Tác động của nợ xấu

Một phần của tài liệu Mô hình các nhân tố ảnh hưởng tới nợ xấu tại các NHTM việt nam giai đoạn 2007 2017 khoá luận tốt nghiệp 288 (Trang 31 - 33)

2.1. Những vấn đề cơ bản về nợ xấu

2.1.4. Tác động của nợ xấu

Nợ xấu là chỉ tiêu quan trọng để đánh giá chất lượng tín dụng của các NHTM, từ đó có thể thấy được sức khỏe tài chính, khả năng quản trị rủi ro của các NHTM đó.

2.1.4.1. Tác động tới các ngân hàng thương mại

Giảm lợi nhuận của ngân hàng: nợ xấu tăng cao khiến cho ngân hàng phải trích lập dự phòng rủi ro nhiều hơn dẫn đến lợi nhuận giảm. Mặt khác, khi nợ xấu tăng cao, ngân hàng có xu hướng thắt chặt cho vay, điều hiện cho vay chặt chẽ hơn khiến doanh thu, lợi nhuận giảm.

Ảnh hưởng tới khả năng thanh tốn của ngân hàng: do khơng thu hồi được các khoản cho vay, nợ xấu làm chậm q trình ln chuyển vốn của ngân hàng. Trong khi đó ngân hàng vẫn phải có trách nhiệm chỉ trả cho những khoản tiền lãi tiền gửi của

21

khách hàng, điều này sẽ khiến cho ngân hàng đối mặt với nguy cơ mất khả năng thanh tốn. Nếu tình trạng này kéo dài có thể dẫn tới sự đổ của ngân hàng.

Giảm uy tín của ngân hàng: Khi một ngân hàng có mức độ rủi ro của các tài sản có cao thì ngân hàng đó thường đứng trước nguy cơ mất uy tín của mình trên thị trường. Hơn nữa, thông tin về nợ xấu của ngân hàng được lan truyền trên các phương tiện thông tin đại chúng sẽ làm xấu hình ảnh của ngân hàng. Điều này sẽ dẫn tới khó khăn trong việc huy động vốn của ngân hàng, người gửi tiền thì muốn rút tiền ra, nếu ngân hàng không kịp thời xử lý sẽ lại dẫn tới tình trạng thiếu thanh khoản.

Nợ xấu khơng chỉ ảnh hưởng tới bản thân ngân hàng mà cịn có tác động tiêu cực đến mọi thành phần trong nền kinh tế.

2.1.4.2. Tác động đối với khách hàng

Đối với người gửi tiền, trong trường hợp xấu nhất là nợ xấu tăng cao khiến ngân hàng phá sản, có thể sẽ bị mất một phần hoặc tồn bộ số tiền đã gửi.

Đối với những khách hàng vay thì sẽ gặp khó khăn trong việc tiếp cận nguồn vốn của ngân hàng do ngân hàng sẽ dè dặt hơn khi quyết định cho vay. Nếu được vay, khách hàng vay phải vay với mức lãi suất cao hơn với những điều kiện vay ngặt nghèo hơn. Mặt khác, khi khách hàng có một khoản nợ xấu thì sẽ gặp khó khăn khi đề nghị cấp tín dụng tại chính ngân hàng đó và các ngân hàng khác.

2.1.4.3. Tác động đến nền kinh tế

Hệ thống ngân hàng có mối quan hệ chặt chẽ với nền kinh tế, là kênh thu hút và cung cấp vốn cho các tổ chức, doanh nghiệp và cá nhân trong nền kinh tế. Do đó, rủi ro tín dụng có ảnh hưởng trực tiếp đến nền kinh tế.

Thứ nhất, nợ xấu tăng cao khiến các ngân hàng hạn chế cho vay, cơ hội tiếp cận vốn để sản xuất kinh doanh bị suy giảm, cơ hội vay tiêu dùng của cá nhân cũng bị hạn chế. Không vay được vốn ngân hàng, doanh nghiệp phải thu hẹp sản xuất, sa thải nhân viên khiến tỷ lệ thất nghiệp tăng. Nếu được vay vốn thì phải chịu lãi suất cao dẫn tới phi phí trên mỗi sản phẩm tăng cao, giảm lợi nhuận và sức cạnh tranh của doanh nghiệp, qua đó tác động xấu tới tăng trưởng kinh tế.

Thứ hai, khi một ngân hàng lâm vào tình trạng khó khăn dẫn đến phá sản thì có nguy cơ dẫn đến sự đổ vỡ của hệ thống ngân hàng, gây nên khủng hoảng đối với toàn bộ nền kinh tế đời sống xã hội và sự phát triển của đất nước.

22

Quản lý nợ xấu tại các ngân hàng thương mại

Quản lý nợ xấu là q trình phịng ngừa, kiểm tra, phát hiện và xử lý khoản nợ xấu nhằm giảm thiếu rủi ro mất mát cho ngân hàng trong hoạt động tín dụng của NHTM. Điều quan trọng đối với người quản lý và CBTD là phải sớm nhận biết các khoản nợ xấu, từ đó phân loại khoản nợ theo chất lượng hoạt động theo quy định của NHNN( phịng ngừa rủi ro) và có những biện pháp xử lý thích hợp đối với các khoản nợ xấu phát sinh( xử lý rủi ro).

Một phần của tài liệu Mô hình các nhân tố ảnh hưởng tới nợ xấu tại các NHTM việt nam giai đoạn 2007 2017 khoá luận tốt nghiệp 288 (Trang 31 - 33)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(68 trang)
w