguyên…) hay cấp quốc gia (Hàng Việt Nam chất lượng cao, Thương hiệu Việt…). Trong bối cảnh nền kinh tế nước ta đang ngày càng hội nhập sâu hơn với nền kinh tế thế giới, yêu cầu đang đặt ra là cần tiếp cận, xây dựng và phát triển thương hiệu từ góc độ "tài sản cơng" của một địa phương, vùng miền và quốc gia. Tuy nhiên, chúng ta vẫn chưa có một chương trình thương hiệu vùng miền trong chiến lược thương hiệu quốc gia, khiến nhiều sản phẩm, lợi thế vẫn chỉ ở dạng "tiềm năng".
Đối với nông sản xuất khẩu sang thị trường EU, mặc dùViệt Nam có gần 1.000 loại nơng sản đặc sản (trong đó có thế mạnh về các loại nơng sản: gạo nếp, cà phê, nước mắm, trái cây, chè…) có thể phát triển thành các chỉ dẫn địa lý, nhưng đến nay, mới có 3 sản phẩm là nước nắm Phú Quốc, chè xanh Mộc Châu và cà phê Bn Ma Thuột được cơng nhận có chỉ dẫn địa lý tại châu Âu, trong đó duy nhất có nước mắmPhú Quốc được bảo hộ ở EU. Các sản phẩm hồ tiêu Chư Sê, thanh long Bình Thuận, nước mắm Phan Thiết… đều là những sản phẩm đã nổi tiếng khắp thế giới, song lại chưa được đăng ký bảo hộ tại thị trường EU nên nguy cơ bị nhái thương hiệu là rất rõ ràng.
Trong giai đoạn 2009 - 2012, hơn 90% lượng hàng nông sản của Việt Nam xuất khẩu sang thị trường EU hiện phải mang thương hiệu của nước khác. Nông sản xuất khẩu của Việt Nam bán trên thị trường EU hầu như khơng được gắn tem, nhãn, bao bì chính thống và chưa được kiểm sốt chất lượng cũng như nguồn gốc xuất xứ.
Cà phê, hạt tiêu, hạt điều là những mặt hàng nông sản xuất khẩu của Việt Nam chiếm được thị phần khá lớn tại thị trường EU, song thực tế cho thấy trong những năm qua, các mặt hàng này hầu như chỉ được xuất sang EU dưới dạng thô, phục vụ cho ngành chế biến tại thị trường này. Ví dụ, trong danh sách những nhà xuất khẩu cà phê lớn của thế giới thời gian gần đây, bên cạnh Brazil, Việt Nam, Colombia, đáng chú ý cịn có Đức (đối tác nhập khẩu cà phê lớn nhất của Việt Nam trong khối EU) đứng trong top 5 nhờ năng lực chế biến cà phê nhập khẩu và tái xuất. Như vậy một khối lượng không nhỏ cà phê Việt Nam xuất khẩu thô sang Đức đã được các doanh nghiệp tại đây chế và tái xuất với giá trị tăng gấp nhiều lần.
Trong số các mặt hàng nông sản xuất khẩu sang thị trường EU, chỉ có một vài điểm sáng trong phát triển thương hiệu và xây dựng chỗ đứng nhất định tại thị trường này như cà phê Trung Nguyên, Chè Việt… Phương thức "nhượng quyền thương hiệu" đã đưa Trung Nguyên mau chóng xác lập vị trí vững vàng thị trường trong nước và thâm nhập vào thị trường hàng chục nước trong đó có các nước thành viên EU, với tham vọng lớn là cạnh tranh với những thương hiệu có tầm vóc tồn cầu. VinaTea cũng đã đăng ký thương hiệu chè ở gần 100 quốc gia và vùng lãnh thổ, trong đó có Đức, Pháp, Ba Lan… và đăng ký nhãn hiệu với tổ chức Sở hữu Trí tuệ Thế giới ở 16 quốc gia thuộc thoả ước Madrid… Tuy nhiên, những nỗ lực này vẫn chưa đủ để thay đổi thực tế rằng nông sản xuất khẩu của Việt Nam sang thị trường EU hầu hết dưới dạng xuất thơ, khơng có thương hiệu và sau đó lại được ra ngồi thị trường dưới thương hiệu của những doanh nghiệp nước ngoài.
2.2.6. Phương thức xuất khẩu hàng nơng sản
Có nhiều phương thức mà các doanh nghiệp Việt Nam có thể áp dụng để thâm nhập vào thị trường EU như: xuất khẩu qua trung gian, xuất khẩu trực tiếp, liên doanh, đầu tư trực tiếp.
Xuất khẩu qua trung gian là phương thức mà phần lớn các doanh nghiệp xuất khẩu nông sản Việt Nam áp dụng để thâm nhập vào thị trường EU trước kia thị trường này còn mới mẻ đối với các doanh nghiệp xuất khẩu cà phê của Việt Nam. Hiện nay phương thức xuất khẩu này khơng cịn phổ biến đối với tất cả các doanh
nghiệp Việt Nam nữa vì các doanh nghiệp Việt Nam đã có được quan hệ trực tiếp với từng nước, như vậy không mất thêm chi phí cho nước trung gian. Đầu tư trực tiếp chưa phải là hướng chính để thâm nhập vào thị trường EU của các doanh nghiệp xuất khẩu nông sản Việt Nam trong hiện tại và tương lai gần vì tiềm năng kinh tế của các doanh nghiệp còn hạn chế. Các doanh nghiệp Việt Nam chủ yếu là doanh nghiệp vừa và nhỏ, tiềm lực tài chính cịn q nhỏ bé, khơng thể đầu tư tại thị trường EU được.
Trong giai đoạn 2009 - 2012, xuất khẩu trực tiếp là phương thức chính thâm nhập vào thị trường EU của nông sản Việt Nam. Các doanh nghiệp Việt Nam tiến hành kí hợp đồng trực tiếp với các nhà nhập khẩu EU phần lớn thông qua các văn phòng đại diện của Việt Nam tại EU. Các doanh nghiệp lựa chọn phương án này bởi qua các văn phịng đại diện tại EU, họ có thể dễ dàng nắm bắt thông tin về thị trường, hiểu được nhu cầu của các nước nhập khẩu. Hình thức mà các doanh nghiệp xuất khẩu nông sản Việt Nam lựa chọn thường là giao hàng theo điều kiện FOB (Free On Board - Giao hàng lên tầu). Theo điều kiện này người bán chỉ cần giao hàng lên tầu tại cảng bốc hàng. Lý do mà doanh nghiệp xuất khẩu lựa chọn hình thức này bởi:
- Đa phần doanh nghiệp cịn thiếu thơng tin về bảo hiểm và giá cước tầu hoặc container, năng lực ngoại ngữ có hạn nên ngại đụng chạm đến việc tìm hiểu thơng tin liên quan lĩnh vực này;
- Tâm lý cán bộ nghiệp vụ ngại chào hàng theo điều kiện CIF (C - cost: Tiền hàng; I
- insurance: Bảo hiểm; F - freight: Cước phí), vì phải tính tốn tỷ lệ phí mua bảo hiểm và cước tầu (hoặc container), do đó các doanh nghiệp của ta chỉ chào hàng theo điều kiện FOB, vì giao hàng lên tầu là hết trách nhiệm.
Thực tế cho thấy, việc chào hàng theo điều kiện FOB tuy gọn nhẹ và giúp doanh nghiệp bớt gánh nặng về thủ tục, song lại khiến phải lệ thuộc vào việc điều tầu (hoặc container) do người nhập khẩu chỉ định. Đôi khi vì lệ thuộc vào khách nước ngồi, tầu đến chậm khiếnnơng sản đã tập kết tại cảng hoặc trong kho hư hỏng, khơng thể xuất khẩu được.
Bên cạnh đó, trong giai đoạn này bước đầu xuất hiện phương thức liên doanh có thể dưới hình thức sử dụng giấy phép nhãn hiệu hàng hố. Hình thức liên doanh này đem lại thành cơng cho doanh nghiệp khi thâm nhập vào thị trường EU vì người tiêu dùng tại thị trường này có thói quen sử dụng những sản phẩm có nhãn hiệu nổi tiếng, chất lượng là yếu tố quyết định tiêu dùng đối với phần lớn các mặt hàng được tiêu dùng trên thị trường này chứ không phải là giá cả. Trong giai đoạn 2009 - 2012, phương thức này khơng phổ biến với Việt Nam vì hiện nay nơng sản Việt Nam chưa có nhiều thương hiệu nổi tiếng. Ngoại trừ cà phê Trung Nguyên đã sử dụng phương pháp “nhượng quyền thương hiệu” thành công ở một số thị trường thì hầu như chưa có thương hiệu nào khác xuất khẩu thành công theo phương thức này ở thị trường EU.
2.3. Đánh giá năng lực cạnh tranh hàng nông sản xuất khẩu của Việt Nam sangLiên minh châu Âu trong giai đoạn 2009 - 2012 Liên minh châu Âu trong giai đoạn 2009 - 2012
2.3.1. Điểm mạnh
Căn cứ kết quả phân tích ở trên, có thể rút ra một số điểm mạnh trong năng lực cạnh tranh hàng nông sản xuất khẩu của Việt Nam sang EU trong giai đoạn 2009 - 2012 như sau:
Thứ nhất, Việt Nam đã tận dụng tốt các ưu thế về chi phí sản xuất nơng sản
thuộc loại thấp nhất thế giới (nhờ điều kiện tự nhiên, khí hậu, nhân cơng giá rẻ…) để nâng cao khả năng cạnh tranh của nông sản xuất khẩu trên phương diện giá cả, qua đó nhanh chóng phục hồi và tăng nhanh kim ngạch xuất khẩu nông sản sau giai đoạn khủng hoảng kinh tế 2008. Trong số các mặt hàng nơng sản xuất khẩu, cà phê và hạt tiêu có tốc độ tăng kim ngạch nhanh và ổn định hơn cả.
Thứ hai, thị phần của nông sản xuất khẩu của Việt Nam tại thị trường EU đã
có sự gia tăng nhất định. Trong đó, các mặt hàng cà phê, hạt điều và hạt tiêu có thị phần lớn nhất nhì thị trường EU, góp phần nâng cao vị thế của nơng sản Việt Nam xuất khẩu sang thị trường này cũng như năng lực cạnh tranh của nông sản Việt Nam tại EU.
Thứ ba, chất lượng nông sản xuất khẩu của Việt Nam sang EU đã có những
chuyển biến theo hướng tích cực nhờ nỗ lực của cả hệ thống. Kim ngạch xuất khẩu các mặt hàng hạt điều và hạt tiêu qua chế biến đã từng bước được gia tăng, thể hiện năng lực của Việt Nam trong chế biến nông sản.
Thứ tư, một số thương hiệu nông sản Việt Nam đã dần tạo dựng được uy tín
và được chú ý hơn ở thị trường EU, trong đó có thể kể đến nước mắm Phú Quốc đã được bảo hộ, cà phê Trung Ngun với mơ hình nhượng quyền thương hiệu… Đây là những mơ hình tốt cần được nhân rộng để nâng tầm nông sản Việt Nam tại thị trường EU.
2.3.2. Hạn chế và nguyên nhân
Bên cạnh những kết quả đã đạt được, hoạt động xuất khẩu nông sản của Việt Nam sang EU giai đoạn 2009 - 2012 vẫn còn bộc lộ nhiều hạn chế phản ánh năng lực cạnh tranh của nông sản Việt Nam vẫn cần phải được nâng cao hơn nữa trong thời gian tới, cụ thể:
- Kim ngạch xuất khẩu nông sản của Việt Nam sang EU vẫn còn quá nhỏ bé so với năng lực của Việt Nam, tiềm năng của thị trường EU. Kim ngạch xuất khẩu tuy phát triển nhanh song lệ thuộc nhiều vào mặt hàng cà phê, hạt điều và hạt tiêu. Trong khi đó, gạo, chè, rau quả đều là những mặt hàng mà Việt Nam có thế mạnh để sản xuất, xuất khẩu, đã khẳng định được vị thế trên thị trường thế giới, song lại chưa thể chiếm lĩnh thị trường EU.
- Giá nông sản xuất khẩu của Việt Nam sang EU nhìn chung thấp hơn đáng kể so với sản phẩm của các đối thủ cạnh tranh với cùng loại sản phẩm khiến giá trị xuất khẩu thu về không tương xứng với sản lượng xuất khẩu sang thị trường EU. Chi phí sản xuất thấp nhờ điều kiện tự nhiên ưu đãi và nhân công giá rẻ không thể được tận dụng về lâu dài.
- Chất lượng nông sản xuất khẩu sang EU cịn nhiều hạn chế. Một số mặt hàng có
chất lượng thua kém rõ rệt so với các đối thủ cạnh tranh đến từ các quốc gia khác, thậm chí khơng đạt các tiêu chuẩn của EU hoặc bị trả về gây tốn kém, lãng phí và mất uy tín.
- Tình trạng nơng sản xuất khẩu thô vẫn chưa được giải quyết, nhiều mặt hàng xuất thô sang EU rồi lại được chế biến và đưa ra ngoài thị trường dưới những thương hiệu khác nhau, ảnh hưởng không nhỏ đến giá trị xuất khẩu cũng như hiệu quả xúc tiến thương mại của Việt Nam tại EU.
- Phương thức xuất khẩu nông sản vẫn là xuất khẩu trực tiếp theo hình thức FOB, dẫn đến một số hệ quả như lệ thuộc giá, thời gian, ảnh hưởng đến chất lượng nơng sản…
Có nhiều ngun nhân dẫn đến những hạn chế kể trên của nông sản xuất khẩu Việt Nam, song có thể kể đến những ngun nhân chính sau:
(1) Hàng nơng sản trên thị trường EU được bảo hộ nặng nề bởi các hàng rào thuế quan và phi thuế quan. Đối với nông sản xuất khẩu của Việt Nam sang thị trường EU, hệ thống các tiêu chuẩn chất lượng, xã hội, môi trường… khiến các doanh nghiệp xuất khẩu của Việt Nam gặp phải khơng ít khó khăn trong thâm nhập, chiếm lĩnh thị trường.
(2) Nơng sản là mặt hàng có sự biến động về giá trên thị trường thế giới cũng như tại thị trường EU diễn ra thường xuyên và với biên độ cao, trong khi năng lực dự báo, phân tích của doanh nghiệp xuất khẩu Việt Nam cịn hạn chế, ảnh hưởng khơng nhỏ đến hoạt động sản xuất, xuất khẩu.
(3) Hoạt động sản xuất, chế biến nông sản của nông dân, doanh nghiệp chế biến của Việt Nam còn hạn chế. Nơng dân cịn thiếu thơng tin, thiếu kiến thức… khiến việc gieo trồng, thu hoạch cịn mang đậm tính thủ cơng, dựa nhiều vào kinh nghiệm. Trong khi đó, cơng nghệ sau thu hoạch vẫn cịn ở tình trạng lạc hậu so với nhiều nước trong khu vực và trên thế giới.
(4) Vấn đề tổ chức hoạt động kinh doanh xuất khẩu còn chưa thực sự hiệu quả, năng lực kinh doanh và tổ chức liên kết giữa các lực lượng tham gia thị trường còn chưa chặt chẽ, bộc lộ yếu kém. Bên cạnh đó, năng lực, kinh nghiệm trong tổ chức hoạt động kinh doanh xuất khẩu của doanh nghiệp xuất khẩu nông sản cũng chưa cao.
(5) Đầu tư cho nghiên cứu phục vụ nâng cao năng lực cạnh tranh của nông sản xuất khẩu của Việt Nam ở mức rất thấp so với các nước trong khu vực và trên thế giới, do đó, chưa có giải pháp đồng bộ, tổng thể cho vấn đề năng lực cạnh tranh của nông sản xuất khẩu.
Trong bối cảnh Việt Nam và EU đã chính thức ký kết Hiệp định thương mại tự do (EVFTA) vào tháng 12/2015, tiềm năng cũng như các cơ hội mở ra đối với nông sản xuất khẩu của Việt Nam tại thị trường EU là rất lớn, bởi ngoài những tiềm năng vốn có, EVFTA sẽ là cú hích quan trọng cho xuất khẩu Việt Nam khi EU loại bỏ gần như tồn bộ dịng thuế áp dụng cho hàng hố Việt Nam, trong đó bao gồm cả các mặt hàng nơng sản. Vấn đề đặt ra là cần có sự nhìn nhận thực tế về năng lực cạnh tranh của nông sản xuất khẩu Việt Nam vào thị trường EU trong bối cảnh EVFTA đã được ký kết.
Trong thời gian qua, trên cơ sở phát huy các điểm mạnh và phần nào khắc phục được một số điểm hạn chế, năng lực cạnh tranh nông sản xuất khẩu của Việt Nam sang EU đã cơ bản đạt được một số tiến bộ song còn chưa thật sự rõ rệt.
Tiến bộ trong năng lực cạnh tranh nông sản xuất khẩu của Việt Nam sang EU vẫn chưa dựa trên những nhân tố đột phá mà vẫn chủ yếu dựa vào giá thành thấp (do điều kiện tự nhiên, khí hậu, nhân cơng…) để gia tăng kim ngạch xuất khẩu và thị phần của các mặt hàng nông sản đã là thế mạnh lâu năm của Việt Nam trên thị trường EU như hạt tiêu, hạt điều, cà phê… Nhân tố chất lượng và thương hiệu tuy vẫn từng bước được nâng lên song còn rất hạn chế.
Trong bối cảnh EVFTA đi vào thực thi trong thời gian tới, bên cạnh những điểm mạnh kể trên, nơng sản xuất khẩu Việt Nam sẽ có cơ hội để nâng cao năng lực cạnh tranh tại EU nhờ ưu đãi về thuế, giảm giá thành sản phẩm và đặc biệt là nâng cao chất lượng nhờ dòng vốn đầu tư của EU vào lĩnh vực chế biến trong. Ngồi ra, có thể kể đến thuận lợi về vấn đề đào tạo nhân lực có chun mơn cao phục vụ trong ngành nơng nghiệp nói chung và các hoạt động sản xuất, tiêu thụ, quảng bá nơng sản nói riêng.
Bên cạnh đó, năng lực cạnh tranh nơng sản xuất khẩu của Việt Nam vẫn cịn tồn tại một số điểm yếu cố hữu và sẽ là một thách thức lớn trong bối cảnh triển khai EVFTA như: Chất lượng nơng sản xuất khẩu cịn chưa cao, chưa đáp ứng được các tiêu chuẩn chất lượng ngày một khắt khe của EU; Giá nơng sản nhìn chung cịn thấp hơn tương đối nhiều so với các đối thủ cạnh tranh, do chất lượng thấp, tình trạng
xuất thơ cịn phổ biến, khiến nguồn lợi thu được không tương xứng với sản lượng xuất khẩu….
Khi EVFTA chính thức có hiệu lực, cùng với sự cắt giảm hàng rào thuế quan,