1.2. Cơ sở lý luận về nâng cao năng lực cạnh tranh của ngành chè
1.2.5. Các yếu tố ảnh hưởng đến khả năng cạnh tranh của ngành chè
1.2.5.1. Yếu tố Kinh tế vĩ mô
Yếu tố nền kinh tế vĩ mơ có sự tác động rất lớn đến sự phát triển của các doanh nghiệp. Nếu nền kinh tế ổn định, nó sẽ là một điều kiện tiên quyết cho sự phát triển kinh tế, tăng thu nhập cho ngƣời dân cũng nhƣ khả năng đáp ứng các nhu cầu của khách hàng. Các doanh nghiệp muốn tồn tại và khẳng định vị thế của mình trên thƣơng trƣờng buộc họ phải theo kịp với sự phát triển chung của nền kinh tế.
1.2.5.2. Yếu tố chính trị
Mơi trƣờng chính trị, cơ cấu tổ chức bộ máy chính quyền địa phƣơng có tác động không nhỏ tới sự phát triển chung của địa phƣơng. Với một đội ngũ lãnh đạo tỉnh là ngƣời đi lên địa phƣơng, với nhiệm kỳ công việc trong nhiều năm sẽ tạo sự nền tảng ổn định cho sự phát triển kinh tế địa phƣơng. Nhƣng với cơ cấu bộ máy nhân sự (nhất là nhân sự cấp cao) liên tục thay đổi hoặc điều chuyển nơi khác về với thời gian ngắn sẽ làm xáo trộn tính ổn định trong quản lý điều hành. Đó là chƣa kể đến tinh thần nhiệt huyết, mong muốn đóng góp cho địa phƣơng.
1.2.5.3. Yếu tố cơ chế chính sách của địa phương
Bất kỳ lĩnh vực, ngành nghề nào muốn phát triển đƣợc đều cần có sự định hƣớng chung. Cơ quan nhà nƣớc có vai trị rất quan trọng trong việc định hƣớng
cho sự phát triển chung của địa phƣơng cũng nhƣ của từng ngành, bao gồm cả ngành chè. Các cơ chế, chính sách, định hƣớng đúng đắn của nhà nƣớc là cơ sở, căn cứ giúp ngành chè phát triển ổn định, bền vững. Từ hiệu quả đó sẽ góp phần đƣa nền kinh tế địa phƣơng cùng phát triển đi lên.
1.2.5.4. Nguồn nguyên liệu sản xuất
Nguồn cung cấp nguyên liệu có thể đe dọa đến sản xuất bởi tầm quan trọng của các sản phẩm đƣợc cung cấp, do sự khác biệt lớn của các nhà cung cấp và nhà sản xuất, do những thay đổi trong chi phí của nguyên liệu mà nhà sản xuất phải chấp nhận và thực hiện, và do mối liên kết của các nhà cung cấp ...
Trong thƣơng mại quốc tế, các nhà cung cấp có vai trị nhƣ nhà xuất khẩu ngun liệu thơ. Khi doanh nghiệp không thể khai thác nguyên vật liệu địa phƣơng, các nhà cung cấp quốc tế có vị trí ngày càng quan trọng. Mặc dù có thể có sự cạnh tranh giữa các nhà cung cấp và các doanh nghiệp có thể lựa chọn các nhà cung cấp tốt nhất, khả năng thƣơng lƣợng của các nhà cung cấp bị hạn chế. Để đảm bảo khả năng cạnh tranh của sản phẩm, các doanh nghiệp phải điều chỉnh theo cái gọi là “quyền lực đàm phán của nhà cung cấp”.
1.2.5.5. Yếu tố Khoa học và Công nghệ
Khả năng cạnh tranh của các doanh nghiệp bị chi phối bởi khoa học và công nghệ. Nếu nền tảng khoa học và công nghệ của các doanh nghiệp hiện đại, các doanh nghiệp sẽ tạo ra sản phẩm có hàm lƣợng khoa học cao và có khả năng cạnh tranh với các sản phẩm thuộc thƣơng hiệu khác.
1.2.5.6. Sức ép canh tranh từ những địa phương khác
Những địa phƣơng nào có thế mạnh về chè cùng đều cố gắng thúc đẩy nâng cao năng lực cạnh tranh không chỉ trong thị trƣờng trong nƣớc, mà còn cả thị trƣơng xuất khẩu. Với những địa phƣơng có ngành chè phát triển tốt, có thƣơng hiệu sẽ là rào cản rất lớn cho các địa phƣơng đang cố gắng nâng cao vị thế ngành chè của mình.
1.2.5.7. Trình độ tổ chức và nguồn nhân lực
Năng lực quản lý của các nhà lãnh đạo là một trong những nhân tố có khả năng ảnh hƣởng lớn đến năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp. Thể hiện ở năng
lực tổ chức thực hiện thơng qua trình độ quản lý, lập kế hoạch, chiến lƣợc xây dựng ... Điều này có ý nghĩa rất lớn trong việc nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh.
Trình độ của ngƣời lao động là yếu tố quan trọng nhất đối với bất kỳ hoạt động kinh doanh nào của các doanh nghiệp. Yếu tố này bao gồm tất cả các hoạt động, và có tính quyết định đến sự thành cơng hay thất bại của doanh nghiệp. Đây là yếu tố cấu thành nên chi phí lao động; nó xác định chi phí lao động trong hoạt động sản xuất kinh doanh.
1.2.5.8. Năng lực tài chính của các doanh nghiệp nội bộ ngành
Vốn là yếu tố quyết định đến năng lực sản xuất của doanh nghiệp. Các doanh nghiệp có năng lực tài chính vững mạnh họ sẽ có chiến lƣợc kinh doanh dài hạn, đầu tƣ các dây chuyền sản xuất với công nghệ hiện đại, và đầu tƣ vào nghiên cứu thị trƣờng để đảm bảo việc tạo ra các sản phẩm chất lƣợng cao, chi phí thấp ... từ đó giúp các doanh nghiệp có khả năng cạnh tranh cao.
1.2.5.9. Năng lực xúc tiến thương mại, tiếp cận thị trường
Đây là một nhóm các yếu tố rất quan trọng có ảnh hƣởng lớn đến năng lực cạnh tranh của ngành và riêng các doanh nghiệp, bởi vì năng lực tiếp thị sẽ trực tiếp tác động đến sản xuất và tiêu thụ, đáp ứng tốt nhu cầu của khách hàng, góp phần vào lợi nhuận cao hơn cho doanh nghiệp và làm tăng thị phần, cải thiện vị thế cạnh tranh của doanh nghiệp trong ngành chè.