Giải pháp từ phía Nhà nước

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEB năng lực cạnh tranh hàng nông sản xuất khẩu của việt nam sang liên minh châu âu (EU) giai đoạn 2009 2012 (Trang 87 - 94)

3.3. Giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh hàng nông sản xuất khẩu của Việt

3.3.1. Giải pháp từ phía Nhà nước

3.3.1.1. Hồn thiện mơi trường kinh tế, pháp luật và triển khai các cơ chế, chính sách phát triển ngành hàng nông sản

a. Hồn thiện mơi trường kinh tế, pháp luật

Đối với nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa của Việt Nam, việc nâng cao năng lực cạnh tranh của hàng nông sản xuất khẩu phụ thuộc vào năng lực của các doanh nghiệp tham gia vào hoạt động xuất khẩu nơng sản. Nhà nước thơng qua chiến lược, chính sách, kế hoạch và các cơng cụ quản lý kinh tế vĩ mô sẽ tác động, hỗ trợ cho doanh nghiệp trong việc nâng cao năng lực cạnh tranh của nông sản xuất khẩu.

Một mơi trường pháp lý thơng thống, ổn định có thể tạo ra cạnh tranh cơng bằng, bình đẳng, là cơ sở cho việc nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp. Do đó, cần tạo lập mơi trường pháp lý thuận lợi và có các biện pháp hỗ trợ doanh nghiệp xuất khẩu của Việt Nam cạnh tranh hiệu quả ở thị trường nước ngoài.

Để hồn thiện mơi trường kinh tế, pháp luật đòi hỏi việc xây dựng đồng bộ hệ thống chính sách kinh tế vĩ mơ, hệ thống luật trong lĩnh vực kinh doanh hoàn chỉnh, thơng thống, vừa bảo đảm chủ trương xây dựng nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, vừa đáp ứng yêu cầu trong bối cảnh Việt Nam đã và đang hội nhập sâu rộng vào kinh tế thế giới, qua đó xóa bỏ các trở ngại đối với hoạt động xuất khẩu. Để làm được điều này, Nhà nước cần:

- Tiếp tục duy trì ổn định kinh tế vĩ mơ, đặc biệt là duy trì các chính sách về giá cả liên quan trực tiếp đến hoạt động sản xuất nông sản như đất đai, điện, nước, giao thông vận tải… nhằm hỗ trợ doanh nghiệp sản xuất, xuất khẩu có điều kiện giảm chi phí, nâng cao năng lực cạnh tranh của nông sản xuất khẩu.

- Hoàn thiện khung pháp lý đối với thị trường nước ngoài, giải quyết tốt các rào cản thương mại, mở rộng hợp tác với các cơng ty, tập đồn đa quốc gia để mở rộng thị trường xuất khẩu.

- Tiếp tục đàm phán, ký kết với EU và chính phủ các nước thành viên các

thỏa thuận, điều ước song phương, đa phương nhằm tạo hành lang pháp lý thuận lợi cho các doanh nghiệp Việt Nam đẩy mạnh hoạt động xuất khẩu nông sản. Hiện nay Việt Nam và EU đã ký kết FTA, đó là kết quả của q trình đàm phán kiên trì, bền bỉ và đầy nỗ lực của cả hai bên. Ngoài ra, Việt Nam cũng đã là thành viên của WTO nên các doanh nghiệp xuất khẩu nơng sản của Việt Nam cũng có điều kiện để cạnh tranh cơng bằng hơn ở thị trường EU.

b. Triển khai cơ chế, chính sách phát triển ngành hàng nông sản

Nhằm tham gia hiệu quả vào chuỗi giá trị nơng sản tồn cầu, Việt Nam cần xác định xây dựng một nền nông nghiệp hữu cơ với sản phẩm là các loại nông sản sạch, chất lượng cao đáp ứng yêu cầu của thị trường. Muốn làm được điều đó, cần có cơ chế, chính sách phát triển ngành hàng nơng sản một cách rõ ràng, phù hợp, cụ thể:

- Rà sốt lại diện tích cây trồng vốn có, qua đó giữ lại những diện tích cây

trồng năng suất cao, chất lượng tốt để phát triển lâu dài và bỏ đi những diện tích cây trồng khơng thích hợp. Để đảm bảo chất lượng, vệ sinh cho nông sản, cần áp dụng phương thức sản xuất nông nghiệp hữu cơ, kết hợp với việc chọn lọc những yếu tố tích cực của canh tác cổ truyền đã được cải tiến với kiến thức khoa học hiện đại.

- Khẩn trương hình thành hệ thống tiêu chuẩn, các cơ quan kiểm nghiệm

đánh giá chất lượng nông sản, chú ý coi trọng hoạt động kiểm tra, giám sát, xử lý nghiêm những trường hợp cố tình sử dụng các kỹ thuật ni trồng có thể mang đến nguy cơ cho người tiêu dùng và với môi trường, chủ động kiểm sốt các vùng sản xuất an tồn để tạo động lực phát triển nơng sản sạch.

- Có chính sách điều chỉnh quy mơ sản xuất phù hợp cho các loại nông sản chủ lực như gạo, cà phê, chè… để đáp ứng yêu cầu về năng suất tốt, chất lượng cao, hạn chế tối đa việc chạy theo sản lượng và ni trồng ở những nơi khơng có điều kiện đất đai, khí hậu phù hợp. Ví dụ như mặt hàng lúa, cần chủ động chuyển một phần diện tích kém hiệu quả, năng suất thấp sang ni trồng thủy sản hoặc các loại cây trồng khác có giá trị kinh tế cao hơn.

Như vậy, vấn đề hồn thiện mơi trường kinh tế, pháp luật và triển khai các cơ chế, chính sách phát triển ngành hàng nơng sản là hết sức quan trọng, có ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động xuất khẩu nông sản cũng như nâng cao năng lực cạnh tranh của nơng sản xuất khẩu của Việt Nam.

3.3.1.2. Khuyến khích phát triển các ngành phụ trợ cho ngành hàng nông sản

Thực tế cho thấy, Việt Nam dù là nước có nhiều điểm mạnh về xuất khẩu nông sản, nhưng các ngành phụ trợ lại phát triển chậm, do đó, lợi nhuận thu về không tương xứng. Để thúc đẩy các ngành phụ trợ cho ngành hàng nông sản xuất khẩu, cần phát triển 4 yếu tố quan trọng là nguồn nhân lực, công nghệ, tài chính và hệ thống phân phối. Để làm được điều này, Nhà nước có thể nghiên cứu một lộ trình cụ thể để triển khai nhanh chóng, hiệu quả.

Nhân lực là vấn đề sống còn cho phát triển bất cứ một ngành nào, vì vậy để phát triển cơng nghiệp phụ trợ, cần phải xây dựng được một đội ngũ kỹ sư lành nghề, có khả năng sản xuất nguyên phụ liệu hoặc nghiên cứu công nghệ để đưa công nghiệp phụ trợ phát triển. Do đó cần áp dụng những biện pháp khuyến khích đào tạo và học tập ngành cơng nghiệp phụ trợ như đưa ra những chính sách khen thưởng, chứng chỉ cho các cá nhân có q trình học tập tốt, có tay nghề cao và góp phần đảm bảo thu nhập cao hơn cho họ khi trở về làm việc, sản xuất.

Đối với yếu tố cơng nghệ, vai trị của Chính phủ trong việc vấn đề này là rất quan trọng. Để có được cơng nghệ hàng tốt, Nhà nước cần nghiên cứu đặt ra mục tiêu, ngân sách để tìm kiếm, phát triển các công nghệ phục vụ công nghiệp hỗ trợ cho từng ngành.

Đối với vấn đề vốn, Việt Nam có thể sử dụng nguồn vốn vay ưu đãi để xây dựng một quỹ tài chính đảm bảo cho việc phát triển cơng nghiệp phụ trợ của những ngành đã được chỉ định. Việc chỉ định các ngành cần phát triển là việc chỉ rõ các phạm

viưu tiên để có nguồn ngân sách cụ thể, minh bạch. Minh bạch được khâu này cũng sẽ giúp các doanh nghiệp thu hút đầu tư.

Cuối cùng, để đảm bảo có thể thu được lợi nhuận cao nhất cũng như xây dựng được một thị trường phát triển thì cần quan tâm đến hệ thống phân phối. Hệ thống phân phối có thể cung cấp đầy đủ, dễ dàng những nhu cầu về đầu vào cho những doanh nghiệp có nhu cầu sẽ góp phần thúc đẩy phát triển ngành phụ trợ.

Về trung hạn và dài hạn nữa, Việt Nam cóthể nghiên cứu xây dựng các văn bản pháp quy và đưa ra các chính sách rõ ràng, hệ thống hơn để hỗ trợ phát triển các ngành phụ trợ, qua đó thúc đẩy sản xuất và xuất khẩu nơng sản.

3.3.1.3. Chính sách huy động các nguồn vốn để phát triển công nghiệp chế biến hàng nông sản

Vốn đầu tư cho hoạt động sản xuất, chế biến hàng nông sản là rất lớn trong điều kiện ngân sách Nhà nước còn eo hẹp và cần sử dụng cho nhiều mục tiêu quan trọng khác. Để phát triển công nghiệp chế biến hàng nông sản, không thể chỉ trơng chờ vào ngân sách Nhà nước mà cần phải có những chính sách nhằm thu hút đầu tư, sử dụng hiệu quả các nguồn lực xã hội để thực hiện mục tiêu này. Chính sách huy động nguồn vốn cần tập trung vào các nội dung:

- Đẩy nhanh hơn nữa q trình cổ phần hóa các doanh nghiệp Nhà nước hoạt động trong lĩnh vực nơng nghiệp, vừa góp phần giải quyết một phần nhu cầu vốn phục vụ đầu tư phát triển, vừa góp phần nâng cao hiệu quả sử dụng vốn và tính cạnh tranh trong hoạt động sản xuất. Hiện hầu hết các doanh nghiệp chế biến nông sản thuộc sở hữu nhà nước đều có hiệu quả hoạt động khơng cao. Trên thực tế, các doanh nghiệp này một mặt sở hữu những dây chuyền, thiết bị chế biến lạc hậu, vừa sử dụng nhiều lao động, lại tạo ra những sản phẩm có giá thành cao và chất lượng thấp, không ổn định và cũng có trình độ quản trị kém, chậm đổi mới cả cơng nghệ, thiết bị chế biến, khó tiếp cận vốn… Do đó, chuyển đổi hình thức sở hữu của các doanh nghiệpnày là quá trình cần được đẩy nhanh hơn nữa.

- Bên cạnh cổ phần hóa, cần thực hiện đầu tư mới và chuyển đổi các doanh nghiệpchế biến nông sản hiện chỉ thực hiện sơ chế, chế biến những cái mình có sang thực hiện chế biến tinh, chế biến sâu, tạo ra những sản phẩm vừa có giá trị gia tăng cao, vừa phù hợp với thị hiếu thị trường và nâng cao hiệu quả chế biến.

- Có chính sách thu hút đầu tư vào lĩnh vực chế biến nông sản một cách hợp lý. Ví dụ, có thể xem xét miễn thuế thu nhập doanh nghiệp trong những thời hạn nhất định nhằm khuyến khích các nhà đầu tư tham gia lĩnh vực này.

- Hỗ trợ doanh nghiệp, Hiệp hội nông sản xây dựng những cơ chế hợp tác

người tham gia hoạt động sản xuất nơng sản, đồng thời, khuyến khích sản xuất tích cực, chủ động hơn.

3.3.1.4. Hỗ trợ các doanh nghiệp xuất khẩu tìm hiểu hệ thống pháp luật của Liên minh châu Âu và trợ giúp pháp lý khi cần thiết

Để nâng cao năng lực cạnh tranh cho nông sản và đẩy mạnh xuất khẩu tới thị trường nước ngồi nói chung và thị trường EU nói riêng, Nhà nước cần chú trọng việc hỗ trợ các doanh nghiệp xuất khẩu tìm hiểu hệ thống pháp luật của EU và có các trợ giúp pháp lý khi cần thiết.

Thực tế cho thấy, hoạt động xuất khẩu nông sản Việt Nam sang EU đã diễn ra trong nhiều thập kỷ và phát triển mạnh trong những năm gần đây, song cho đến nay, doanh nghiệp xuất khẩu nơng sản của Việt Nam vẫn chưa có được chỗ đứng vững chắc và vẫn còn thiếu hiểu biết một cách đầy đủ, hệ thống về thị trường này. Trong khi đó, EU là một thị trường khó tính với những u cầu, địi hỏi khắt khe đối với hàng hóa nhập khẩu, đặc biệt là hàng nông sản, kênh phân phối cũng phức tạp với doanh nghiệp Việt Nam vốn đang trong giai đoạn làm quen với kinh tế thị trường. Do đó, hoạt động hỗ trợ doanh nghiệp tìm hiểu hệ thống pháp luật và trợ giúp pháp lý là hết sức cần thiết.

Để hỗ trợ doanh nghiệp tìm hiểu hệ thống pháp luật của EU, Nhà nước có thể tạo ra nhiều kênh cung cấp thơng tin hướng tới đối tượng doanh nghiệp, giúp doanh nghiệp xuất khẩu dễ dàng tiếp cận như hệ thống các ấn phẩm, trang mạng, các trung tâm cung cấp tin tức thị trường, các cơ quan nghiên cứu… Bên cạnh đó, các bộ, ngành liên quan có thể tổ chức hội thảo một cách thường xuyên nhằm giới thiệu, mở mang cho doanh nghiệp về thị trường EU, đặc biệt là liên quan đến những quy định, tiêu chuẩn của thị trường này đối với nơng sản xuất khẩu, từ đó giúp doanh nghiệp có một cái nhìn rõ nét, cập nhật và sẵn sàng hơn trong tiếp cận thị trường này. Ngồi ra, cũng cần có những cơ quan phản ứng nhanh, sẵn sàng tư vấn, giải đáp cho doanh nghiệp xuất khẩu ngay ở giai đoạn tìm hiểu, tìm kiếm thơng tin về thị trường EU, góp phần chun nghiệp hóa hoạt động xuất khẩu nơng sản ngay từ những bước đi đầu tiên.

Đễ hỗ trợ hiệu quả cho các doanh nghiệp xuất khẩu cần trợ giúp pháp lý trong q trình làm ăn, bn bán với đối tác EU, cần thúc đẩy hơn nữa hoạt động của các cơ quan đại diện thương mại của Việt Nam ở nước ngoài, đồng thời xây dựng một bộ quy tắc chuẩn cho doanh nghiệp xuất khẩu để tránh bị động trong mọi trường hợp. Qua đó nâng cao tính sẵn sàng của doanh nghiệp xuất khẩu nông sản trong cạnh tranh lành mạnh, công bằng ở thị trường EU.

3.3.1.5. Tạo điều kiện để nâng cao hiệu quả hoạt động của Hiệp hội Nông sản Việt Nam Hiệp hội Nông sản Việt Nam là tổ chức quy tụ những doanh nghiệp hoạt

động trong lĩnh vực sản xuất, xuất khẩu nông sản, là cầu nối giữa doanh nghiệp và Nhà nước. Muốn đẩy mạnh xuất khẩu, nâng cao năng lực cạnh tranh của nông sản Việt Nam ở thị trường nước ngồi thì doanh nghiệp phải hỗ trợ tối đa. Để làm được điều đó, Hiệp hội Nơng sản phải được tạo điều kiện hoạt động hiệu quả, mang đến sự hỗ trợ kịp thời cho doanh nghiệp và giúp Nhà nước quản lý, xây dựng một ngành nông sản xuất khẩu bền vững, hiệu quả cao.

Để nâng cao hiệu quả hoạt động của Hiệp hội, Nhà nước cần chú trọng một số nội dung sau:

- Xây dựng hành lang pháp lý, các quy định thơng thống, khuyến khích hoạt

động của Hiệp hội theo đúng tiêu chuẩn của WTO trong bối cảnh hội nhập. Qua đó, nâng tầm hoạt động của Hiệp hội với tiếng nói mạnh mẽ hơn.

- Nghiên cứu trao cho Hiệp hội thực hiện một số nội dung quan trọng như tổ chức đàm phán, kêu gọi đầu tư, giải quyết các vấn đề liên quan đến cạnh tranh ở thị trường nước ngoài, tổ chức hoạt động nghiên cứu khoa học, ứng dụng khoa học kỹ thuật…

- Hỗ trợ Hiệp hội thông qua việc cấp vốn triển khai các dự án phát triển, đầu

tư cơ sở hạ tầng, nâng cấp hệ thống máy móc thiết bị kỹ thuật… nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất, chế biến nơng sản chất lượng cao, góp phần nâng cao năng lực cạnh tranh của nông sản xuất khẩu.

- Hỗ trợ hoạt động đào tạo, phát triển nguồn nhân lực của Hiệp hội, coi Hiệp hội là một đầu mối để phân bổ các chỉ tiêu đào tạo, bồi dưỡng theo các chương trình phát triển nhân lực trọng điểm của quốc gia.

- Quan tâm xem xét những đề xuất, kiến nghị của Hiệp hội trên cơ sở lắng nghe nguyện vọng chính đáng của các doanh nghiệp, qua đó đưa ra các biện pháp hỗ trợ hợp lý, kịp thời.

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEB năng lực cạnh tranh hàng nông sản xuất khẩu của việt nam sang liên minh châu âu (EU) giai đoạn 2009 2012 (Trang 87 - 94)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(114 trang)
w