TRONG THỜI GIAN TỚI
3.1. Những cơ hội và thách thức trong xuất khẩu hàng nông sản sang Liênminh châu Âu minh châu Âu
3.1.1. Cơ hội
3.1.1.1. EU là thị trường rộng lớn
Với 28 quốc gia thành viên và chiếm khoảng 20% GDP tồn cầu, EU là thị trường nhập khẩu có sức mua lớn và đa dạng. Theo dự báo của Ủy ban châu Âu, mặc dù cịn phải đối mặt với nhiều khó khăn, nền kinh tế EU sẽ tiếp tục phục hồi trong năm 2015. Dự báo cầu nhập khẩu chung cho cả EU sẽ tiếp tục tăng trưởng ở mức 5 - 6% trong vòng 2 năm tới. Tuy nhu cầu nhập khẩu các mặt hàng có giá trị cao (như ơ tơ và linh kiện ơ tơ, dược phẩm và hóa chất, máy tính và linh kiện) vốn là đặc điểm của thị trường này đều được dự báo giảm trong năm 2015, các loại hàng hóa được tiêu dùng thường xun như nơng sản, quần áo, giày dép… sẽ không chịu nhiều ảnh hưởng.
Chẳng hạn, nhu cầu nhập khẩu hoa quả của Châu Âu đang gia tăng tới 50% và đa số nhập khẩu trái cây nhiệt đới. Trong đó chuối và dứa là những loại trái cây được nhập khẩu nhiều nhất vào thị trường này. Nếu như năm 2007, riêng trái dứa mới nhập khẩu vào Châu Âu khoảng 400.000 tấn thì đến năm 2012 đã tăng đột biến lên đến hơn 900.000 tấn và trong hầu hết các chợ, siêu thị ở Châu Âu đều có tiếp thị giới thiệu về sản phẩm dứa với nhiều hình thức. Các loại trái cây khác của Việt Nam như bưởi, chanh, đu đủ, thanh long, vải… có nhiều triển vọng xuất khẩu vào Châu Âu.
EU là một thị trường lớn và đem lại nhiều triển vọng cho các loại quả nhiệt đới. Do người tiêu dùng EU có nhu cầu cao đối với các loại thực phẩm tốt cho sức khỏe nên các loại quả có nhiều dinh dưỡng như bơ có triển vọng rất tốt trên thị trường. Tuy nhiên, hiện tại, chuối vẫn là loại quả nhiệt đới phổ biến nhất trên thị
trường này. Các nước EU chỉ sản xuất một lượng rất nhỏ các loại quả nhiệt đới và hầu như phụ thuộc hoàn toàn vào việc nhập khẩu các loại quả này. Hiện nay kim ngạch nhập khẩu từ các nước đang phát triển đang chiếm tới 67%. Trong khi đó, những phát minh mới về công nghệ ngày nay tạo thuận lợi cho việc xuất khẩu sản phẩm bằng đường biển với chi phí thấp và có thể tiếp cận các thị trường mới.
Thị trường hạt điều EU phát triển ổn định trong vòng 10 năm qua và đây là một thị trường nhập khẩu liên tục của nước ta. Năm 2012, thị trường EU tiêu thụ 73.000 tấn với tổng giá trị lên đến 453 triệu EUR. Tuy nhiên, hiện có một số nước EU đang phản ứng mạnh với việc tăng giá hạt điều trong những năm gần đây. EU đã cảnh báo về việc người tiêu dùng đang có xu hướng chuyển sang dùng các loại hạt khác thay thế cho hạt điều.
Đối với thị trường mật ong, EU có mức tiêu thụ mật ong trên đầu người cao nhất thế giới và họ thích mật ong màu nhạt hơn nâu đậm. Tuy nhiên, Việt Nam là một trong mười nước xuất khẩu mật ong hàng đầu thế giới với sản lượng khoảng 30.000-35.000 tấn/năm nhưng chúng ta lại khơng có mặt trong danh sách các nước cung cấp mật ong lớn nhất của EU. Khó khăn trong xuất khẩu mật ong của chúng ta là chưa đáp ứng được các tiêu chuẩn về giám sát an tồn cũng như kiểm sốt dư lượng các chất, nhất là chất carbenzami. Việt Nam chỉ mới được phép nhập khẩu mật ong trở lại vào EU từ tháng 3-2013 sau 2 lần bị nhắc nhở vào năm 2003 và 2005 và bị cấm nhập khẩu từ năm 2007.
Châu Âu cũng là thị trường truyền thống và lớn nhất của cà phê Việt Nam với gần 40% thị phần và trị giá 800.000USD/năm và chủ yếu là cà phê nhân. Đáng lưu ý, hiện nay việc tiêu thụ cà phê ở nhiều nước thuộc khối EU đã bão hịa nên nhu cầu nhập khẩu khơng nhiều như trước, u cầu về sản phẩm cà phê chất lượng cao và sản xuất bền vững ngày càng gay gắt hơn.
Đông Nam Á là khu vực cung cấp hồ tiêu lớn nhất cho thị trường EU, chiếm 67% tổng kim ngạch nhập khẩu hồ tiêu của khu vực này. Tăng trưởng về nhập khẩu hồ tiêu của EU từ khu vực này tăng 2,4%/năm trong giai đoạn 2009-2013. Trong đó, tăng nhiều nhất là nhập khẩu từ Việt Nam với lợi thế về sản
lượng lớn và phương pháp tiếp cận thị trường hiệu quả. Các nhà xuất khẩu hồ tiêu Việt Nam hiện chiếm lĩnh thị trường EU tại phân đoạn hồ tiêu nghiền hoặc nguyên hạt. Khối lượng nhập khẩu hồ tiêu vẫn giữ ở mức ổn định trong suốt giai đoạn khủng hoảng kinh tế ở Châu Âu và thậm chí cũng khơng giảm khi giá tăng. Hạt tiêu là một loại nguyên phụ liệu quan trọng nhưng lại chỉ chiếm một phần nhỏ trong chi tiêu thực phẩm của các hộ gia đình. Vì vậy, nhu cầu tiêu thụ mặt hàng này không bị ảnh hưởng khi giá bán thay đổi. Với xu hướng ngày càng ưa chuộng các đồ ăn cay, khối lượng tiêu nhập khẩu được dự báo sẽ tiếp tục gia tăng tại EU trong thời gian tới.
Ngày nay, ngày càng nhiều khách hàng EU như các chuỗi siêu thị mua hoa quả trực tiếp từ nhà sản xuất. Điều này có thể đem lại cơ hội cho các cơng ty xuất khẩu Việt Nam giành được các hợp đồng dài hạn với mức giá cố định cho các sản phẩm đáp ứng đủ tiêu chuẩn nhưng đồng thời cũng là thách thức cho các công ty trung gian.
3.1.1.2. Quan hệ kinh tế, thương mại Việt Nam - EU ngày càng phát triển
Từ lúc khởi đầu mối quan hệ kinh tế song phương với Việt Nam 25 năm trước, Liên minh châu Âu đã chứng tỏ là một đối tác đáng tin cậy và đã hỗ trợ quá trình hội nhập từng bước của Việt Nam vào nền kinh tế toàn cầu.
Trong năm 2014, EU trở thành một trong những thị trường nước ngoài quan trọng nhất đối với Việt Nam (EU đứng thứ hai sau khi Mỹ vượt qua chỉ với khoảng 500 triệu USD). Thị trường EU chiếm 18,6% kim ngạch xuất khẩu toàn cầu của Việt Nam trong năm 2014. Thương mại hai chiều tăng 8,8%, chủ yếu là do tốc độ tăng trưởng ấn tượng của hàng xuất khẩu Việt Nam vào EU tăng 14,7% hằng năm (27,9 tỷ USD). EU cũng là đối tác thương mại lớn thứ hai của Việt Nam sau Trung Quốc (khơng tính thương mại nội khối ASEAN).
Nơng sản nước ta xuất khẩu sang EU đang có lợi thế về mức ưu đãi thuế quan phổ cập (GSP) so với một số nước trong khu vực như Trung Quốc, Malaysia, Thái Lan… EU với hơn 500 triệu dân hiện là một trung tâm thương mại lớn của thế giới. Các nước EU áp dụng một chính sách thuế nhập khẩu chung cho cả 28
thành viên. Vì vậy, khi đã quen với chính sách xuất khẩu của một nước bất kỳ thuộc EU, chúng ta dễ dàng mở rộng xuất khẩu sang các quốc gia khác trong cùng liên minh này.
Hiệp định Thương mại tự do Việt Nam - EU (EVFTA) sau 3 năm với 14 phiên đàm phán chính thức và nhiều phiên giữa kỳ đa ̃chính thức được ký kết, mở ra cơ hội xuất khẩu nhiều mặt hàng nông sản của Việt Nam vào thị trường EU. Các nội dung chính của hiệp định gồm: thương mại hàng hóa, quy tắc xuất xứ, hải quan và thuận lợi hóa thương mại, các biện pháp an tồn vệ sinh thực phẩm và kiểm dịch động - thực vật, hàng rào kỹ thuật trong thương mại, thương mại dịch vụ, đầu tư, phòng vệ thương mại, cạnh tranh, mua sắm của chính phủ, sở hữu trí tuệ, phát triển bền vững, hợp tác và xây dựng năng lực, pháp lý - thể chế…
Riêng về lĩnh vực nông nghiệp, khi hiệp định đi vào thực hiện, các mặt hàng rau quả, thủy sản, gạo… sẽ được ưu đãi về thuế suất, song Việt Nam phải nâng cao chất lượng, thực hiện đúng quy định về an toàn vệ sinh thực phẩm. Ngược lại, một số sản phẩm nơng nghiệp mà EU có thế mạnh như lúa mì, hoa quả ơn đới, sản phẩm chăn ni chất lượng cao… cũng sẽ được tạo điều kiện nhập khẩu vào Việt Nam.
Cam kết mở cửa thị trường mạnh mẽ trong Hiệp định EVFTA được đánh giá là cú hích quan trọng để thúc đẩy quan hệ thương mại Việt Nam - EU, thơng qua việc Việt Nam và EU sẽ xóa bỏ thuế nhập khẩu đối với hơn 99% số dòng thuế. Đối với rất ít số dịng thuế cịn lại, 2 bên sẽ dành cho nhau hạn ngạch thuế quan hoặc cắt giảm thuế quan một phần.
Lợi thế lớn nhất của Việt Nam trong hiệp định này là xuất khẩu nông sản. Các mặt hàng như rau củ, thủy sản sẽ được Liên minh Châu Âu ưu đãi về thuế suất và do đó, đứng trước cơ hội lớn để tiếp cận và chiếm lĩnh thị trường EU. Vấn đề còn lại là Việt Nam phải nâng cao năng lực sản xuất, đảm bảo chất lượng, vệ sinh an toàn thực phẩm.
3.1.1.3. Thu hút đầu tư, nâng cao trình độ kỹ thuật trong nơng nghiệp
Khoa học, cơng nghệ là lĩnh vực có sự tăng trưởng mạnh mẽ nhất trên thế giới trong thời gian qua và đồng thời cũng góp phần giúp nền nơng nghiệp thế giới
đạt được những tiến bộ rõ rệt như cải tiến năng suất, cây con giống mới… Hợp tác với EU cũng tạo ra sức ép thúc đẩy quá trình sản xuất và ứng dụng các thành tựu khoa học kỹ thuật vào nông nghiệp, phát huy lợi thế riêng có của chúng ta như tài nguyên sinh học đa dạng, nguồn lao động rẻ và dồi dào của nông thôn.
Việc mở cửa với thị trường EU giúp môi trường đầu tư của chúng ta thơng thống hơn, các doanh nghiệp nước ngoài mạnh dạn thực hiện đầu tư vào Việt Nam. Do đó chúng ta có thể tiếp nhận chuyển giao khoa học công nghệ, học hỏi kinh nghiệm quản lý và các ứng dụng khoa học công nghệ trong sản xuất nơng nghiệp của EU.
Việt Nam có tiềm năng và lợi thế để phát triển nền nơng nghiệp có giá trị kinh tế cao, trong đó có nhiều mặt hàng nơng sản đã xây dựng được uy tín trên thị trường thế giới. Vấn đề nâng cao quan hệ hợp tác với EU buộc chúng ta phải thực hiện các cam kết về mở cửa kinh tế, thực hiện các chính sách minh bạch, tạo ra hành lang pháp lý thơng thống để thu hút đầu tư. Nông nghiệp lại là ngành được nhà nước dành nhiều quan tâm, ưu ái, tạo ra một môi trường đầu tư khá thuận lợi và nhiều điều kiện ưu đãi để khuyến khích thu hút các nhà đầu tư. Điều đó sẽ giúp khơi thơng dịng vốn đầu tư, đặc biệt là từ các nhà đầu tư nước ngồi đổ vào nền nơng nghiệp, xây dựng cơ sở hạ tầng cho ngành, phát huy những lợi thế mà chúng ta chưa khai thác hoặc chưa đủ điều kiện để khai thác có hiệu quả bởi thực tế là tích luỹ nội bộ ngành của chúng ta cịn q kém, khơng đủ vốn đầu tư và phát triển. Tận dụng yếu tố ngoại lực là hết sức quan trọng kết hợp với nội lực phát huy thế mạnh của ngành đúng như các quan điểm chỉ đạo của Đảng và Nhà Nước.
3.1.2. Thách thức
Bên cạnh những cơ hội kể trên, xuất khẩu nông sản sang thị trường EU trong thời gian tới đối mặt với nhiều thách thức, cụ thể như sau:
3.1.2.1. Kinh tế EU đối mặt với nhiều nguy cơ
Trong bối cảnh tình hình chính trị, kinh tế, xã hội trên thế giới có nhiều diễn biến phức tạp, kinh tế châu Âu hiện nay mặc dù vẫn đang phục hồi chậm chạp, song vẫn tiềm ẩn nhiều nguy cơ đe dọa đến sự ổn định của cả hệ thống. Kinh tế của khu vực đồng tiền
chung - Eurozone được IMF dự báo sẽ tiếp tục phục hồi nhưng với tốc độ chậm chạp, cụ thể là sẽ tăng trưởng 1,2% trong năm 2015 và 1,4% trong năm 2016.
Một số nguy cơ mà EU phải đối mặt bao gồm: Thứ nhất, sức ép nợ cơng vẫn cịn rất lớn. Năm 2014, sáu nước có tỷ lệ nợ công lớn hơn 100% GDP là Bỉ (106,4%), Ireland (110,8%), Hy Lạp (176,3%), Italia (131,3%), Cộng hòa Cyprus (107,5%), Bồ Đào Nha (128,9%). Các quốc gia Nam Âu đặc biệt là Hy Lạp và Italia vẫn là những quốc gia có tỷ lệ nợ cơng khá nghiêm trọng. Thứ hai, tiêu dùng, đầu tư và xuất khẩu thiếu động lực tăng trưởng; theo đó, tổng lượng tiêu dùng cá nhân của EU trong quý II/2014 chỉ tương đương mức độ năm 2007, tổng lượng đầu tư vốn cố định thấp hơn 15% so với năm 2007. Thứ ba, vấn nạn khủng bố rình rập và làn sóng người nhập cư ồ ạt kéo vào thời gian vừa qua đặt ra dấu hỏi lớn đối với năng lực của EU trong việc tiếp nhận, giải quyết các vấn đề an sinh xã hội, việc làm trong bối cảnh mà EU vẫn đang phải nỗ lực hạ tỉ lệ thất nghiệp hiện đang ở mức 11,3% trong năm 2015.
Kinh tế EU bị ảnh hưởng cũng đồng nghĩa với việc xuất khẩu của Việt Nam nói chung và xuất khẩu nơng sản nói riêng sau thị trường EU khơng tránh khỏi giảm sút, cụ thể:
- Chính sách thắt lưng buộc bụng của các chính phủ khiến cho sức mua nhìn
chung bị giảm sút, kéo theo đó là lượng nhập khẩu của các quốc gia này cũng khơng thể tăng lên. Do đó, xuất khẩu nơng sản của Việt Nam cũng có thể bị ảnh hưởng bởi làn sóng này.
- Các nhà nhập khẩu sẽ tính tốn kỹ càng hơn trong việc nhập khẩu các loại hàng hóa nói chung và hàng nơng sản nói riêng nhằm giảm chi phí kho bãi, giảm thiểu hàng
tồn và lựa chọn các hình thức thanh tốn khơn ngoan hơn như trả chậm với thời gian dài và do đó, ảnh hưởng đến việc xuất khẩu hàng nông sản của Việt Nam.
- Để hướng tới những mục tiêu nội địa, EU có thể sử dụng các rào cản thương mại để bảo vệ nền sản xuất, tiết kiệm chi phí nhập khẩu nơng sản, góp phần thực hiện chính sách “thắt lưng buộc bụng” mà nhiều quốc gia thành viên đang nỗ lực theo đuổi.
- Trong bối cảnh kinh tế Mỹ đang có nhiều dấu hiệu tích cực, tỷ giá USD/EUR
thời gian qua cũng đang biến động theo hướng USD tăng giá, gây bất lợi cho hoạt động xuất khẩu của Việt Nam. Chi phí snả xuất và giá các loại mặt hàng nông sản cũng tăng hơn, khó cạnh tranh với các mặt hàng nơng sản từ một số địa bàn khác.
3.1.2.2. EU là thị trường khó tính
EU là một trong những cái nơi của văn minh nhân loại với lịch sử lâu đời. Trải qua bề dày lịch sử, sự phát triển của các nước thành viên EU có thể nói tương đối đồng đều. Tuy có sự khác biệt về tập quán, thị hiếu tiêu dùng giữa các thị trường thuộc các quốc gia trong EU, song các nước thành viên EU đều có những sự tương đồng nhất định về kinh tế, văn hóa, trình độ phát triển kinh tế, xã hội và do đó, sở thích và thói quen tiêu dùng của người dân EU cũng có những nét tương đồng nhất định.
Người tiêu dùng EU có sở thích và thói quen tiêu dùng các loại hàng hóa có thương hiệu, sẵn sàng chi trả cho những sản phẩm tốt, chất lượng, uy tín, đảm bảo các yêu cầu khắt khe về chất lượng và vệ sinh an tồn. Giá cả hàng hóa, dịch phụ khơng phải là yếu tố được quan tâm nhiều mà yêu cầu đầu tiên là chất lượng, mẫu mã sản phẩm, những tiêu chuẩn liên quan vấn đề môi trường và sức khỏe người tiêu dùng. Những sản phẩm kém chất lượng, không đảm bảo các u cầu về sự an tồn sẽ khó lịng duy trì được chỗ đứng trên thị trường khó tính này.
Một trong những điểm nổi bật đối với thị trường EU là quyền lợi người tiêu dùng được bảo vệ nghiêm ngặt. Việc kiểm tra các sản phẩm ngay từ nơi sản xuất được thực hiện một cách chặt chẽ, hệ thống thông tin cảnh báo giữa các nước thành viên được triển khai nhằm bảo vệ lợi ích của người tiêu dùng.
Mặc dù chính sách thương mại của EU hiện nay là hướng đến xóa bỏ những rào