1.2. Cơ sở lý luận về năng lực cạnh tranh của NHTM
1.2.2. Nội dung về năng lực cạnh tranh của NHTM
1.2.2.1. Cạnh tranh bằng chất lượng dịch vụ
Trong nền kinh tế hiện đại ngày nay, khoa học công nghệ phát triển nhƣ vũ bão, sản phẩm ra đời ngày càng phong phú và đa dạng, tạo sự thuận lợi cho sự lựa chọn của ngƣời tiêu dùng và đặt các doanh nghiệp dƣới áp lực cạnh tranh ngày càng gay gắt. Vì thế, việc nâng cao chất lƣợng sản phẩm hàm ý phải thỏa mãn cao nhất những yêu cầu đòi hỏi từ khách hàng.
Theo quan niệm của khách hàng, một sản phẩm ngân hàng có chất lƣợng phải đáp ứng đƣợc tốt nhất, nhiều nhất nhu cầu mong muốn của khách hàng, đem lại cho khách hàng một tập lợi ích và tiện ích. Do vậy, khi đánh giá một sản phẩm của ngân hàng có chất lƣợng, khách hàng thƣờng dựa vào các tiêu chí sau: Mức độ tham gia của khách hàng vào quá trình cung ứng sản phẩm và dịch vụ ít và đơn giản, tốc độ xử lý giao dịch nhanh, mức độ chính xác cao, hiệu quả mang lại cho khách hàng lớn, thái độ phục vụ tốt, trình độ cơng nghệ hiện đại.
1.2.2.2. Cạnh tranh bằng giá cả
Giá cả phản ánh giá trị của sản phẩm. Giá cả có vai trị quan trọng đối với quyết định của khách hàng. Đối với các NHTM, giá cả chính là lãi suất và mức phí áp dụng cho các dịch vụ cung ứng cho khách hàng.
Trong q trình xác định lãi suất và mức phí, các NHTM ln phải đối mặt với những mâu thuẫn, đó là: Nếu NHTM quan tâm đến khả năng cạnh tranh để mở rộng thị phần thì cần phải đƣa ra mức lãi suất và phí hấp dẫn, ƣu đãi cho khách hàng. Tuy nhiên, điều này cũng sẽ làm giảm thu nhập của NHTM, thậm chí có thể khiến NHTM bị thua lỗ. Song cũng nhƣ mọi doanh nghiệp khác trong nền kinh tế, NHTM cũng luôn quan tâm đến mục tiêu tối thƣợng là tối đa hóa lợi nhuận, do đó các NHTM cũng muốn đƣa ra mức lãi suất và phí cao mà điều này có thể làm cho ngân hàng bị mất khách hàng, giảm thị phần trong kinh doanh. Điều này có nghĩa là hiện nay cạnh tranh bằng giá cả đang trở thành một biện pháp ít đƣợc lựa chọn nhất.
1.2.2.3. Cạnh tranh bằng việc đa dạng hóa dịch vụ cung cấp
Để đáp ứng ngày càng tốt hơn nhu cầu của khách hàng, các NHTM phải cung cấp các dịch vụ tài chính ngân hàng đa dạng, độc đáo, tạo ra nét riêng biệt, tích cực nghiên cứu để tung ra thị trƣờng những sản phẩm dịch vụ mới với tính năng và tiện ích ƣu việt hơn nhằm thay thế những sản phẩm hiện có. Nhờ thế, các NHTM có thể tạo ra và duy trì lợi thế của mình trong cạnh tranh, đáp ứng đƣợc yêu cầu của khách hàng, giữ chân khách hàng cũ và thu hút thêm nhiều khách hàng mới.
1.2.2.4. Cạnh tranh bằng hệ thống phân phối
Kênh phân phối là phƣơng tiện trực tiếp đƣa sản phẩm, dịch vụ của ngân hàng đến với khách hàng, đồng thời giúp ngân hàng nắm bắt chính xác và kịp thời nhu cầu của khách hàng, qua đó chủ động cải tiến, hoàn thiện sản phẩm, dịch vụ, tạo điều kiện thuận lợi trong việc cung cấp sản phẩm dịch vụ cho khách hàng.
Trƣớc đây, các NHTM thƣờng phát triển mạnh mẽ mạng lƣới phân phối để mở rộng thị phần và gây sức ép lên đối thủ cạnh tranh. Tuy nhiên, thời gian gần đây, các kênh phân phối hiện đại với ƣu thế nhiều mặt đang dần trở thành xu hƣớng chung đƣợc lựa chọn. Bao gồm:
- Các chi nhánh tự động hóa hồn tồn: Đặc điểm của kênh phân phối này là hồn tồn do máy móc thực hiện dƣới sự điều kiện của các thiết bị điện tử.
- Chi nhánh ít nhân viên: Kiểu chi nhánh này có vị trí quan trọng trong hệ thống ngân hàng, nhất là đối với các chi nhánh lƣu động. Ƣu điểm của nó là chi phí thấp, hoạt động linh hoạt.
- Ngân hàng điện tử (E-Banking): Hình thức phân phối này đƣợc thực hiện thơng qua hệ thống điện thoại và máy tính. Nó cung cấp cho khách hàng rất nhiều tiện ích, tiết kiệm chi phí và thời gian, hoạt động ở mọi lúc mọi nơi. Các giao dịch đƣợc thực hiện thông qua các giao dịch điện tử bao gồm: Máy thanh toán tại điểm bán hàng, máy rút tiền tự động, ngân hàng qua điện thoại…
- Ngân hàng qua mạng: Đƣợc chia làm 2 loại là ngân hàng qua mạng nội bộ và ngân hàng qua mạng internet.