Thiết kế hệ thống phanh

Một phần của tài liệu Tính toán và thiết kế sơmi rơmoóc chở ô tô con (đính kèm bản vẻ+ powerpoint) (Trang 114 - 120)

6. Tính chọn các thông số của Sơmi Rơmoóc thiết kế

6.9Thiết kế hệ thống phanh

- Xe có khối lượng toàn bộ lớn hơn 0,75 tấn phải được trang bị hệ thống phanh chính và phanh dừng.

- Hệ thống điều khiển phanh chính và phanh dừng phải độc lập với nhau. - Hệ thống phanh chính phải tác động lên tất cả các bánh xe.

- Cơ cấu điều khiển phanh dừng phải bố trí trong buồng lái của xe kéo. Cơ cấu này có thể được bố trí bên phải theo chiều tiến của xe hoặc phía sau xe và đảm bảo thao tác dễ dàng.

- Đối với phanh khí nén : Phải có một đường cung cấp và một đường điều khiển. - Bình chứa khí nén phải thõa mãn yêu cầu : Khi SMRM nối với đầu kéo, sau tám lần tác động toàn bộ hành trình bàn đạp phanh của hệ thống phanh chính của đầu kéo trong các điều kiện thử nghiệm, áp suất khí nén trong bình không được giảm tới mức nhỏ hơn một nửa áp suất ở lần tác động phanh đầu tiên.

- Trong trường hợp Sơmi Rơmoóc tuột ra khỏi đầu kéo khi đang chuyển động, hệ thống phanh của xe phải tự động hoạt động để dừng xe lại.

- Khí nén trong hệ thống không được rò rỉ. Các ống dẫn phải được kẹp chặt với khung và không rạn nứt.

⇒ Từ những điều kiện đó ta chọn hệ thống phanh lắp trên xe là phanh trống guốc dẫn động bằng khí nén trên đó có bố trí hệ thống phanh dừng có cơ cấu điều khiển được bố trí bên phải theo chiều tiến của xe. Dẫn động phanh Sơmi Rơmoóc là loại dẫn động hai đường. Dẫn động phanh Sơmi Rơmoóc hai đường có ưu nhược điểm sau :

+ Ưu điểm :

- Áp suất làm việc cho phép trong dẫn động phanh Sơmi Rơmoóc lớn. Do đó tạo điều kiện tăng hiệu quả phanh và giảm kích thước một số bộ phận làm việc.

- Thời gian chậm tác dụng nhỏ bởi vì quá trình phanh ứng với quá trình tăng áp suất trong đường điều khiển. Mà các nghiên cứu cho thấy quá trình nạp khí vào một thể tích nào đó thường xẩy ra nhanh hơn quá trình để khí nén từ để khí nén từ đó thoát hết ra ngoài 1,5 đến 1,9 lần.

- Áp suất trong bình chứa của hệ thống phanh Sơmi Rơmoóc ổn định hơn, đặc biệt là khi phanh liên tục nhiều lần như : Khi xe chuyển động xuống các dốc dài, chạy trong điều kiện thành phố đông người…Bởi vì trong quá trình phanh, nó vẫn liên tục được nạp khí.

+ Nhược điểm :

- Nhiều chi tiết, nhiều bộ phận.

- Ta tiến hành chọn cụm tổng thành lắp trên hệ thống phanh của Sơmi Rơmoóc. + Cơ cấu phanh và bầu phanh đươc gắn liền trên cụm trục của Sơmi Rơmoóc được nhập khẩu từ hãng YUEK của Trung Quốc. Cơ cấu phanh có các thông số cơ bản :

 Má phanh : Góc ôm β = 1230, chiều rộng bd = 140 mm.

 Cam ép : Dạng chữ nhật, rộng bc = 29 mm, cao hc = 50 mm.

 Bầu phanh có lò xo tích năng kết hợp làm phanh dừng, bầu phanh được

bố trí trên trục được biểu thị như trên hình vẽ dưới đây :

2 3

1 4

Hình 6-78 - Bố trí bầu phanh trên trục.

1-Trục ; 2-Bầu phanh ; 3-4-Các thanh đẩy.

+ Hệ thống phanh dừng được nhập đồng bộ với hệ thống phanh chính từ hãng YEUK của Trung Quốc. Cơ cấu điều khiển phanh dừng được bố trí ở trong buồng lái của đầu kéo và được bố trí bên phải theo chiều tiến của xe để đảm bảo cho việc thao tác được dễ dàng. Hệ thống phanh tay được lắp đặt như hình vẽ dưới đây.

Hình 6-79 - Sơ đồ bố trí phanh tay trên Sơmi Rơmoóc.

+ Dẫn động phanh của đoàn xe là loại dẫn đông hai dòng kiểu B07010/A ( T30) được nhập khẩu từ hãng YEUK của Trung Quốc. Gồm hệ thống ống dẫn khí, van chia, bình chứa khí nén, bạc chèn. Các chi tiết đó được bố trí như sơ đồ dẫn động dưới đây.

17 ABS 1 2 3 4 5 6 9 14 11 7 16 15 8 12 16 13

Hình 6-80 – Sơ đồ dẫn động hệ thống phanh của Sơmi Rơmoóc.

1- Máy nén khí , 2 – Bộ điều chỉnh áp suất , 3 – Bộ lắng lọc và tách ẩm , 4 – Các van bảo vệ , 5,6 – Bình khí nén , 8 – Tổng van phân phối khí nén , 9 – Van cắt nối

+ Nguyên lý làm việc của hệ thống phanh :

- Không khí nén được nén từ máy nén 1 qua bộ điều chỉnh áp suất 2, bộ lắng lọc và tách ẩm 3 và van bảo vệ kép 4 vào các bình chứa 5. Van an toàn có nhiệm vụ bảo vệ hệ thống khi bộ điều chỉnh 2 có sự cố. Các bộ phận nói trên hợp thành phần cung cấp (phần nguồn) của dẫn động.

- Từ bình chứa không khí nén đi đến các khoang của van phân phối 8. Ở trạng thái nhả phanh, van 8 đóng đường thông khí nén từ bình chứa đến các bầu phanh và mở đường thông các bầu phanh với khí quyển. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

- Khi phanh: Người lái tác dụng lên bàn đạp, van 8 làm việc: cắt đường thông các bầu phanh với khí quyển và mở đường cho khí nén đi đến các bầu phanh, tác dụng lên cơ cấu ép, ép các guốc phanh ra tỳ sát trống phanh, phanh các bánh xe lại. - Khi nhả phanh: Các chi tiết trở về trạng thái ban đầu dưới tác dụng của các lò xo hồi vị.

- Phanh dừng :Trên xe đầu kéo KAMAZ 5640 dùng dẫn động phanh khí nén, người ta sử dụng các bầu phanh có lò xo tích năng để kết hợp làm phanh dừng điều khiển bằng khí nén. Do đó trong phần cung cấp sẽ có thêm 1 bình chứa dùng cho phanh dừng, được nạp khí nén qua van bảo vệ 4. Trong dẫn động có thêm van điều khiển phanh dừng 11 điều khiển bằng tay gạt. Ở trang thái nhả phanh, van điều khiển phanh dừng mở đường cho khí nén từ bình chứa phanh dừng đi đến các bầu phanh, ép các lò xo tích năng lại, bầu phanh lúc này không làm việc. Khi phanh, người lái tác dụng lên đòn van điều khiển phanh dừng 11. Van 11 dịch chuyển, cắt đường thông từ bình chứa đến các bầu phanh và mở đường cho khí nén từ bầu phanh thoát ra ngoài. Các lò xo tích năng được giải phóng, sẽ ép các cần của bầu phanh dịch chuyển tác dụng lên cơ cấu ép, phanh chặt các bánh xe lại.

- Ngoài ra xe kéo và Sơmi Rơmoóc được nối với nhau bằng hai đường ống. Một đường là đường cung cấp và một đường là đường điều khiển.

Qua đường cung cấp khí nén từ bình chứa 6 của xe kéo thường xuyên được nạp vào bình chứa 20 của Sơmi Rơmoóc.

Ở trạng thái nhả phanh đường điều khiển được nối với khí quyển qua cụm van điều khiển.

- Khi phanh: Người lái tác dụng lên bàn đạp phanh, dẫn động phanh xe kéo sẽ làm việc như đã mô tả trên. Đồng thời, không khí nén sẽ từ tổng van phân phối đi đến cụm van, điều khiển nó cắt đường nối giữa đường ống điều khiển với khí quyển và cho khí nén đi vào đường này. Lúc này, do độ chênh áp giữa đường cung cấp và đường điều khiển thay đổi, van phân phối 18 của rơ moóc sẽ làm việc, đóng

đường thông các bầu phanh của rơ moóc với khí quyển và mở đường cho khí nén từ bình chứa 20 đi đến các bầu phanh của Sơmi Rơmoóc để phanh Sơmi Rơmoóc lại.

+ Máy nén khí : ta sử dụng máy nén loại piston có các thông số kỹ thuật như sau :

 Số xy lanh : nxl = 2.

 Piston : Đường kính Dp = 62 (mm), Hành trình piston Sp = 82 (mm).

 Đường kính puly trục khuủy Dt = 200 (mm).

 Đường kính puly trục máy nén Dmn = 180 (mm).

 Số vòng quay trục khuỷu n = 1500 (v/p).

Một phần của tài liệu Tính toán và thiết kế sơmi rơmoóc chở ô tô con (đính kèm bản vẻ+ powerpoint) (Trang 114 - 120)