Tốc độ tăng trưởng kinh tế
Tín dụng ngân hàng và chu kỳ kinh tế ln có sự gắn kết chặt chẽ. Trong giai đoạn kinh tế tăng trưởng, hay tốc độ tăng trưởng kinh tế cao, các doanh nghiệp và cá nhân thường dễ dàng hơn trong việc hoàn trả nợ vay từ các NHTM do các cơ hội đầu tư và triển vọng kinh doanh thuận lợi hơn. Ngược lại, trong giai đoạn nền kinh tế suy thoái các, các chủ thể kinh tế sẽ gặp khó khăn hơn trong hoạt động kinh doanh và sử dụng vốn vay, từ đó ảnh hưởng tiêu cực đến khả năng hoàn trả NHTM. Các nghiên cứu thực nghiệm đã chứng minh điều này tại rất nhiều các quốc gia trên thế giới như nghiên cứu của Salas và Saurina (2002); Jimenez và Saurina (2005) với hệ thống NHTM Tây Ban Nha, Fisher và cộng sự (2002) với hệ thống NHTM Mỹ và Canada
Tăng trưởng tín dụng
Tăng trưởng tín dụng: Tốc độ tăng trưởng tín dụng được xem như một trong những nhân tố ảnh hưởng và cảnh báo sớm tới rủi ro tín dụng trong hoạt động kinh doanh ngân hàng. Trong giai đoạn tăng trưởng tín dụng nhanh, các dịng vốn được bơm vào nền kinh tế liên tục sẽ làm tăng dự nợ tín dụng, điều này ngay lập tức có tác dụng làm giảm nợ xấu. Tuy nhiên, việc các khoản tín dụng được cấp dễ dàng hơn sẽ tương ứng với mức độ rủi ro cao hơn; đặc biệt việc mở rộng tín dụng sẽ có ảnh hưởng tiêu cực khi các khoản cho vay kém chất lượng bộc phát, khiến tỷ lệ nợ xấu tăng lên. Đồng thời Berger và cộng sự (2004) cũng cho rằng tăng trưởng tín dụng nhanh sẽ ảnh hưởng đến khả năng quản trị rủi ro và quản lý thông tin khách hàng của các NHTM, từ đó khiến cho tỷ lệ nợ xấu có thể gia tăng.
23
Ngồi chu kỳ kinh tế, yếu tố lạm phát được chọn đo lường bằng chỉ số giá tiêu dùng CPI cũng được Bruna Skarica (2013) chỉ ra rằng nó có tác động chặt chẽ và cũng chiều tới rủi ro tín dụng của Ngân hàng. Tuy nhiên, chiều hướng tác động của CPI là không rõ ràng. Nguyên nhân là khi lạm phát tăng, lãi suất thực giảm, chi phí đi vay thực tế của người vay giảm, khả năng trả nợ cho người vay cao hơn, khiến rủi ro tín dụng giảm nhưng lạm phát tăng lại kéo theo giá cả hàng hóa tăng tăng, thu nhập dùng để tra nợ của người vay giảm, làm tăng rủi ro tín dụng. Như vậy, giả thuyết đưa ra sẽ là CPI sẽ có tác động chưa rõ ràng tới rủi ro tín dụng.
Tỷ lệ thất nghiệp
Tỷ lệ thất nghiệp: Khi nền kinh tế ổn định tỷ lệ thất nghiệp cũng ảnh hưởng đến nợ xấu một cách đáng kể, nền kinh tế có tỷ lệ thất nghiệp cao thường sẽ có rủi ro tín dụng cao. Do sự quản trị cũng như người dân có ít việc làm tín dụng khó phát triển cũng như việc nhiều doanh nghiệp trong nền kinh tế bị phá sản. Vốn vay của các doanh nghiệp khó có thể trả được cho ngân hàng, dẫn đến tỷ lệ nợ xấu tăng cao. Abdelkader Boudriga (2009) và Nir Klein (2013) đều đồng thuận về mối quan hệ cùng chiều giữa tỷ lệ thất nghiệp và tỷ lệ nợ xấu trong ngân hàng
Các nhân tố gây ra nợ xấu không chỉ dừng lại tại các yếu tố vĩ mơ mà cịn ảnh hưởng rất nhiều từ các nhân tố nội tại trong hệ thống ngân hàng. Bên cạnh những nguyên nhân từ mơi trường kinh tế, nợ xấu có thể xuất phát từ những nguyên nhân chủ quan từ phía hoạt động của ngân hàng.
Quy mơ tài sản
Mối quan hệ của quy mô hoạt động và rủi ro tín dụng trong các nghiên cứu lý thuyết và thực nghiệm trong quá khứ cho thấy kết quả khơng rõ ràng. Ngân hàng có quy mơ lớn sẽ có tỷ lệ nợ xấu thấp hơn do sự đa dạng hóa trong danh mục cho vay và đồng thời quy mô hoạt động lớn cho phép các NHTM có điều kiện để đầu tư cải thiện quy trình tín dụng, chất lượng quản trị rủi ro cũng như nguồn nhân lực chất lượng cao. Tuy nhiên, sự đa dạng hóa trong danh mục cho vay có thể dẫn tới xu hướng các ngân hàng lớn sẵn sàng chấp nhận mức độ rủi ro cao hơn, từ đó sẽ khiến cho rủi ro tín dụng hay tỷ lệ nợ xấu tăng lên trong tương lai. Quy mơ của ngân hàng có thể được đo lường tương đối thơng qua tỷ lệ tài sản có sinh lời trên tổng tài sản của ngân hàng. Tác động của quy mô ngân hàng đến tỷ lệ nợ xấu được đánh giá trong các nghiên cứu của Bruna
24
Skarica(2013), P.K.Ozili (2015), Abdelkader Boudriga (2009), Abedalfattah và Faris Nasif Al-Shibiri(2013)
Dự phịng rủi ro tín dụng
Dự phịng rủi ro tín dụng: Sự gia tăng trong việc trích lập dự phịng rủi ro tín dụng hay mức dự phịng rủi ro càng lớn cũng sẽ tương ứng với tỷ lệ nợ xấu cao hơn, sự giảm giá trị của các khoản nợ sẽ dẫn đến rủi ro tín dụng hay tỷ lệ nợ xấu cao hơn. Nghiên cứu của Abdelkader Boudriga(2009) và Abedalfattah và Faris Nasif Al- Shibiri(2013) đều khẳng định về mối quan hệ đồng biến giữa dự phịng rủi ro tín dụng và tỷ lệ nợ xấu.
Khả năng sinh lời của ngân hàng
Khi nợ xấu phát sinh hoặc có khả năng phát sinh mà ngân hàng dự tính được trước được, ngân hàng sẽ phải tiến hành trích lập dự phịng rủi ro cho khoản nợ này. Ngồi ra, ngân hàng cịn phải chi cho các hoạt động liên quan tới việc giám sát chặt chẽ các khoản nợ, khách hàng vay vốn và thu hồi nợ. Các chi phí tăng lên sẽ làm giảm hiệu quả sinh lời của các ngân hàng. Kết quả kinh doanh được thể hiện bởi tỷ lệ sinh lời sẽ giảm xuống. Tô Ngọc Hưng (2013) đã chứng minh được mối quan hệ ngược chiều giữa tỷ lệ sinh lời và tỷ lệ nợ xấu ngân hàng
Hiệu quả quản trị ngân hàng
Hiệu quả quản trị ngân hàng: Việc quản trị ngân hàng chính là một vấn đề nội tại trong việc giảm thiểu nợ xấu. Một ngân hàng có hệ thống quản trị tốt, hệ thống hoạt động hiệu quả từ chính sách, đến nhân viên tín dụng sẽ giúp cho rủi ro được hạn chế kết quả được thể hiện trong việc lợi nhuận ngân hàng thu được trên vốn chủ sở hữu.
25