Khái quát về nghiệp vụ tín dụng trong Ngân hàng thương mại

Một phần của tài liệu Hoàn thiện hệ thống kiểm soát nội bộ nghiệp vụ tín dụng khách hàng cá nhân tại NHTMCP tiên phong chi nhánh hoàn kiếm khoá luận tốt nghiệp 218 (Trang 27 - 38)

1.2. ĐẶC ĐIỂM CỦA NGHIỆP VỤ TÍN DỤNG ẢNH HƯỞNG ĐẾN HỆ THỐNG

1.2.2. Khái quát về nghiệp vụ tín dụng trong Ngân hàng thương mại

1.2.2.1. Tín dụng và vai trị của tín dụng trong Ngân hàng thương mại

Khái niệm tín dụng:

Hoạt động tín dụng là chức năng kinh tế cơ bản của ngân hàng. Hầu hết các ngân hàng lâm vào tình trạng tài chính khó khăn nghiêm trọng hoặc phá sản thì nguyên nhân thuờng phát sinh từ hoạt động tín dụng. Tín dụng nói chung là một sự chuyển nhuợng tạm thời một luợng giá trị từ nguời sở hữu sang nguời sử dụng và

sau một thời gian nhất định quay trở lại nguời sở hữu với một luợng giá trị lớn hơn ban đầu.

Neu xét ở một góc độ hẹp hơn, “tín dụng ngân hàng là một giao dịch về tài chính (tiền hoặc hàng hóa) giữa ngân hàng và bên đi vay (cá nhân, doanh nghiệp và các chủ thể khác), trong đó, ngân hàng chuyển giao tàu sản cho bên đi vay và sử dụng trong một thời gian nhất định theo thỏa thuận, bên đi vay có trách nhiệm hồn trả vơ điều kiện vốn gốc và lãi cho ngân hàng khi đến hạn thanh tốn”.

Nhu vậy, từ khái niệm trên có thể rút ra đuợc bản chất của tín dụng ngân hàng:

+ Điều tiên quyết để hình thành quan hệ tín dụng là sự tin tuởng giữa bên cho

vay và nguời đi vay. Chỉ khi nào hai bên thực sự tin tuởng nhau thì quan hệ tín dụng mới đuợc thiết lập.

+ Tín dụng là sự chuyển nhuợng tạm thời một luợng tài sản của ngân hàng

cho nguời đi vay trong một thời gian nhất định với cam kết trả cả gốc và lãi. Phần chênh lệch giữa giá trị mà nguời đi vay phải hoàn trả cho ngân hàng khi đáo hạn so với giá trị mà ngân hàng cho vay ban đầu chính là giá của việc sử dụng quyền sử dụng vốn của nguời khác.

+ Hoạt động tín dụng luôn chứa đựng những rủi ro. Đó là sự mất cân xứng

thơng tin của khách hàng có quan hệ tín dụng với ngân hàng. Rủi ro đó ngồi những nguyên nhân từ phía ngân hầng và khách hàng còn có những nguyên nhân khách quan khác nhu sự biến động của thị truờng, chu kì kinh tế, thiên tai, dịch họa...

+ Tín dụng khơng chỉ có vai trị quan trọng đối với bản thân các NHTM mà

nó cịn có vai trị hết sức đặc biệt đối với sự phát triển nền kinh tế của mỗi quốc gia.

Vai trị của tín dụng :

■ Vai trò đối với bản thân ngân hàng: Ngân hàng kinh doanh trên lĩnh vực tiền

tệ, cũng giống nhu các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh thông thuờng, đặt mục tiêu hàng đầu là tìm kiếm lợi nhuận. Ngân hàng thu lợi thông qua các hoạt động dịch vụ, cung cấp cho khách hàng nhu thanh toán, tu vấn, đầu tu. và quan trọng nhất là từ tín dụng (chiếm trên 70% tổng thu nhập). Mặc dù trong xu thế hội nhập thế giới, các ngân hàng Việt Nam đang mở rộng và phát triển nhiều dịch vụ ngân hàng hiện đại, giảm tỷ trọng thu nhập từ hoạt động tín dụng, tuy nhiên hoạt động tín dụng vẫn ln

được coi là hoạt động cơ bản, không thể thay thế được của các ngân hàng.

■ Vai trò đối với nền kinh tế:

+ Tín dụng ngân hàng là cầu nối giữa cung và cầu về vốn trong nền kinh tế:

Trong xã hội luôn thường xuyên xuất hiện những nguồn vốn bằng tiền tạm thời chưa sử dụng đặc biệt là tiền tiết kiệm của dân cư. Mặt khác, có một số doanh nghiệp, cá nhân lại xuất hiện hiện tượng thiếu vốn tạm thời hoặc là họ có cơ hội đầu tư nhưng lại khơng đủ tiền. Song những người này khó có thể trực tiếp gặp nhau, hoặc có gặp được nhau thì phải chi phí rất cao và không kịp thời. Hoạt động tín dụng của các NHTM đã thỏa mãn cả nhu cầu của người thừa vốn và người thiếu vốn, bằng cách đứng ra làm trung tâm tiền gửi từ tất cả các thành phần kinh tế và cho vay lại với các tổ chức, cá nhân trong nền kinh tế. Nói cách khác, sự có mặt của tín dụng ngân hàng được coi là một cơng cụ giải quyết mâu thuẫn về cung và cầu vốn tiền tệ.

+ Tín dụng ngân hàng là cơng cụ để thúc đẩy mạnh mẽ quá trình tập trung và

điều hịa vốn trong nền kinh tế. Thơng qua hoạt động đi vay để cho vay, tín dụng ngân hàng đã làm nhiệm vụ đưa vốn từ nơi thừa vốn đến nơi thiếu vốn, từ đó thơng dịng vốn để điều hịa nguồn vốn trong toàn bộ nền kinh tế, tăng tốc độ chu chuyển vốn tiền tệ trong xã hội. Nếu khơng có ngân hàng thì việc luân chuyển vốn giữa các chủ thể trong nền kinh tế sẽ ách tắc, vốn nằm chết trong dân.

+ Tín dụng ngân hàng là cơng cụ điều tiết nền kinh tế xã hội nhà nước. Thông

qua việc đầu tư vốn tín dụng vào những ngành nghề, khu vực kinh tế trọng điểm sẽ thúc đẩy sự phát triển của những ngành nghề, khu vực kinh tế đó, hình thành nên cơ cấu kinh tế hiệu quả. Thơng qua lãi suất, tín dụng ngân hàng góp phần lưu thông tiền tệ, ổn định giá trị đồng tiền. Ở Việt Nam, tín dụng ngân hàng là kênh quan trọng truyền tải vốn tài trợ của nhà nước đến nơng nghiệp, nơng thơn, góp phần xóa đói giảm nghèo, ổn định chính trị, xã hội.

+ Tín dụng ngân hàng tạo điều kiện để thúc đẩy quá trình giao lưu kinh tế

quốc tế: Ngày nay trong mối quan hệ kinh tế, sự hợp tác bình đẳng đơi bên cùng có lợi giữa các nước trên thế giới và khu vực đang được phát triển rất đa dạng cả về nội dung và hình thức, cả về chiều sâu và chiều rộng. Đó là nhân tố hết sức quan

trọng đang tạo điều kiện cho sự phát triển kinh tế mỗi nước. Thông qua các hình thức như nhận ủy thác đầu tư, mở và thanh toán thư tín dụng, bảo lãnh hàng hóa xuất nhập khẩu, chuyển tiền nhanh đi các noi,... tín dụng ngân hàng đã trực tiếp tham gia trong quan hệ thanh toán quốc tế, tài trợ cho các hoạt động xuất nhập khẩu hàng hóa,. Vì vậy, tín dụng ngân hàng đã trở thành một trong các phưong tiện nối liền kinh tế các nước voi nhau.

+ Tín dụng ngân hàng góp phần nâng cao hiệu quả sử dụng vốn cho doanh

nghiệp. So với việc sử dụng vốn chủ sở hữu thì tín dụng ngân hàng ràng buộc khách hàng phải hoàn trả cả vốn gốc và lãi trong thời hạn nhất định như thỏa thuận. Do đó buộc khách hàng phải nỗ lực, tận dụng hết khả năng của mình để sử dụng vốn vay hiệu quả nhằm đảm bảo nghĩa vụ trả nợ cho ngân hàng.

Phân loại tín dụng:

■ Thời hạn tín dụng:

+ Tín dụng ngắn hạn: là loại tín dụng có thời hạn dưới 1 năm (một số nước

quy định dưới 2 năm). Tín dụng ngắn hạn thường được dùng để bổ sung thiếu hụt tạm thời về vốn lưu động của các doanh nghiệp và phục vụ nhu cầu sinh hoạt của các cá nhân.

+ Tín dụng trung hạn: là loại tín dụng thời hạn từ 1 - 5 năm, thường được sử

dụng để mua sắm TSCĐ, cải tiến và đổi mới ký thuật, mở rộng sản xuất và xây dựng các cơng trình nhỏ, có thời hận thu hồi vốn nhanh.

+ Tín dụng dài hạn: là loại tín dụng có thời hạn trên 5 năm, được sử dụng để

cấp vốn cho xây dựng co bản, đầu tư xây dựng các xí nghiệp mới, các cơng trình thuộc co sở hạ tầng, cải tiến và mở rộng sản xuất với quy mô lớn.

■ Đối tượng tín dụng:

+ Tín dụng vốn lưu động: là loại tín dụng được sử dụng để hình thành vốn lưu

động của các tổ chức kinh tế, có nghĩa là cho vay bù đắp thiếu hụt vốn lưu động tạm thời.

+ Tín dụng vốn cố định: là loại tín dụng được sử dụng để hình thành TSCĐ,

có nghĩa là đầu tư mua sắm TSCĐ

+ Doanh nghiệp và các chủ thể kinh tế khác tiến hành sản xuất và lưu thông

hàng hóa.

+ Tín dụng tiêu dùng: là hình thức cấp phát tín dụng cho cá nhân để đáp ứng

nhu cầu tiêu dùng.

+ Tín dụng học tập: là hình thức cấp phát tín dụng để phục vụ việc học tập

của sinh viên.

■ Căn cứ vào chủ thể tín dụng

+ Tín dụng thương mại: Là quan hệ tín dụng giữa các nhà doanh nghiệp được

biểu hiện dưới hình thức mua bán chịu hàng hóa.Đáp ứng nhu cầu vốn cho những doanh nghiệp tạm thời thiếu vốn, đồng thời giúp cho các doanh nghiệp tiêu thụ được hàng hóa của mình.

+ Tín dụng ngân hàng là quan hệ tín dụng giữa ngân hàng, các tổ chức tín

dụng khác với các doanh nghiệp và cá nhân. Không chỉ đáp ứng nhu cầu vốn ngắn hạn để dự trữ vật tư, hàng hóa, trang trải các chi phí sản xuất và thanh toán các khoản nợ mà còn tham gia cấp vốn cho đầu tư xây dựng cơ bản và đáp ứng một phần đáng kể nhu cầu tín dụng tiêu dùng cá nhân.

+ Tín dụng Nhà Nước là quan hệ tín dụng mà trong đó Nhà Nước biểu hiện là

người đi vay, người cho vay là dân chúng, các tổ chức kinh tế, ngân hàng và nước ngồi. Mục đích đi vay của tín dụng Nhà Nước là bù đắp khoản bội chi ngân sách.

■ Căn cứ vào đối tượng trả nợ:

+ Tín dụng trực tiếp: là hình thức tín dụng mà trong đó người đi vay cũng là

người trực tiếp trả nợ.

+ Tín dụng gián tiếp: là hình thức tín dụng mà trong đó người đi vay và người

trả nợ là hai đối tượng khác nhau.

■ Căn cứ vào tính chất của khoản vay:

+ Tín dụng có đảm bảo: các khoản vốn tín dụng phát ra đều có hàng hóa, vật

tư tài sản tương đương đảm bảo.

+ Tín dụng khơng có đảm bảo: các khoản tín dụng phát ra khơng cần có hàng

cá nhân để cấp vốn tín dụng.

1.2.2.2. Rủi ro tín dụng trong hoạt động của Ngân hàng thương mại

Khái niệm rủi ro tín dụng

Dù đã có nhiều cải cách trong lĩnh vực tài chính, rủi ro tín dụng vẫn là nguyên nhân chủ yếu gây ra thất thóat và dẫn đến nguy cơ phá sản ngân hàng. Có rất nhiều khái niệm khác nhau về rủi ro tín dụng nhu sau:

+ Theo Thomas P.Fitch: Rủi ro tín dụng là lọai rủi ro xảy ra khi nguời vay

khơng thanh tóan đuợc nợ theo thỏa thuận hợp đồng dẫn đến sai hẹn trong nghĩa vụ trả nợ. Cùng với rủi ro lãi suất, rủi ro tín dụng là một trong những rủi ro chủ yếu trong họat động cho vay của ngân hàng.

+ Theo Hennie van Greuning -Sonja B rajovic Bratanovic: Rủi ro tín dụng

đuợc định nghĩa là nguy cơ mà nguời đi vay khơng thể chi trả tiền lãi, hoặc hịan trả vốn gốc so với thời hạn đã ấn định trong hợp đồng tín dụng. Điều này gây ra sự cố đối với dòng chu chuyển tiền tệ và gây ảnh huởng tới khả năng thanh khỏan của ngân hàng.

Từ các định nghĩa chúng ta có thể rút ra các nội dung cơ bản về rủi ro tín dụng nhu sau:

+ Rủi ro tín dụng xảy ra khi nguời đi vay trễ hẹn hoặc tồi tệ hơn là khơng thanh

tóan trong nghĩa vụ trả nợ theo hợp đồng, bao gồm vốn gốc và/hoặc lãi phát sinh.

+ Rủi ro tín dụng sẽ dẫn đến tổn thất tài chính, tức là giảm thu nhập rịng và giảm

giá trị thị truờng của vốn. Trong truờng hợp nghiêm trọng có thể dẫn đến phá sản.

Các loại rủi ro tín dụng

■ Rủi ro hệ thống: là rủi ro tác động đến toàn bộ hoặc hầu hết các khỏan vay

của ngân hàng. Sự bấp bênh của môi truờng kinh tế nói chung nhu sự sụt giảm GDP, biến động lãi suất, tốc độ lạm phát thay đổi... là những minh chứng cho rủi ro hệ thống, những biến đổi này tác động đến khả năng trả nợ của các khách hàng.

Trong rủi ro hệ thống truớc hết phải kể đến rủi ro thị truờng. Rủi ro thị truờng xuất hiện do phản ứng của các nhà kinh doanh đối với các hiện tuợng trên thị truờng. Kế đến là rủi ro về lãi suất tín dụng: Rủi ro này xảy ra khi biến đổi của lãi suất thay đổi khơng theo nhu dự tính của ngân hàng.

■ Rủi ro không hệ thống là rủi ro chỉ tác động đến một loại tài sản hoặc một nhóm tài sản, nghĩa là rủi ro này chỉ liên quan đến một loại khoản vay cụ thể nào đó. Rủi ro khơng hệ thống bao gồm rủi ro kinh doanh và rủi ro tài chính. Rủi ro khơng hệ thống bao gồm các lọai rủi ro sau:

+ Rủi ro tín dụng do đọng vốn: Đây là rủi ro mà ngân hàng huy động vốn

nhung khơng có kênh cho vay hoặc đầu tu. Để huy động đuợc vốn, ngân hàng phải trả lãi hay nói cách khác là chi phí vốn. Nếu khơng cho vay ra đuợc, ngân hàng vẫn phải trả chi phí cho nguồn vốn huy động đầu vào. Nếu tình trạng này kéo dài, ngân hàng sẽ gặp thiệt hại đáng kể.

+ Rủi ro trong hoạt động thu hồi vốn và lãi: Rủi ro này gắn liền với hoạt động

quan trọng nhất và có quy mơ lớn nhất của ngân hàng thuơng mại đó là hoạt động tín dụng. Rủi ro trong hoạt động thu hồi vốn và lãi là khả năng tốn thất xảy ra khi khách hàng khơng hồn trả hoặc hồn trả khơng đúng hạn gốc và lãi.

Nguyên nhân của rủi ro tín dụng

■ Nguyên nhân khách quan:

+ Môi truờng kinh tế:

Sự biến động quá nhanh và khơng dự đốn đuợc của thị truờng thế giới là nguyên nhân chủ yếu ảnh huởng đến họat động sản xuất kinh doanh của nguời đi vay. Nền kinh tế Việt Nam vẫn cịn phụ thuộc rất lớn vào sản xuất nơng nghiệp và công nghiệp phục vụ nông nghiệp (nuôi trồng, chế biến thực phẩm và nguyên liệu) dầu thô, may gia công vốn rất nhạy cảm với rủi ro thời tiết và giá cả thế giới nên dễ bị tổn thuơng khi thị truờng thế giới biến động xấu. Những khó khăn do bị khống chế hạn ngạch trong ngành dệt may, hay những vụ kiện bán phá giá trong ngành thủy sản.. .làm ảnh huởng trực tiếp đến hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp nói riêng và của các ngân hàng cho vay nói chung. Khơng chỉ xuất khẩu, những mặt hàng nhập khẩu cũng dễ bị tổn thuơng không kém. Mặt hàng sắt thép bị ảnh huởng rất lớn bởi giá thép thế giới, việc tăng giá phôi thép làm cho một số doanh nghiệp sản xuất thép trong nuớc phải ngung sản xuất do chi phí giá thành rất lớn trong khi không tiêu thụ đuợc sản phẩm. Q trình tự do hóa tài chính, hội nhập quốc tế cũng dẫn đến những hệ quả tất yếu làm cho nợ xấu gia tăng khi tạo ra một môi truờng

cạnh tranh gay gắt, khiến hầu hết các doanh nghiệp, những khách hàng thường xuyên của ngân hàng phải đối mặt với nguy cơ thua lỗ và quy luật chọn lọc khắc nghiệt của thị trường. Bên cạnh đó, bản thân sự cạnh tranh giữa các ngân hàng thương mại trong nước và quốc tế trong môi trường hội nhập kinh tế cũng khiến cho các ngân hàng trong nước gặp phải nguy cơ rủi ro nợ xấu tăng lên do khách hàng có tiềm lực tài chính lớn đã bị các ngân hàng nước ngòai thu hút bằng các sản phẩm, dịch vụ mới với nhiều tiện ích hơn.

+ Môi trường pháp lý:

Mơi trường pháp lý của Việt Nam vẫn cịn nhiều bất cập, các chính sách quản lý kinh tế thường thay đổi đột ngột dẫn đến việc ra đời các văn bản pháp lý chưa phù hợp làm ảnh hưởng đến môi trường kinh doanh tại Việt Nam, khiến nhiều tổ chức kinh tế không điều chỉnh kịp thời phương án kinh doanh. Điều này ảnh hưởng rất lớn đến khả năng kinh doanh của các doanh nghiệp, kéo theo doanh nghiệp gặp khó khăn trong việc trả nợ vay ngân hàng.

+ Thiên tai, hỏa hoạn, chiến tranh, dịch bệnh: Đây là những rủi ro mà cả

khách hàng lẫn ngân hàng đều không lường trước đối với khoản tín dụng của mình,

Một phần của tài liệu Hoàn thiện hệ thống kiểm soát nội bộ nghiệp vụ tín dụng khách hàng cá nhân tại NHTMCP tiên phong chi nhánh hoàn kiếm khoá luận tốt nghiệp 218 (Trang 27 - 38)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(107 trang)
w