35
Thứ nhất, Tốc độ tăng trưởng kinh tế: Ket quả hồi quy cho thấy mối tương
quan ngược chiều của biến trễ GDP so với tỷ lệ nợ xấu tại các NHTM Việt Nam ở mức ý nghĩa 4,6%. Khi GDP của năm trước tăng 1% thì tỷ lệ nợ xấu giảm 4,6%. Điều này là hoàn toàn phù hợp so với kỳ vọng ban đầu cũng như trùng khớp với các mơ hình nghiên cứu của PGS.TS Tơ Ngọc Hưng và cộng sự ( 2013) : Kết quả hồi quy cho thấy mối quan hệ ngược chiều giữa tăng trưởng kinh tế và tỷ lệ nợ xấu với mức ý nghĩa 5%, nghiên cứu của Salas và Suarina (2002), Rajan và Dhal (2003), Saurina (2005) và Quagliarello (2007) và nghiên cứu của P.K.Ozili (2015) đều đưa ra kết quả tăng trưởng kinh tế ảnh hưởng ngược chiều đến nợ xấu. Ta có thể thấy được sự tăng trưởng của nền kinh tế sẽ làm tăng thu nhập của các cá nhân cũng như lợi nhuận, doanh thu của doanh nghiệp từ đó sẽ làm cường khả năng trả nợ của người vay. Điều đó là hồn tồn phù hợp với thực tế nền kinh tế thị trường hiện nay.
Thứ hai, lạm phát: Bài nghiên cứu nhận thấy tỷ lệ lạm phát có tác động cùng
chiều với tỷ lệ nợ xấu với mức ý nghĩa là 3,1%. Điều đó có nghĩa là khi tỷ lệ lạm phát thay đổi tăng (giảm) 1% thì tỷ lệ nợ xấu cũng tăng (giảm) 3,1%. Tác động cùng chiều này là hồn tồn phù hợp như ở mơ hình nghiên cứu của PGS.TS Tơ Ngọc Hưng và cộng sự (2013); nghiên cứu của Bruna Skarica (2013); nghiên cứu của Muhammad Farhan, Ammara Sattar, Abrar Hussain Chaudhry, Farreha Khalil (2012); Svetozar Tanaskovic, Maja Jandric (2014) đều chỉ ra rằng lạm phát có quan hệ thuận chiều với Nợ Xấu. Lạm phát cao ảnh hưởng đến tình hình kinh doanh và thu nhập của khách hàng làm cho việc trả nợ của khách hàng sẽ bị chậm hoặc dẫn đến việc làm ăn thua lỗ của khách hàng khiến khoản nợ bị mất khả năng chi trả, cộng thêm lãi suất cao để kiềm chế lạm phát sẽ làm cho nợ xấu tăng cao.
Thứ ba, tốc độ tăng trưởng tín dụng tồn hệ thống ngân hàng: Bài nghiên
cứu cho thấy mối tương qua thuận chiều giữa tỷ lệ nợ xấu và tốc độ tăng trưởng tín dụng với mức ý nghĩa là 2,1%. Khi tốc độ tín dụng tồn hệ thống tăng 1% thì tỷ lệ nợ xấu tăng tương ứng 2,1%. Điều này phù hợp với nền kinh tế tăng trưởng tín dụng nóng như ở Việt Nam phát triển chủ yếu dựa trên vốn tín dụng. Đồng thời cùng với việc trong giai đoạn nền kinh tế khủng hoảng đi liền với việc sử dụng vốn thiếu hiệu quả khiến cho dịng vốn tín dụng được đưa tới những mục đích sử dụng vốn vay có mức độ rủi ro cao và tiềm ẩn nguy cơ phát sinh rủi ro tín dụng trong tương lai. Một lý do khác
36
cũng nên được nhắc tới đó chính là việc cho vay thiếu kiểm sốt khi nền kinh tế tăng trưởng nhanh cũng là một nguyên nhân dẫn đến việc nợ xấu gia tăng trong tương lai. Trong nghiên cứu của Th.s Đỗ Quỳnh Anh, Nguyễn Đức Hùng (2013) nghiên cứu cũng chỉ ra tăng trưởng tín dụng cũng tác động ngược chiều với tỷ lệ nợ xấu khi mà tín dụng tăng trưởng nhanh sẽ làm cho nợ xấu trong những năm tới sẽ tăng nhanh.
Thứ tư, tỷ lệ trích lập dự phịng: Bài nghiên cứu nhận thấy tỷ lệ trích lập có
ảnh hưởng khơng nhiều đến tỷ lệ nợ xấu, khi tỷ lệ trích lập dự phịng tăng 1% thì tỷ lệ nợ xấu hầu như khơng thay đổi. Trong mơ hình này việc đánh giá sự thay đổi tỷ lệ trích lập dự phịng của các ngân hàng khơng rõ ràng. Do một phần các ngân hàng nghiên cứu cố định tỷ lệ trích lập dự phịng của mình khơng thay đổi qua các năm. Bài nghiên cứu của Ahlem Selma và Fathi Jouini (2013) khi nghiên cứu ảnh hưởng tới nợ xấu của các ngân hàng tại ba nước Ý, Hy Lạp, Tây Ban Nha. Hầu hết các ngân hàng khi dự đoán khả năng vỡ nợ hay mất vốn cao sẽ thường chủ động trích lập dự phịng rủi ro để giảm mức độ biến động của lợi nhuận cũng như tăng cường khả năng thanh toán trung hạn.
Thứ năm, tỷ lệ thất nghiệp: Theo kết quả mơ hình ta được tỷ lệ thất nghiệp tác
động ngược chiều với tỷ lệ nợ xấu. Khi tỷ lệ thất nghiệp giảm 1% thì tỷ lệ nợ xấu tăng 1,4%. Mơ hình khơng ra đúng như kì vọng nhưng đối với nền kinh tế Việt Nam, điều đó cho thấy việc các doanh nghiệp đang trong giai đoạn phát triển mở rộng sản xuất kinh doanh cần nhiều nguồn vốn kinh doanh, cũng như lao động hơn. Đặc biệt là việc bùng nổ các doanh nghiệp mới trẻ trong giai đoạn kinh tế hiện nay. Việc cho những doanh nghiệp mới này vay cũng tiềm tàng rất nhiều rủi ro đối với các ngân hàng. Đó là một trong những nguyên nhân làm gia tăng nợ xấu của nên kinh tế.
Thứ sáu, khả năng sinh lời (ROE), kết quả hồi quy cho thấy mối tương quan
ngược chiều giữa tỷ suất lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu và tỷ lệ nợ xấu với mức ý nghĩa 1,1%. Kết quả ước lượng cho thấy rằng nếu NHTM có khả năng sinh lời cao, đồng nghĩa với hiệu quả quản trị rủi ro tốt hơn thì sẽ giúp NHTM giảm thiểu rủi ro tín dụng. Đồng thời ta có thể thấy được, khả năng quản trị của NHTM chưa thực sự tác động lớn đến việc giảm tỷ lệ nợ xấu, khi tỷ lệ ROE tăng 1% thì tỷ lệ NPL giảm chỉ 1,1%. Kết quả này hồn toàn phù hợp với các nghiên cứu trước đây ở Việt Nam cũng như nước ngoài. Trong kết quả nghiên cứu của Ahlem Selma Messai và Fathi Jouini
37
(2013) cũng chỉ ra tác động ngược chiều của việc quản trị hiệu quả hệ thống ngân hàng đối với việc giảm thiểu tỷ lệ nợ xấu, mơ hình của Nir Klein 2013 cũng chỉ ra chất lượng tài sản bị ảnh hưởng bởi nợ xấu.
Ket luận: Nợ xấu là một tiêu chí quan trọng để đánh giá chất lượng tín dụng của
các ngân hàng, qua đó có thể thấy được sức khỏe tài chính, kỹ năng quản trị rủi ro, điều hành quản lý của chính ngân hàng.. ..Nợ xấu nếu khơng giải quyết triệt để sẽ tăng cao và dẫn đến ngân hàng bị thua lỗ, làm giảm lòng tin khách hàng, ảnh hưởng nghiêm trọng đến uy tín của ngân hàng cả trong nước và nước ngồi. Tình trạng này kéo dài sẽ làm ngân hàng mất cân bằng tài chính, bị phá sản và gây ra hệ quả nguy hiểm cho nền kinh tế nói chung về hệ thống ngân hàng nói riêng.
Nền kinh tế những năm gần đây dần có dấu hiệu hồi phục nhưng nợ xấu khiến các ngân hàng đưa ra các tiêu chuẩn khắt khe nên doanh nghiệp khó vay. Ngược lại, do sản xuất trì trệ, sức mua yếu, khă năng sinh lời chưa nhiều nên các doanh nghiệp cũng ngại vay. Nói chung, cả hai phía đều thận trọng hơn trong việc cho vay và đi vay vì sợ vi phạm quy chuẩn. Bởi lẽ cả hai đều lo ngại nợ xấu sẽ gia tăng, khi tính theo thơng lệ quốc tế.
Nhưng ở khía cạnh tích cực, ngân hàng cũng có những tín hiệu khả quan, cụ thể thanh khoản dần ổn định, góp phần tháo gỡ nút thắt tín dụng và tạo ra nhiều hiệu ứng tốt cho doanh nghiệp qua chính sách tiền tệ được điều hành linh hoạt, hiệu quả dịng vốn tín dụng được nâng cao và tạo ra những kết quả khích lệ trong diễn biến nợ xấu.
Trước thực trạng đó, tác giả đã tổng hợp các biến cả về góc độ kinh tế vĩ mơ lẫn các biến nội tại của ngân hàng có tác động lên nợ xấu, nhằm xây dựng lê mơ hình về các nhân tố ảnh hưởng dến nợ xấu của các NHTM Việt Nam. Qua đó xác định chính xác mức độ tác động cũng như ý nghĩa của từng biến trong mơ hình và đưa ra những giải quyết phù hợp nhất trong giai đoạn hiện nay về vấn đề nợ xấu.
Chính vì những lý do đó, việc nhận diện, xác định các nguyên nhân, mức độ tác động gây ra nợ xấu như thế nào ở cả góc độ vĩ mơ cũng như vi mơ là hết sức ý nghĩa, để
từ đó có các giải pháp khắc phục, điều chỉnh thích hợp và góp phần vào q trình quan trọng giảm thiểu nợ xấu, đảm bảo an toàn hệ thống ngân hàng cũng như nên kinh tế.
38
Chương 4: Kết luận và khuyến nghị
4.1 Khuyến nghị nhằm giảm thiểu nợ xấu thông qua kết quả nghiên cứu.
4.1.1 Nâng cao khả năng sinh lời của các NHTM
Để giúp các NHTM giải quyết và hạn chế nợ xấu thì cẩn gia tăng khả năng sinh lời của ngân hàng:
Thứ nhất, đa dạng hóa danh mục cho vay: đa dạng hóa danh mục cho vay được đánh giá là biện pháp tốt nhất, chủ động nhất trong việc hạn chế nợ xấu. Ngân hàng nên phân phối nguồn vốn của mình vào nhiều ngành nghề khác nhau cũng như nhiều đối tượng khách hàng ở các địa bàn khác nhau. Điều này vừa mở rộng được phạm vi tín dụng của ngân hàng vừa phân tán rủi ro.
Thứ hai, xây dựng chiến lược trong quản lý rủi ro: một chiến lược quản lý rủi ro đầy đủ sẽ bảo đảm việc chấp nhận rủi ro một cách bình tĩnh và tổ chức quản lý rủi ro hiệu quả. Từ đó, thiết kế một cấu trúc quản lý rủi ro phù hợp, tập trung đối phó với các loại rủi ro phức tạp, thiết lập các mối quan hệ mang tính xây dựng với những đối tượng hữu quan chủ chốt - điều này mang ý nghĩa sống còn khi xảy ra khủng hoảng.
Thứ ba, tiếp cận đánh giá, đo lường rủi ro theo các phương pháp hiện đại. Nếu kinh tế, tài chính khơng ngừng thay đổi và rủi ro trong hoạt động tín dụng ngày càng tinh vi và khó lường. Chính vì vậy, các ngân hàng cần chủ động tiếp cận các phương pháp đánh giá rủi ro hiện đại nhằm nhận diện sớm rủi ro, từ đó có các biện pháp phù hợp để xử lý.
4.1.2 Nâng cao chất lượng hoạt động tín dụng
Thứ nhất, ngân hàng nên quan tâm đầu tiên hàng đầu tới việc tổ chức, quản lý
điều hành công tác thẩm định. Việc tổ chức, quản lý điều hành hoạt động kinh doanh của Ngân hàng, ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng thẩm định của Ngân hàng. Trong quá trình thẩm định các dự án cần thẩm định uy tín, khả năng tài chính cảu khách hàng, ngân hàng cần đánh giá dự án trên phương án hoạt động, các tình huống có thể xảy ra, trên cơ sở đó so sánh và đanh giá độ nhạy của dự án đó khi xem xét quyết định cho vay.
Thứ hai, nâng cao hiệu quả của hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ. Hệ thống xếp
39
nợ xấu một cách khoa học và hiệu quả mà các NHTM Việt Nam đang triển khai áp dụng. Tuy nhiên, các chỉ tiêu cơ bản trong bảng chấm điểm và xếp hạng tín dụng khách hàng hiện nay có một số NHTM vẫn cịn hạn chế, khơng phù hợp với chuẩn mực quốc tế và tình hình thực tế Việt Nam nên kết quả xếp hạng chưa phản ánh đúng tình hình khách hàng, làm cho cơng tác quản trị điều hành trong hoạt động tín dụng, quản lý rủi ro tín dụng gặp nhiều khó khăn. Do vậy, xây dựng và hồn thiện hệ thống xếp hạng tín dụng phù hợp với chuẩn mực quốc tế và thực tiễn Việt Nam là rất cần thiết và đang được NHNN, các NHTM triển khai thực hiện nhằm ngăn ngừa và hạn chế rủi ro tín dụng, giảm tỷ lệ nợ xấu trong hệ thống ngân hàng.
Thứ ba, năng lực cán bộ ngân hàng: các NHTM cần nâng cao năng lực của các
nhà quản trị và các cán bộ có liên quan đến việc xếp hạng về vai trị của cộng cụ xếp hạng tín dụng kết hợp với các biện pháp khác như tài sản bảo đảm an tồn, trích lập dự phịng rủi ro tín dụng một cách có hiệu quả. Tổ chức đào tạo cán bộ, nâng cao khả năng trình độ của các bộ tín dụng trong cơng tác thẩm định và ra quyết định cho vay. Do hoạt động tín dụng liên quan đến nhiều lĩnh vực, nhiều ngành nghề, sản phẩm, trong khi đội ngũ tín dụng chủ yếu được đào tạo từ các trường kinh tế, kinh nghiệm liên quan đến kĩ thuật bị hạn chế, đòi hỏi các cán bộ tín dụng phỉa thường xuyên được tổ chức đào tạo nhằm bổ sung kiến thức, khơng ngừng nâng cao trình độ chun mơn. Song hành việc nâng cao năng lực và trình độ cho cán bộ là xây dựng văn hóa ngân hàng nhằm nâng cao ý thức và đạo đức của nhân viên, từ đó hạn chế những rủi ro đạo đức của các cán bộ ngân hàng.
Thứ tư, chủ động phân loại nợ xấu theo đúng quy định, nhìn nhân các số liệu
thực về nợ xấu và đưa ra các biện pháp xử lý phù hợp. Các ngân hàng phải tiến hành phân loại chất lượng và khả năng thu hồi của các khoản nợ theo các quy định chung của NHNN và các quy địnhc ụ thể của từng ngân hàng để kịp thời đưa ra các giải pháp phù hợp đối với các khoản vay.
4.1.3 Đa dạng hóa các phương án xử lý nợ xấu
Thứ nhất, xác định nguồn và khả năng xử lý nợ xấu đã phát sinh là một bước
quan trọng giúp các ngân hàng xử lý nợ xấu hiệu quả và triệt để. Theo nguyên tắc, trách nhiệm xử lý nợ xấu trước tiên phải thuộc về phía các ngân hàng và TCTD. Đối với ngân hàng, nguồn để xử lý nợ xấu chỉ có thể là khoản trích lập dự phịng rủi ro,
40
TSĐB và cuối cùng là vốn tự có. Các khoản dự phịng là nguồn xử lý nợ xấu an toàn và hiệu quả cho các ngân hàng, tuy nhiên chưa thể xử lý hoàn toàn và triệt để các khoản nợ xấu. Các ngân hàng cần xác định xử lý TSBĐ là giải pháp chính để giải quyết phần lớn nợ xấu ngân hàng. Trước hết, các NHTM phải tiến hành ra soát, đánh giá lại TSBĐ và yêu cầu khách hàng bổ sung TSBĐ hợp pháp, phối hợp với khách hàng
và các cơ quan,tổ chức liên quan hoàn thiện hồ sơ pháp lý đối với những khoản vay, TSBĐ chưa hoàn thiện hồ sơ pháp lý. Các ngân hàng chủ động đàm phán, thuyết phục và đôn đốc khách hàng tự xử lý tài sản, chủ động bán tài sản nhằm tiết kiệm thời gian, giảm thiểu nguy cơ giảm giá trị tài sản. Một giải pháp khác, đặc biệt trong bối cảnh nợ xấu lĩnh vực BĐS đang rất lớn, là việc NHTM vẫn chấp nhận cũng cấp thêm tiền cho chủ đầu tư để hồn thiện cơng trình, tạo ra tài sản sinh lời trong tương lai, với điều kiện phải trả một phần khoản vay cũ. Sau khi xử lý TSĐB mà vẫn còn lại khoản nợ xấu chưa
có nguồn xử lý thì hệ thống ngân hàng phải chấp nhận mất một phần vốn tự có của mình
được tích lũy từ trước tới nay. Vì vậy, ngân hàng cần phải bổ sung thêm vốn để duy trì hoạt động hiện có và nhằm bảo đảm an tồn tài chính cho hệ thống.
Thứ hai, nâng cao hiệu quả của nguồn thu nợ thứ cấp khi rủi ro tín dụng xảy ra.
Các cán bộ tín dụng thường xuyên theo dõi thực trạng tài sản bảo đảm, thu nhập và nắm bắt thông tin về tài sản cùng loại trên thị trường để có cơ sở định giá tài sản bảo đảm, nếu có biến động lớn cần xem xét định giá lại tài sản. Trong trường hợp giá trị tài sản bảo đảm bị giảm sút nghiêm trọng cần yêu cầu khách hàng bổ sung tài sản bảo đảm khác
Thứ ba, đa dạng hóa các phương án xử lý nợ xấu: Để thu hồi nơ xấu với giá trị
cao nhất nhằm giảm thiểu tổn thất cho ngân hàng, ngân hàng cần liên các phương án xử lý các tài sản theo các cách thức khác nhau như: bán nợ cho VAMC, đấu giá các khoản nợ, tài sản đảm bảo, chuyển khoản nợ thành vốn góp tại các doanh nghiệp, đối với khách hàng gặp khó khăn tạm thời và có triển vọng phục hồi sớm thì thực hiện cơ