2.3.3.1. Nguyên nhân khách quan
■ Chi nhánh cung cấp ngày càng nhiều hình thức tín dụng cá nhân dẫn đến khả năng kiểm sốt các khoản tín dụng này ngày càng khó khăn.
■ Môi truờng kinh doanh thay đổi, hội nhập quốc tế sâu rộng khiến những sai phạm trong lĩnh vực tài chính ngân hàng có xu huớng tăng lên và tinh vi hơn.
■ Kiểm soát nội bộ được thực hiện ngay trong hoạt động hàng ngày của Chi nhánh nên rất khó để đánh giá, hiện nay việc đánh giá hiệu quả hoạt động của kiểm sốt nội bộ vẫn phải thơng qua các tiêu chí kết quả hoạt động kinh doanh.
■ Chính sách tín dụng của TPBank thay đổi liên tục tạo ra khó khăn cho cán bộ tín dụng tại Chi nhánh cập nhật và thực hiện.
■ Đặc điểm hoạt động kinh doanh ngân hàng phải đối mặt với nhiều loại rủi ro. Các rủi ro phát sinh do nhi ều ngun nhân từ mơi trường kinh tế, chính trị, xã hội.
2.3.3.2. Nguyên nhân chủ quan
■ Những thiếu vắng trong các hoạt động kiểm soát gây ra rủi ro và tổn thất cho Chi nhánh do ban lãnh đạo tại Chi nhánh chưa xác định được chính xác khả năng phát sinh rủi ro, hoặc đánh giá khơng chính xác mức độ của rủi ro khiến rủi ro, tổn thất có khả năng xảy ra mà khơng có hướng kịp thời để xử lý rủi ro. Mặt khác cho thấy công tác nhận diện và đánh giá rủi ro chưa thực sự hiệu quả.
■ Hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ không đủ đảm bảo để kiểm soát rủi ro cũng như gây sai lầm đối với những chính sách cung cấp cho khách hàng căn cứ dựa trên kết quả chấm điểm của hệ thống.
■ Sự yếu kém trong phẩm chất đạo đức của chính cán bộ nhân viên trong chi nhánh cũng là một trong những nguyên nhân phổ biến trong các vụ việc sai phạm khi họ có những hiểu biết sâu về quy trình nghiệp vụ, có những mối quan hệ dẫn đến thơng đồng, lợi dụng kẽ hở trong quy trình để gian lận.
■ Nhân sự tại chi nhánh không đủ để đáp ứng cho hoạt động tín dụng thường ngày. Ngoài ra, các nhân viên tín dụng tại chi nhánh cịn rất trẻ, thường là sinh viên mới ra trường nên trình độ nhân xử lý nghiệp vụ cịn chưa vững, chủ yếu dựa trên lý thuyết và chưa có kinh nghiệm trong những tình huống đặc biệt, bất thường.
■ Nhiều cán bộ nhân viên có bằng đại học tuy nhiên lại không được đào tạo tại chuyên ngành ngân hàng gây khó khăn trong q trình đào tạo hướng dẫn của lãnh đạo.
■ Các lãnh đạo phòng ban chưa ý thức đầy đủ về tầm quan trọng của kiểm soát nội bộ.
vừa và nhỏ, vẫn chưa đủ để tạo động lực làm việc mạnh mẽ cho nhân viên.
■ Các nhân viên tại Chi nhánh được Hội sở điều chuyển về có thể khơng quen ngay với phong cách điều hành và làm việc tại Chi nhánh và cần thời gian thích ứng với mơi trường mới.
KẾT LUẬN CHƯƠNG 2
Chương 2 của khóa luận đã tập trung vào những vấn đề sau:
Thứ nhất, nghiên cứu về thực trạng của hệ thống KSNB nghiệp vụ cấp tín
dụng cho khách hàng cá nhân, chỉ ra rõ những hoạt động kiểm soát được xây dựng nên bởi TPBank tại các Chi nhánh và xem xét sự vận hành của các thủ tục đó trên thực tế tại Chi nhánh Hoàn Kiếm.
Thứ hai, từ những nghiên cứu thực tế và tính hiệu lực và hiệu quả của các hoạt
động kiểm sốt nghiệp vụ tín dụng khách hàng cá nhân, em đã đưa ra những thành tựu đã đạt được cũng như những hạn chế cịn tồn tại tại Chi nhánh Hồn Kiếm.
CHƯƠNG 3
GIẢI PHÁP HỒN THIỆN HỆ THỐNG KIỂM SỐT NỘI BỘ QUY TRÌNH NGHIỆP VỤ TÍN DỤNG KHÁCH HÀNG CÁ NHÂN
TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN TIÊN PHONG - CHI NHÁNH HOÀN KIẾM