CHƢƠNG 2 : PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
4.3. Giải pháp nhằm sắp xếp lại hoạt động sản xuất, chế biến chè theo
hƣớng phát triển lành mạnh, bền vững
Rà soát, đánh giá thực trạng hoạt động sản xuất, chế biến chè trên tồn địa bàn tỉnh.
Để có cơ sở chính xác phục vụ cho việc xây dựng quy hoạch tổng thể ngành chè về lâu dài, việc rà soát phải đƣợc thực hiện đồng loạt, sát thực, mang quy mô liên ngành với sự phối hợp có trách nhiệm của các cơ quan liên quan. Điều đó nhằm đánh giá về quy mơ, cách thức hoạt động cũng nhƣ quy mô về
cơng nghệ,... tồn bộ hệ thống các cơ sở đang hoạt động sản xuất, chế biến chè, bao gồm cả các doanh nghiệp quốc doanh và hộ cá thể chƣa có đăng ký sản xuất kinh doanh trên địa bàn tỉnh.
Đây sẽ là căn cứ để sắp xếp lại các cơ sở chế biến chè cũng nhƣ phân vùng nguyên liệu, kiểm soát chất lƣợng sản phẩm sau chế biến. Có nhƣ vậy hoạt động chế biến mới đi vào quỹ đạo phát triển bền vững.
Hạn chế tối đa việc cấp phép mới, dừng cấp phép mở rộng quy mô sản xuất đối với các cơ sở chế biến chè.
Từ lâu, quy mô công suất của các cơ sở sản xuất chế biến chè đã phá vỡ quy hoạch về tổng sản lƣợng chè búp tƣơi trên địa bàn tỉnh. Nhƣng điều đó khơng có nghĩa là sẽ dừng hẳn việc cấp phép mới cho các cơ sở chế biến. Cịn đó những vùng chè tiềm năng thuộc các địa bàn đặc biệt khó khăn cần đƣợc đầu tƣ phát triển, hoặc những đơn vị sản xuất chế biến tự lo đƣợc vùng nguyên liệu đảm bảo chủ động trong nguồn chè búp cần đƣợc khuyến khích đầu tƣ.
Đưa ra các quy định có tính bắt buộc vào hoạt động sản xuất kinh doanh chè.
Việc đƣa các quy định bắt buộc vào hoạt động sản xuất kinh doanh nhƣ: Nghĩa vụ Thuế; nghĩa vụ đóng góp với địa phƣơng (phúc lợi xã hội, giải quyết công ăn việc làm, thu mua nguyên liệu, hỗ trợ ngƣời nông dân...); kết quả kinh doanh; ... để xem xét ƣu tiên hỗ trợ trong quá trình sản xuất kinh doanh, trong việc xét cấp vùng nguyên liệu.
Xây dựng quy định và lộ trình thời gian cụ thể việc xử phạt với hình thức rút giấy phép kinh doanh đối với các cơ sở hoạt động kém hiệu quả hoặc hoạt động đa ngành không tập chung vào kinh doanh chè.
Đây là việc làm cần thiết bởi trong bối cảnh dƣ thừa cơng suất chế biến chè, có rất nhiều cơ sở đăng ký hoạt động kinh doanh đa ngành không chú trọng vào hoạt động kinh doanh chè, chỉ làm theo thời vụ và coi nhƣ một mảng phụ có tính chất bù đắp khoảng trống cho mảng hoạt động chính. Điều này tất yếu sẽ gây xáo trộn việc mua bán nguyên liệu chè búp. Khơng nói tới việc với cách thức làm ăn thời vụ mang tính chộp giật sẽ gây ảnh hƣởng rất lớn tới chất lƣợng sản phẩm và sự ổn định của thị trƣờng.
Gắn trách nhiệm mang tính bắt buộc các cơ sở chế biến chè vào vùng nguyên liệu thông qua việc liên kết với người dân trồng chè.
Cùng với đó thực hiện việc phân vùng thu mua chè nguyên liệu theo địa bàn từ cấp xã, phƣờng để giảm thiểu tình trạng tranh mua, tranh bán gay gắt nhƣ hiện nay.
Khi thực hiện các điều trên, cơ sở chế biến và ngƣời nơng dân sẽ cùng có lợi trong việc ổn định sản xuất, ổn định sản lƣợng và giá chè búp. Các nhà máy có đủ nguồn nguyên liệu sản xuất ổn định, ngƣời dân trồng chè có thu nhập tốt thì tự nhiên sẽ khơng có cạnh tranh thiếu lành mạnh.
Song, trong việc quy định về liên kết giữa trồng - chế biến và phân vùng thu mua chè búp cần phải quản lý tốt với chính quyền giữ vai trị giám sát, ƣu tiên về quyền thu mua nguyên liệu cho những đơn vị đã đầu tƣ cho vùng nguyên liệu (với điều kiện ổn định giá mua) bất kể điều kiện kinh tế vĩ mơ, thị trƣờng có tác động thế nào.
Định hướng các sản phẩm chè thành phẩm cùng công nghệ sản xuất, chế biến.
Thực hiện điều đó để tránh tình trạng đầu tƣ khơng theo quy hoạch, tự phát
(nhƣ đã từng xẩy ra với công nghệ CTC nhiều năm trƣớc - phổ biến trên Thế giới nhƣng không phù hợp với giống và kỹ thuật canh tác tại Việt Nam).
Trong định hƣớng sản phẩm chè thành phẩm, cơ cấu lại tỉ lệ sản phẩm chè xanh và chè đen để đƣa vào quy hoạch vùng nguyên liệu theo thế mạnh của các địa phƣơng. Từng bƣớc đƣa ra những quy định, lộ trình nhằm giảm dần số cơ sở hoạt động theo cơng nghệ sản xuất sản phẩm chè thơ sơ chế. Đề ra chính sách ƣu tiên hỗ trợ về khoa học cơng nghệ, kinh phí trong việc đầu tƣ phục vụ sản xuất, chế biến sâu.
4.4. Nâng cao chất lƣợng sản phẩm và phát triển theo hƣớng sản xuất chè an toàn
Một sản phẩm bất kỳ chỉ có thể tồn tại khi ln đƣợc duy trì ổn định và tiến tới nâng dần chất lƣợng thì mới phát triển lên đƣợc. Bản chất của vấn đề là nếu sản phẩm sản xuất là chè đen hay bất kỳ loại chè nào khác nếu không nâng cao đƣợc chất lƣợng sản phẩm thì khơng thể tồn tại chứ đừng nói tới việc phát triển hay cạnh tranh.
Việc nâng cao chất lƣợng sản phẩm chính là giải pháp quan trọng và nhanh nhất để nâng cao năng lực cạnh tranh cho ngành chè Yên Bái.
Chất lƣợng chè đƣợc quyết định bởi các vấn đề:
- Đầu tƣ thâm canh chăm sóc tốt.
- Chất lƣợng thu hái tốt.
- Quản lý tốt về dƣ lƣợng thuốc BVTV, phân bón...
Muốn thực hiện đƣợc những điều đó phải có những giải pháp cụ thể cho từng khâu.
Giải pháp tăng cường quản lý và nâng cao chất lượng nguồn chè búp nguyên liệu
- Từng bƣớc làm thay đổi nhận thức ngƣời nông dân về trồng chè an tồn,
chất lƣợng.
Nhận thức của bà con nơng dân là yếu tố quan quan trọng quyết định. Thông qua các phƣơng tiện thông tin đại chúng nhƣ báo, đài, .. các khóa đào tạo tập huấn hay những buổi sinh hoạt cộng đồng, hội, đoàn thể ... để phổ biến, tuyên truyền, vận động bà con trong việc trồng, chăm sóc chè đúng quy trình kỹ thuật, sử dụng thuốc bảo vệ thực vật, phân bón theo quy định và tiêu chuẩn cho phép. Từng bƣớc hƣớng ngƣời trồng chè tham gia thực hiện theo các tiêu chuẩn chung VietGAP; GlobeGAP; HACCP (Phân tích mối nguy và điểm kiểm sốt tới hạn trong nơng nghiệp); RA (Chƣơng trình Mạng lƣới nơng nghiệp bền vững) ... và hƣớng tới thực hiện theo mơ hình nơng nghiệp hữu cơ.
Muốn thực hiện tốt những điều này, ngồi cơng tác tun truyền, vận động cần đƣa ra những quy định bắt buộc đối với việc áp dụng các tiêu chuẩn chất lƣợng.
- Siết chặt quản lý đối với việc mua bán, sử dụng thuốc bảo vệ thực vật
(BVTV) và phân bón.
Ra các quy định chi tiết về danh mục thuốc BVTV, phân bón cùng quy trình sử dụng theo tiêu chuẩn cho phép. Có những chế tài xử phạt nặng mang tính răn đe đối với những trƣờng hợp vi phạm. Hƣớng việc quản lý vào các cơ sở cung ứng dịch vụ vật tƣ nông nghiệp để dễ kiểm tra, kiểm soát hoạt động kinh doanh mua bán thuốc.
Cùng với đó quy định rõ trách nhiệm cụ thể của các đơn vị: Quản lý thị trƣờng, Trung tâm Bảo vệ thực vật, Trung tâm Khuyến nơng ... với hình thức xử lý
kỷ luật rõ ràng để nâng cao vai trò trách nhiệm của các cơ quan quản lý nhà nƣớc có liên quan tới những hoạt động trên.
Giao quyền cũng nhƣ trách nhiệm cụ thể về tới địa bàn cấp xã, phƣờng, cơ sở nhằm đảm bảo thực hiện quản lý hoạt động mua bán, sử dụng thuốc BVTV, phân bón tốt nhất.
- Hƣớng khuyến khích thành lập các tổ, nhóm nơng dân tự quản theo cấp thôn, bản trong hoạt động trồng chè để nâng cao tính tự chủ, tự giám sát và chịu trách nhiệm trong việc quản lý chất lƣợng chè búp nguyên liệu.
- Khuyến khích cùng với quy định bắt buộc các đơn vị sản xuất chế biến liên kết với các mơ hình quản lý tổ nơng dân tự quản để đơi bên cùng có lợi, đảm bảo nguồn nguyên liệu có chất lƣợng và phát triển bền vững.
- Đầu tƣ cho việc phát triển giống chè mới thông qua việc liên kết với các Viện, Trung tâm nghiên cứu uy tín trong nƣớc để tìm bổ sung những giống có hiệu quả về năng suất, chất lƣợng phù hợp với điều kiện địa hình, thổ nhƣỡng địa phƣơng và cơ cấu sản phẩm chè đang phát triển.
- Kiên quyết xử lý bằng cách bắt buộc phá bỏ, trồng mới thay thế các diện tích chè đã xuống cấp, biến chất để đảm bảo năng suất và chất lƣợng chè búp.
- Tăng cƣờng nghiên cứu, học hỏi kinh nghiệm các địa phƣơng khác để đƣa ra những kỹ thuật tốt, chuẩn xác từ khâu trồng, chăm sóc đến khâu thu hái để áp dụng lâu dài, đảm bảo chất lƣợng nguồn nguyên liệu và quan trọng hơn là đảm bảo sự ổn định cho cây chè.
- Có chính sách khuyến khích việc nghiên cứu, áp dụng các cơng nghệ mới để nâng cao chất lƣợng sản phẩm chè búp sau thu hoạch. Có nhƣ vậy nguồn chè búp phục vụ sản xuất mới giữ đƣợc phẩm chất, chất lƣợng tốt nhất.
Nâng cao chất lượng các sản phẩm chè sau chế biến
Thực hiện chặt chẽ các tiêu chuẩn về vệ sinh an toàn thực phẩm trong sản xuất chế biến chè và có chế tài, quy định xử phạt rõ ràng, nghiêm khắc. Cần thiết đƣa cả các tiêu chuẩn gắn với quy định thu hồi giấy phép Đăng ký kinh doanh để làm tốt việc đảm bảo chất lƣợng chung của sản phẩm.
Tăng cƣờng vai trò của các cơ quan nhà nƣớc trong việc thanh tra, kiểm tra với sự tham gia liên ngành, kết hợp với chính quyền địa phƣơng trong việc thực hiện vệ sinh an toàn thực phẩm.
Đẩy mạnh tuyên truyền, hỗ trợ tập huấn nhằm nâng cao ý thức, kiến thức cho ngƣời chủ cơ sở và ngƣời lao động trực tiếp trong việc thực hiện tốt công tác vệ sinh an toàn thực phẩm. Dần từng bƣớc nâng cao nhận thức cho ngƣời lao động, hình thành ý thức tự giác trong công việc.
Hỗ trợ các cơ sở sản xuất, chế biến chè trong việc tiếp cận thông tin khoa học công nghệ mới, trong việc đầu tƣ thay đổi công nghệ sản xuất nhằm nâng cao chất lƣợng sản phẩm.
Thực hiện tốt các cơng việc đó sẽ đảm bảo chất lƣợng chè sau chế biến giữ đƣợc sự ổn định và phát triển lâu dài.
4.5. Một số giải pháp khác
Củng cố lại vai trò hoạt động của Hiệp hội chè tỉnh Yên Bái trên cơ sở Nhà nƣớc đứng ra thành lập, định hƣớng hoạt động và hỗ trợ pháp lý cần thiết, còn về cơ cấu tổ chức, cách thức hoạt động do các đơn vị chè và các địa phƣơng tự bầu, tự điều hành.
Tỉnh cần tăng cƣờng hỗ trợ doanh nghiệp trong các hoạt động xúc tiến đầu tƣ, xúc tiến thƣơng mại mở rộng thị trƣờng, quảng bá cho thƣơng hiệu và các sản phẩm chất lƣợng.
Thúc đẩy hợp tác, học hỏi kinh nghiệm các tỉnh bạn trong và ngồi nƣớc đang làm tốt cơng tác phát triển ngành chè để sớm thu hẹp trình độ trong hoạt động quản lý, sản xuất kinh doanh, sớm có thể nâng cao sức cạnh tranh trên thị trƣờng.
KẾT LUẬN
Năng lực cạnh tranh của ngành chè là khả năng duy trì và nâng cao lợi thế cạnh tranh trong việc tiêu thụ sản phẩm chè, thu hút và sử dụng hiệu quả các yếu tố phục vụ sản xuất nhằm đạt lợi ích kinh tế cao và bền vững.
Do đó, nâng cao năng lực cạnh tranh cũng có ý nghĩa là việc thúc đẩy sự phát triển bản thân chủ thể, cụ thể đang nói ở đây là ngành chè. Chủ thể quản lý đƣợc nâng cao chất lƣợng, phát triển đi lên đồng nghĩa với việc khả năng cạnh tranh cũng đƣợc cải thiện. Trong môi trƣờng kinh doanh sản phẩm chè, là sản phẩm thuộc nhóm hàng thực phẩm tiêu dùng, việc đảm bảo chất lƣợng, đảm bảo vệ sinh an toàn là yếu tố sống cịn. Điều đó đặt ra thực tế là địa phƣơng nào có thể thực hiện tốt, quản lý tốt về chất lƣợng sản phẩm thì địa phƣơng đó sẽ có cơ hội hơn trong cạnh tranh, bất luận là còn nhiều yếu tố ảnh hƣởng đến.
Tỉnh Yên Bái có nhiều điều kiện thuận lợi cho việc phát triển cây chè, và thực tế nhiều năm trƣớc đây từng là địa phƣơng đi đầu trong phát triển về chè. Từ địa hình, thổ nhƣỡng, khí hậu đến các yếu tố phụ (nhƣ văn hóa, tập quán,..) đều là những lợi thế lớn so với các địa phƣơng khác. Thực tế cây chè nhiều năm qua đã đem lại lợi ích to lớn cho tỉnh, đƣợc coi là một loại cây “xóa đói, giảm nghèo” cho bà con nơng dân vùng cao Yên Bái. Tuy nhiên, do quy hoạch và định hƣớng phát triển không tốt đã dẫn đến tình trạng ngành chè bết bát nhƣ hiện nay. Từ tất cả các khâu trong chuỗi hoạt động, đầu tiên là giống, tới cách thức trồng, quy trình chăm sóc, chế biến đến hoạt động kinh doanh, tiêu thụ cực kỳ yếu kém. Và tất cả những yếu kém đó đã đem đến những sản phẩm chè chất lƣợng thấp, mất uy tín trên thị trƣờng. Hậu quả đƣa lại là việc thu đƣợc lợi ích kinh tế thấp, tác động trực tiếp đến việc sản xuất kinh doanh, ngƣời sản xuất không thể bán giá cao sẽ đẩy thiệt thịi về phía ngƣời nơng dân trồng chè qua việc hạ giá thu mua nguyên liệu. Với thu nhập thấp, bấp bênh nên việc ngƣời trồng khơng cịn mặn mà với trồng, chăm sóc cây chè và coi đó chỉ là nguồn thu phụ theo mùa vụ là hệ quả tất yếu, cịn chất lƣợng chè
ngun liệu thì ngày càng giảm sút. Điều đó đã làm cho ngành chè Yên Bái rơi vào một vòng tròn lẩn quẩn chất lƣợng kém - lợi nhuận thấp mà chƣa có lối thốt.
Nguyên nhân sâu xa của tình trạng phát triển trên là việc thiếu định hƣớng, quy hoạch dài hạn cho sự phát triển ngành chè. Các cơ quan quản lý nhà nƣớc tỉnh Yên Bái có liên quan chƣa thực sự đầu tƣ quan tâm đúng mức đến một ngành hàng thế mạnh của địa phƣơng. Từ sự thiếu định hƣớng đó hoặc việc thực hiện không đến nơi đến chốn dẫn đến sự tự do quá mức của thị trƣờng mua bán nguyên liệu, trong việc chế biến chè làm ngành chè phát triển mất cân đối, kéo theo những hậu quả nặng nề lâu dài.
Thế nên, cần thiết phải thực hiện một số giải pháp thiết thực để giải quyết nhanh, triệt để tình trạng hiện nay của ngành chè Yên Bái: (1) Giải pháp về mặt cơ chế chính sách, hoạt động quản lý nhà nƣớc; (2) Giải pháp về quy hoạch lại diện tích giống, vùng chuyên canh: (3) Giải pháp nhằm sắp xếp lại các cơ sở sản xuất, chế biến chè theo hƣớng phát triển lành mạnh, bền vững; và cuối cùng là giải pháp mang tính lâu dài, giữ vai trị mục tiêu: (4) Nâng cao chất lƣợng sản phẩm và phát triển theo hƣớng sản xuất chè an tồn. Cùng với đó là một số giải pháp khác nhƣ nâng cao vai trò của Hiệp hội chè Yên Bái, Tăng cƣờng hỗ trợ các DN thông qua các hoạt động xúc tiến đầu tƣ, mở rộng thị trƣờng, quảng bá thƣơng hiệu và thúc đẩy hoạt động trao đổi học tập kinh nghiệm các tỉnh bạn.
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO Tiếng Việt
1. Đào Duy Anh, 2008. Nâng cao năng lực cạnh tranh sản phẩm chè xuất
khẩu của công ty chè Quân Chu, Thái Nguyên trước thềm hội nhập kinh tế quốc tế. Luận văn thạc sĩ Kinh tế. Trƣờng Đại học Kinh tế và Quản trị kinh doanh -
Đại học Thái Nguyên.
2. Nguyễn Hùng Anh và cộng sự, 2011. Khả năng cạnh tranh của các doanh nghiệp vừa và nhỏ ở nông thôn miền Bắc Việt Nam trong bối cảnh hội nhập quốc tế. Tạp chí khoa học và phát triển, tập 9, số 4, trang 662-671.