3.2. MỘTSỐGIẢIPHÁP CẢITHIỆN MÔITRƢỜNGTHUHÚTVỐNĐẦU TƢ TRỰC
3.2.2. Cải thiện chính sách đầu tƣ
3.2.2.1. Cải thiện chính sách đất đai
Để đẩy nhanh quá trình thu hút vốn FDI và triển khai các dự án FDI ở các KCN, CCN, Tỉnh Vĩnh Phúc đã lập kế hoạch quy hoạch phát triển KCN, CCN đến năm 2020. Với 29 KCN, CCN có tổng diện tích quy hoạch trên 10.400 ha. Nhƣ vậy, số diện tích đất quy hoạch là rất lớn. Điều đó cho thấy nhiệm vụ đền bù, giải phóng mặt bằng và làm mọi thủ tục liên quan đến việc cho thuê đất là rất nặng nề, cấp bách, địi hỏi Tỉnh phải có các biện pháp cụ thể và thiết thực hơn nữa nhằm giải quyết những khó khăn, tồn tại trong cơng việc này. Diện tích đất nằm trong qui hoạch chủ yếu là đất đồi, gò, đƣờng giao thông đi lại vào khu vực này là rất khó khăn, nên vấn đề san lấp, tạo mặt bằng rất bất tiện. Ngoài ra, đối với những phần đất
quy hoạch nằm trong diện đền bù cũng gặp nhiều trở ngại. Nông dân ở một số huyện không chấp nhận giá đền bù mà Tỉnh đƣa ra, họ thƣờng yêu cầu một giá trị cao hơn. Thơng thƣờng, UBND Tỉnh có trách nhiệm lập phƣơng án bồi thƣờng, cùng chính quyền địa phƣơng triển khai thực hiện phƣơng án bồi thƣờng, hƣớng dẫn chủ đầu tƣ chi trả tiền bồi thƣờng cho chủ đƣợc bồi thƣờng. Trƣờng hợp ngƣời có đất khiếu nại về phƣơng án đền bù, UBND Tỉnh phối hợp với chính quyền địa phƣơng giải quyết các vƣớng mắc. Nhƣng ở Vĩnh Phúc, chính doanh nghiệp phải tham gia đàm phán với ngƣời nông dân để xác định giá đền bù, nhƣ vậy làm tăng thêm khó khăn cho nhà đầu tƣ.
Để khắc phục những khó khăn này Tỉnh cần phải:
- Chính sách đền bù giải phóng mặt bằng phải nhất quán, biện pháp phải kiên quyết, dứt điểm khơng để tình trạng dây dƣa làm ảnh hƣởng thời cơ và hiệu quả đầu tƣ. Điều này khơng chỉ địi hỏi sự vào cuộc cứng rắn của chính quyền mà cịn cần sự nhận thức, ý thức hợp tác của ngƣời dân vì sự nghiệp cơng nghiệp hố - hiện đại hoá.
-Tỉnh ủy cần chỉ đạo các cấp, các ngành mạnh dạn thực hiện phƣơng châm “cách nào có lợi nhất cho dân nhƣng khơng trái pháp luật thì làm” trong công tác giải tỏa đền bù đất, tài sản của dân và các đơn vị nằm trong quy hoạch. Vì khi đề cao lợi ích của nhân dân cơng tác giải phóng mặt bằng sẽ đƣợc thực hiện dễ dàng hơn, tạo đƣợc sự đồng thuận trong dân và hiệu quả công tác đƣợc nâng cao.
- Vĩnh Phúc nên triển khai thực hiện Đề án đào tạo nghề cho nơng dân có đất bị giải tỏa làm KCN nhằm giúp nông dân chuyển đổi phƣơng thức làm ăn sau khi bị giải tỏa đất. Sau khi học viên tốt nghiệp, Ban Quản lý dự án, Ban Quản lý các KCN có trách nhiệm giới thiệu việc làm cho đối tƣợng này tại KCN, Khu liên hợp hoặc các doanh nghiệp khác trong tỉnh. Đối với lao động ngồi độ tuổi tuyển dụng nhƣng có sức khỏe thì đƣợc sắp xếp để họ có việc làm ổn định nhƣ bố trí vào làm việc tại tổ chức cơng trình cơng cộng, cơng viên cây xanh, công nhân xây dựng, công nhân vệ sinh công nghiệp trong các nhà máy để ổn định đời sống. Đây là mơ hình đƣợc áp dụng rất thành công ở nhiều địa phƣơng trong cả nƣớc mà Vĩnh Phúc cần học hỏi.
- Sau khi thu hồi đất, cần nhanh chóng tiến hành san, lấp, ủi gị đồi, làm phẳng mặt bằng quy hoạch. Tập trung huy động các phƣơng tiện hiện đại giải quyết việc san, lấp, ủi mặt bằng. Huy động một lực lƣợng lao động đáng kể tham gia thực hiện cơng việc này. Bên cạnh đó khuyến khích các chủ đầu tƣ FDI dùng các phƣơng tiện máy móc hiện đại của mình để tham gia cùng làm. Tránh tình trạng đất thu hồi đƣợc mà lại trì hỗn thi cơng, gây lãng phí tài ngun.
- Đồng thời cần có những biện pháp kịp thời và nghiêm khắc đối với những trƣờng hợp làm trái pháp luật về đất đai, gây phiền hà, cản trở đến việc đền bù, giải phóng mặt bằng.
3.2.2.2. Tăng cƣờng hơn nữa các chính sách ƣu đãi và khuyến khích FDI
a. Tạo quỹ đất “sạch” đón nhà đầu tư
Thay vì chờ đợi có dự án đăng ký tỉnh mới tiến hành giải phóng mặt bằng cho doanh nghiệp, nay tỉnh nên huy động sẵn một quỹ đất “sạch” bằng cách quy hoạch xây dựng sẵn các KCN, CCN với cơ sở hạ tầng tốt và diện tích đất sẵn sàng cho các nhà đầu tƣ xây dựng nhà xƣởng khi đăng ký kinh doanh. Một ví dụ điển hình cho cách làm này là tại Bình Phƣớc. Tỉnh Bình Phƣớc đã chuẩn bị sẵn 5.211 ha đất “sạch” tại 18 KCN để đón các nhà đầu tƣ. Bên cạnh đó Bình Phƣớc cũng có nhiều chính sách ƣu đãi về đất khác. Điều này đã thu hút rất nhiều nhà đầu tƣ đến với tỉnh Bình Phƣớc.
b. Hỗ trợ đền bù, giải phóng mặt bằng, rà phá vật liệu nổ
Đối với các khu đất đƣợc quy hoạch để hình thành các KCN, CCN, UBND Tỉnh nên:
- Hỗ trợ 100% kinh phí đền bù giải phóng mặt bằng, rà phá vật liệu nổ trên lơ đất mà chủ đầu tƣ thuê để thực hiện dự án trong trƣờng hợp chủ đầu tƣ trả trƣớc chi phí này. Chi phí này sẽ đƣợc trừ dần vào tiền thuê đất hàng năm.
- Hỗ trợ 50% đối với các trƣờng hợp khác. c. Hỗ trợ đào tạo
- Tỉnh đảm bảo cung cấp đủ nguồn nhân lực cho doanh nghiệp FDI. Nhà đầu tƣ khơng mất chi phí cho việc đào tạo lao động.
- Trƣờng hợp doanh nghiệp tự đào tạo lao động thì sẽ đƣợc hỗ trợ kinh phí đào tạo. Hỗ trợ này chỉ áp dụng đối với số lao động là ngƣời địa phƣơng đƣợc tuyển lần đầu và ký hợp đồng dài hạn.
- Khoản hỗ trợ này nằm trong kế hoạch chi ngân sách thƣờng xuyên của tỉnh. d. Chính sách một giá
Giá nƣớc sạch, nƣớc thơ, chi phí thu gom rác, phí xây dựng và các chi phí khác (thơng tin, quảng cáo ...) thuộc thẩm quyền quyết định của tỉnh đƣợc áp dụng thống nhất một giá cho cả doanh nghiệp trong nƣớc và doanh nghiệp FDI. Làm rõ hơn các chi phí hạ tầng trong KCN vì hiện nay có nhiều doanh nghiệp khơng hài lịng về sự khơng nhất qn của các chi phí hạ tầng trong KCN, CCN.