1.3. Kinh nghiệm của một số quốc gia trong TPP về nâng cao năng lực cạnh tranh của
1.3.1. Kinh nghiệm của Nhật Bản
Nhật Bản có thể xem là một cƣờng quốc hàng đầu với nhiều ngân hàng lớn vào bậc nhất trên thế giới, cũng gặp phải những vấn đề lớn nhƣ nợ khó địi, chủ yếu do đầu tƣ vào bất động sản, tính trì trệ của tồn hệ thống. Vào cuối năm 1996, Chính phủ Nhật cơng bố một kế hoạch cải tổ sâu rộng ngành ngân hàng nói riêng và
hệ thống tài chính nói chung nhằm xây dựng một hệ thống ngân hàng vững mạnh, mở cửa và hội nhập quốc tế, trong đó mục tiêu chính của các lĩnh vực ngân hàng gồm: Tăng cƣờng trợ giúp khả năng thanh toán của những ngân hàng gặp khó khăn, trợ giúp tài chính cho kế hoạch hợp nhất giữa các ngân hàng, trợ giúp vốn cho các ngân hàng yếu nhƣng có khả năng tồn tại và quốc hữu hóa những ngân hàng khơng thể tồn tại.
Trƣớc hết, để thực hiện đƣợc các mục tiêu này, vấn đề nợ khó địi trong hệ thống ngân hàng Nhật Bản cần đƣợc giải quyết một cách căn bản. Ông Heizo Takenaka, cố vấn tài chính tối cao Nhật Bản năm 2002 đã đƣa ra một kế hoạch nhằm làm hồi sinh hệ thống ngân hàng Nhật Bản với một loạt các biện pháp thắt chặt tài chính quyết liệt, trong đó đáng kể nhất là thắt chặt các khoản cho vay, cắt giảm chi phí và cắt giảm số cổ phiếu nắm giữ. Theo chƣơng trình này, tỷ lệ nợ khó địi trên tổng số các khoản cho vay, phải giảm từ mức 6% đến 9% tại thời điểm bắt đầu xuống chỉ còn 4% trong năm 2005. Lƣợng cổ phiếu nắm giữ bởi các NHTM cho tới năm 2005 cũng khơng đƣợc vƣợt q 100% lƣợng vốn tự có của các ngân hàng so với tỷ lệ 140% đến 150% vào thời điểm năm 2002. Chƣơng trình này cịn nhằm tới việc cắt giảm lực lƣợng lao động và kêu gọi sự can thiệp của Chính phủ để vực dậy những ngân hàng yếu kém, một điều đƣợc xem là rất cách mạng tại Nhật, nơi mà các ngân hàng luôn đƣợc ngầm hiểu là “tự lực cánh sinh”. Với sự can thiệp tích cực và quyết liệt, trong vịng một năm, ngành ngân hàng Nhật Bản đã đạt đƣợc những bƣớc tiến đáng kể, nợ khó địi của hệ thống đã giảm từ 52.000 tỷ Yên (443 triệu USD) trong năm 2002 xuống còn 44.500 tỷ Yên (398 triệu USD) một năm sau đó. Cũng trong thời gian này, các ngân hàng Nhật Bản đã cắt giảm 17.148 việc làm, tƣơng đƣơng 5,5% số lao động của ngành ngân hàng.
Chính phủ và NHTW Nhật Bản cũng đã lập nên những quỹ huy động cổ phiếu để các NHTM có thể bán các khoản dự trữ cổ phiếu của mình, song song với việc giải tỏa lƣợng cổ phiếu khổng lồ này qua các kênh trên thị trƣờng tài chính. Nhờ đó, lƣợng cổ phiếu mà các NHTM nắm giữ cũng giảm đáng kể, đem lại cho những ngân hàng này một lƣợng vốn mới để đầu tƣ.
Một nét nổi bật khác trong hoạt động của hệ thống ngân hàng Nhật Bản là sự liên kết chặt chẽ với các tập đồn tài chính cơng nghiệp, hình thành nên một mơ hình kinh tế đặc biệt của hai tập đồn tài chính khổng lồ Nhật Bản để hình thành nên tập đồn tài chính ngân hàng lớn nhất thế giới. Đó là sự kiện UFJ Holdings và Mitsubishi – Tokyo Financial Group kết hợp lại làm một. Tập đồn tài chính mới này thực sự đem lại cho ngân hàng Nhật Bản nói riêng và nền kinh tế Nhật nói chung một động lực mới để phát triển và cạnh tranh.