.Các yếu tố bên trong doanh nghiệp

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEB năng lực cạnh tranh của công ty TNHH hoa sơn (Trang 30 - 33)

1.4.1.1. Trình độ tổ chức quản lý của doanh nghiệp.

Tổ chức quản lý tốt trƣớc hết là áp dụng phƣơng pháp quản lý hiện đại đã đƣợc doanh nghiệp của nhiều nƣớc áp dụng thành công nhƣ phƣơng pháp quản lý theo tình huống, quản lý theo tiếp cận quá trình và tiếp cận hệ thống, quản lý theo chất lƣợng nhƣ ISO 9000, ISO 1400. Bản thân doanh nghiệp phải tự tìm kiếm và đào tạo cán bộ quản lý cho chính mình. Muốn có đƣợc đội ngũ cán bộ quản lý tài giỏi và trung thành, ngồi yếu tố chính sách đãi ngộ, doanh nghiệp phải định hình rõ triết lý dùng ngƣời, phải trao quyền chủ động cho cán bộ và phải thiết lập đƣợc cơ cấu tổ chức đủ độ linh hoạt, thích nghi cao với sự thay đổi.

Trình độ và năng lực tổ chức quản lý của doanh nghiệp thể hiện ở: (1) áp dụng phù hợp phƣơng pháp quản lý hiện đại; (2) trình độ chun mơn cũng nhƣ những kiến thức của đội ngũ cán bộ quản lý của doanh nghiệp; (3) trình độ tổ chức

quản lý doanh nghiệp, thể hiện ở việc phân cơng nhiệm vụ, sắp xếp bố trí nhân sự cho phù hợp với cơng việc.

1.4.1.2. Trình độ lao động trong doanh nghiệp.

Lao động là lực lƣợng sử dụng công nghệ, điều khiển các thiết bị để sản xuất ra sản phẩm hàng hóa. Thêm vào đó, lao động cịn là lực lƣợng tham gia vào việc cải tiến kỹ thuật, hợp lý hóa q trình sản xuất và đơi khi cịn là lực lƣợng tạo ra cái mới… Có thể nói, nhân lực là một nguồn lực rất quan trọng vì nó đảm bảo nguồn sáng tạo trong mọi tổ chức. Trình độ nguồn nhân lực thể hiện ở trình độ quản lý của các cấp lãnh đạo, trình độ chun mơn của cán bộ cơng nhân viên, trình độ tƣ tƣởng văn hố của mọi thành viên trong doanh nghiệp. Trình độ nguồn nhân lực cao sẽ tạo ra các sản phẩm có hàm lƣợng chất xám cao, thể hiện trong kết cấu kỹ thuật của sản phảm, mẫu mã, chất lƣợng ... và từ đó uy tín, danh tiếng của sản phẩm sẽ ngày càng tăng, doanh nghiệp sẽ tạo đƣợc vị trí vững chắc của mình trên thƣơng trƣờng và trong lịng cơng chúng, hƣớng tới sự phát triển bền vững.

1.4.1.3. Năng lực tài chính của doanh nghiệp:

Bên cạnh nguồn nhân lực, vốn là một nguồn lực liên quan trực tiếp tới năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp. Một doanh nghiệp có năng lực cạnh tranh cao là doanh nghiệp có nguồn vốn dồi dào, ln đảm bảo huy động đƣợc vốn trong những điều kiện cần thiết, có nguồn vốn huy động hợp lý, có kế hoạch sử dụng vốn hiệu quả để phát triển lợi nhuận và phải hạch tốn các chi phí rõ ràng để xác định đƣợc hiệu quả chính xác. Nếu khơng có nguồn vốn dồi dào thì hạn chế rất lớn tới kết quả hoạt động của doanh nghiệp nhƣ hạn chế việc sử dụng công nghệ hiện đại, hạn chế việc đào tạo nâng cao trình độ cán bộ và nhân viên, hạn chế triển khai nghiên cứu, ứng dụng, nghiên cứu thị trƣờng, hạn chế hiện đại hoá hệ thống tổ chức quản lý ... Trong thực tế khơng có doanh nghiệp nào có thể tự có đủ vốn để triển khai tất cả các mặt trong hoạt động sản xuất kinh doanh của mình. Vì vậy, điều quan trọng nhất là doanh nghiệp có kế hoạch huy động vốn phù hợp và phải có chiến lƣợc đa dạng hóa nguồn cung vốn.

1.4.1.4. Khả năng liên kết và hợp tác với doanh nghiệp khác và hội nhập kinh tế quốc tế.

Một doanh nghiệp tồn tại trong mối liên hệ nhiều chiều với các đối tƣợng hữu quan trong môi trƣờng kinh doanh. Trong kinh doanh thƣờng xuất hiện nhu cầu liên kết và hợp tác giữa nhiều đối tác với nhau làm tăng khả năng cạnh tranh. Khả năng liên kết và hợp tác của doanh nghiệp thể hiện ở việc nhận biết các cơ hội kinh doanh mới, lựa chọn đúng đối tác liên minh và khả năng vận hành liên minh một cách có kết quả và đạt hiệu quả cao, đạt đƣợc các mục tiêu đặt ra. Khả năng liên kết và hợp tác cũng thể hiện sự linh hoạt của doanh nghiệp trong việc chủ động nắm bắt các cơ hội kinh doanh trên thƣơng trƣờng. Nếu doanh nghiệp khơng thể hoặc ít có khả năng liên minh hợp tác với các đối tác khác thì sẽ bỏ qua nhiều cơ hội kinh doanh và nếu cơ hội đó đƣợc đối thủ cạnh tranh nắm đƣợc thì nó sẽ trở thành nguy cơ với doanh nghiệp.

1.4.1.5. Trình độ cơng nghệ, đặc tính kỹ thuật của máy móc.

Trình độ cơng nghệ, đặc tính kỹ thuật của máy móc là yếu tố rất quan trọng, ảnh hƣởng rất lớn đến năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp. Công nghệ phù hợp cho phép rút ngắn thời gian sản xuất, giảm mức tiêu hao năng lƣợng, tăng năng suất, hạ giá thành sản phẩm, nâng cao chất lƣợng sản phẩm, tạo ra lợi thế cạnh tranh đối với sản phẩm của doanh nghiệp. Cơng nghệ cịn tác động đến tổ chức sản xuất của doanh nghiệp, nâng cao trình độ cơ khí hóa, tự động hóa của doanh nghiệp.

1.4.1.6. Trình độ năng lực marketing.

Năng lực marketing của doanh nghiệp là khả năng nắm bắt nhu cầu thị trƣờng, khả năng thực hiện chiến lƣợc 4P (Product, Place, Price, Promotion) trong hoạt động marketing. Khả năng marketing tác động trực tiếp tới sản xuất và tiêu thụ sản phẩm, đáp ứng nhu cầu khách hàng, góp phần làm tăng doanh thu, tăng thị phần tiêu thụ sản phẩm, nâng cao vị thế của doanh nghiệp. Đây là nhóm nhân tố rất quan trọng tác động tới năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp. Vì vậy, điều tra cầu thị trƣờng và dựa trên khả năng sẵn có của doanh nghiệp để lựa chọn lĩnh vực kinh doanh phù hợp, tạo ra sản

phẩm có thƣơng hiệu đƣợc ngƣời sử dụng chấp nhận. Trong điều kiện kinh tế hàng hóa phát triển, văn minh tiêu dùng ngày càng cao, thì ngƣời tiêu dùng càng hƣớng tới tiêu dùng những hàng hóa có thƣơng hiệu uy tín. Vì vậy, xây dựng thƣơng hiệu cho sản phẩm là một tất yếu đối với những doanh nghiệp muốn tồn tại trên thị trƣờng. Mặt khác, năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp phụ thuộc nhiều khâu nhƣ tiêu thụ, khuyến mãi, nghiên cứu thị trƣờng… do đó dịch vụ bán hàng và sau bán hàng đóng vai trị quan trọng đến doanh số tiêu thụ - vấn đề sống còn của mỗi doanh nghiệp.

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEB năng lực cạnh tranh của công ty TNHH hoa sơn (Trang 30 - 33)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(101 trang)
w