Lượng kiều hối bình quân qua các thời kỳ

Một phần của tài liệu Hội nhập quốc tế ngành NH công tác phòng chống rửa tiền. Thực trạng và giải pháp - Khoá luận tốt nghiệp 273 (Trang 49 - 61)

Nguồn: cafef.vn Kênh chuyển tiền hiện tại chủ yếu và phổ biến hiện nay vẫn là qua hệ thống ngân hàng thương mại, các tổ chức chuyển tiền quốc tế như Western Union, Moneygram... Lượng kiều hối chuyển về nước tăng qua các năm gần đây chủ yếu là do ngành ngân hàng có nhiều chính sách khuyến khích người Việt Nam chuyển tiền về nước. Nhiều quy định về hoạt động ngoại hối cũng được đơn giản hóa như: bãi bỏ quy định về thuế, không hạn chế số lượng tiền, người nhận kiều hối không phải chịu thuế thu nhập, không bị bắt buộc phải bán ngoại tệ cho ngân hàng.

Đồng thời, một bộ phận tội phạm trong nước đã sử dụng số tiền này lừa đảo, tham nhũng, mua bán ma túy... “rửa” bằng cách mua bất động sản, chuyển cho người thân, đầu tư vào các dự án, hợp đồng kinh tế “ma”. Việc rửa tiền không chỉ được tiến hành qua ngân hàng, mà qua rất nhiều kênh như chứng khoán, bất động sản, đánh bạc ở casino... Trên thực tế, các chiêu thức rửa tiền ngày càng tinh vi và khó phát hiện, đặc biệt là sử dụng cơng nghệ cao như thẻ tín dụng.

Thực trạng các báo cáo giao dịch đáng ngờ NHNN nhận được trong thời gian qua:

Từ năm 2007 đến cuối năm 2011, đã có gần 800 báo cáo giao dịch đáng ngờ được gần 30 đơn vị là ngân hàng thương mại báo cáo (chiếm 30% tổng số ngân hàng thuộc đối tượng báo cáo). Năm 2010, trong số hơn 300 báo cáo giao dịch đáng ngờ, Cục Phòng, chống rửa tiền đã chuyển sang cơ quan điều tra 21 vụ việc liên quan đến 99 báo cáo. Riêng 7 tháng đầu năm 2011, Cục phòng, chống rửa tiền đã tiếp nhận hơn 300 báo cáo giao dịch đáng ngờ, chuyển sang cơ quan điều tra 3 vụ việc liên quan đến 7 báo cáo. Ngồi ra, Cục Phịng, chống rửa tiền cịn hỗ trợ, cung cấp thơng tin cho các cơ quan có liên quan trong việc điều tra 30 vụ việc trong 02 năm 2010-2011.

Theo báo cáo của Ngân hàng Nhà nước, tổng số giao dịch đáng ngờ trong năm 2012 là 51.000 tin, trong đó Ngân hàng nhà nước đã báo cáo chuyển sang công an 160 vụ. Tổng số tiền giao dịch khả nghi hơn 50.933 tỷ đồng.

Tính đến 3/11/2013, Cục phịng chống rửa tiền đã nhận được khoảng gần 700 báo cáo các giao dịch đáng ngờ, 16 triệu báo cáo giao dịch tiền mặt có giá trị lớn vàdđã tiến hành phân tích xử lý thơng tin theo quy định của pháp luật. Từ kết quả xử lý các thông tin, báo cáo giao dịch đáng ngờ, NHNN đã chuyển hàng chục vụ việc sang cơ quan Công an và các cơ quan chức năng cơ liên quan xử lý theo pháp luật.

Trong thời gian, Cục Phòng chống rửa tiền đã nhận được hàng trăm báo cáo giao dịch đáng ngờ từ các tổ chức tín dụng với các hành vi rửa tiền có biểu hiện như: khách hàng có thái độ miễn cưỡng khi cung cấp thông tin, khách hàng đang bị điều tra, khởi kiện hoặc nằm trong danh sách cảnh báo rửa tiền quốc tế, các giao dịch khơng mang lại lợi ích về mặt kinh tế...

Bảng 2.4: Số lượng báo cáo giao dịch đáng ngờ được thống kê theo biểu hiện rửa tiền

Nhìn chung những giao dịch có biểu hiện rửa tiền như trên thường là các đối tượng khách hàng quốc tế. Để phát hiện những giao dịch có biểu hiện rửa tiền thế này địi hỏi Việt Nam cần có hệ thống kiểm sốt rửa tiền hiệu quả, các tổ chức tín dụng phải có chính sách nhận biết khách hàng và được trang bị các phần mềm phục vụ công tác chống rửa tiền.

Những nhận định và thơng tin nói trên được đưa ra trong Báo cáo đánh giá chính thức của tổ chức chống rửa tiền khu vực Châu Á- Thái Bình Dương (APG) đối với Việt Nam năm 2008. Mặc dù chưa có bất cứ sự khẳng định nào từ phía các cơ quan chức năng, nhưng những thông tin, số liệu trên cho thấy sự tồn tại của những rủi ro rửa tiền nhất định trong xã hội Việt Nam và đang có xu hướng gia tăng.

2.2.2 Thực trạng cơng tác phịng, chống rửa tiền tại Việt Nam trong quá

trình hội nhập

2.2.2.1Cam kết của Việt Nam với các tổ chức quốc tế về phòng chống rửa tiền

Rửa tiền đang ngày càng trở thành vấn nạn khơng chỉ mang tính quốc gia mà trở thành vấn đề toàn cầu, đặc biệt trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế- hội nhập ngành ngân hàng, Việt Nam trở thành nơi trú ẩn an tồn cho bọn tội phạm, địi hỏi cần phải tiến hành hợp tác quốc tế trong cơng tác phịng chống rửa tiền.

Việt Nam trở thành thành viên (Member Jurisdiction) thứ 33 của Nhóm Châu Á- Thái Bình Dương (APG)- tổ chức quốc tế mang tính tự quản và hợp tác về phịng chống rửa tiền vào tháng 5/2007. Là thành viên của APG, Chính phủ Việt Nam cam kết thi hành theo đúng các điều khoản phòng chống rửa tiền, đặc biệt phải thực thi 40+9 khuyến nghị của FATF. Điều này có nghĩa là Việt Nam vừa tuân thủ theo các quy định quốc tế vừa phải để cho FATF giám sát và theo dõi cơ chế chống rửa tiền một cách chặt chẽ và cũng như phải được các cơ quan độc lập khác xem xét, đánh giá.

Kể từ năm 2010, Việt Nam đã và đang chịu sự rà sốt của Nhóm xem xét các vấn đề hợp tác quốc tế (ICRG) thuộc FATF. Thơng qua Báo cáo rà sốt sơ bộ và Báo cáo rà soát sâu gửi cho Việt Nam, ICRG đều nhận định, Việt Nam phải tiếp tục hoàn thiện khung pháp lý về chống rửa tiền và chống tài trợ khủng bố của Việt Nam, trong đó một nội dung quan trọng là xây dựng Luật phòng, chống rửa tiền, Luật phòng, chống khủng bố.

Tại Hội nghị tồn thể của Lực lượng đặc nhiệm tài chính (FATF) diễn ra tại Pháp từ ngày 17-22/10/2010, FATF đã đưa Việt Nam và 31 quốc gia vùng lãnh thổ khác vào Danh sách 3 (danh sách các nước có thiếu hụt về cơ chế chống rửa tiền, chống tài trợ khủng bố, nhưng đã có cam kết cấp Chính phủ trong việc thực hiện Kế hoạch hành động. Các Quốc gia thuộc danh sách này phải chịu sự giám sát liên tục của ICRG). Khi bị đưa vào danh sách này, Việt Nam đã phải cam kết với FATF thực hiện Kế hoạch hành động do FATF đưa ra nhằm khắc phục những thiếu hụt trọng yếu trong cơ chế phòng, chống rửa tiền, chống tài trợ khủng bố của Việt Nam. Các nội dung trong Kế hoạch hành động phải hoàn thành trong thời hạn 01 năm kể từ tháng 10/2010, trừ nội dung ban hành Luật Phịng, chống rửa tiền có thời hạn đến tháng 12/2012.

Tại Hơi nghị tồn thể của FATF tháng 02/2012, FATF đã xếp Việt Nam vào

Danh sách xám đen (mục đặc biệt trong danh sách 3) vì Việt Nam chưa thực hiện tốt

các nội dung chủ chốt và cốt lõi của Kế hoạch hành động đã cam kết.

Tại Hôi nghị toàn thể của FATF tháng 06/2012, Việt Nam bị FATF đưa vào

Danh sách đen (danh sách 2: các quốc gia có thiếu hụt nghiêm trọng về cơ chế chống

rửa tiền, chống tài trợ cho khủng bố và khơng có tiến triển trong việc giải quyết các thiếu hụt hoặc không thực hiện đúng Kế hoạch hành động đã cam kết với FATF. Theo đó FATF kêu gọi các quốc gia thành viên và các quốc gia khác áp dụng các biện pháp giám sát chặt chẽ các giao dịch cũng như cân nhắc các rủi ro trong các giao dịch tài chính với cá nhân, tổ chức ở các quốc gia này). Việt Nam cũng có nguy cơ bị đưa vào

danh sách cảnh báo cao hơn- Danh sách các quốc gia bị đánh dấu sao (dấu * -một mục đặc biệt trong danh sách 2), khi đó Việt Nam sẽ có thời gian 4 tháng là thời gian cuối cùng để hoàn thành toàn bộ nội dung trong Kế hoạch hành động đã cam kết với FATF, nếu không sẽ bị đưa vào Danh sách 1 (danh sách những quốc gia có rủi ro về rửa tiền

và tài trợ cho khủng bố gây bất ổn cho hệ thống tài chính quốc tế. Theo đó, FATF kêu gọi các quốc gia thành viên và các quốc gia khác áp dụng các biện pháp đối kháng nhằm bảo vệ hệ thống tài chính quốc tế như: hạn chế hoặc cắt đứt quan hệ ngân hàng đại lý, cấm mở văn phòng, chi nhánh của các định chế tài chính; yêu cầu các định chế tài chính của mình lưu ý đặc biệt đến mối quan hệ kinh doanh và các giao dịch liên quan đến cá nhân, tổ chức ở các quốc gia này. Danh sách này hiện nay gồm Cộng hòa dân chủ nhân dân Triều Tiên và Iran).

Với sự nỗ lực của Quốc hội, Chính phủ và các cơ quan, ban ngành, tháng 06/2013, FATF ghi nhận: Việt Nam đã có những bước tiến trong việc hồn thiện cơ

chế phòng, chống rửa tiền và chống tài trợ khủng bố, bao gồm cả việc thơng qua Luật Phịng, chống khủng bố. Tuy nhiên Việt Nam đã có cam kết cấp cao cùng với FATF và APG giải quyết những thiếu hụt trong phòng, chống rửa tiền và tài trợ khủng bố , nhưng Việt Nam chưa có những tiến bộ quan trọng trong việc thực hiện Kế hoạch hành động nên những thiếu hụt chiến lược trong phòng, chống rửa tiền và tài trợ khủng bố vẫn còn tồn tại. Việt Nam cần phải tiếp tục cùng với FATF và APG thực hiện Kế hoạch hành động nhằm giả quyết những thiếu hụt này. Với đánh giá như vậy,

FATF đã không đưa Việt Nam vào dánh sách các quốc gia bị đánh dấu sao (*).

Tại Hội nghị tháng 10/2013, FATF đưa Việt Nam ra khỏi Danh sách 2 và cử Đoàn ICRG/RRG vào làm việc trực tiếp tại Việt Nam vào tháng 01/2014 nhằm giải quyết thỏa đáng tất cả các thiếu hụt trong Kế hoạch hành động mà Chính phủ Việt Nam đã cam kết với FATF để có căn cứ đưa Việt Nam thốt khỏi quy trình rà sốt của ICRG.

Bên cạnh đó, Việt Nam đã tham gia vào các Công ước, điều ước: Công ước Viên về chống buôn bán các chất gây nghiện và các chất hướng thần năm 1988, Công ước Palermo về chống tội phạm xuyên quốc gia năm 2000, Công ước về chống tham nhũng năm 2003, Chương trình tồn cầu của Liên Hợp Quốc về chống rửa tiền. Năm 2001, Việt Nam đã tham gia Công ước chống tài trợ khủng bố của Ủy ban chống khủng bố của Liên hợp quốc (CTED). Vào cuối tháng 8/2007, Đòan đánh giá của CTED đã về đánh giá khuôn khổ pháp luật phòng chống rửa tiền của Việt Nam nhằm xếp hạng mức độ tuân thủ của Việt Nam với các quy định và văn bản thỏa thuận của các diễn đàn quốc tế về vấn đề này.

2.2.2.2 Cơ chế pháp lý

Thành lập cơ quan chuyên trách về phòng chống rửa tiền

Nhằm mục tiêu phòng chống rửa tiền, Nghị định 74, một cơ chế tổ chức về phòng, chống rửa tiền chặt chẽ được hình thành. Điều 14 Nghị định số 74 quy định việc thành lập Trung tâm Thơng tin phịng, chống rửa tiền thuộc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam như một đơn vị tình báo tài chính (FIU) của Việt Nam. Thực hiện quy định này, ngày 08/7/2005, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước đã ký Quyết định số

1002/QĐ-NHNN về việc thành lập Trung tâm Thơng tin phịng, chống rửa tiền và Quyết định số 1445/QĐ-NHNN ngày 06/10/2005 về việc quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Trung tâm Thơng tin phịng, chống rửa tiền. Theo đó, Trung tâm Thơng tin phịng, chống rửa tiền là đơn vị sự nghiệp thuộc Ngân hàng Nhà nước, nhưng Giám đốc Trung tâm Thơng tin phịng, chống rửa tiền vừa chịu trách nhiệm trước Thống đốc về các nhiệm vụ được giao, vừa chịu sự quản lý trực tiếp của Chánh thanh tra Ngân hàng. Trung tâm Thơng tin phịng, chống rửa tiền có vai trị là đầu mối tiếp nhận và xử lý thông tin phịng, chống rửa tiền; thu thập thơng tin và chuyển giao thơng tin phịng, chống rửa tiền cho các cơ quan chức năng; làm đầu mối phối hợp với các cơ quan hữu quan trong nước, giúp Thống đốc Ngân hàng Nhà nước tổng hợp báo cáo trình Chính phủ về kết quả cơng tác phịng, chống rửa tiền hàng năm hoặc khi Chính phủ u cầu. Sau đó cho tới năm 2012, khi Luật phòng, chống rửa tiền được ban hành, Trung tâm Thơng tin Phịng, chống rửa tiền được tồn tại dưới hình thức là Cục Phịng, chống rửa tiền, thuộc Cơ quan Thanh tra, giám sát ngân hàng và khơng cịn là đơn vị có đầy đủ chức năng, thẩm quyền như theo quy định tại Nghị định số 74 nữa.

Bên cạnh đó, để đảm bảo có sự chỉ đạo thống nhất của Chính phủ đối với cơng tác phịng, chống rửa tiền trong tình hình quốc tế có những diễn biến phức tạp và trong bối cảnh Việt Nam bị đặt dưới sự rà soát của các tổ chức chống rửa tiền trên thế giới, ngày 13/4/2009, Thủ tướng Chính phủ đã ký quyết định số 470/QĐ-TTg về việc thành lập Ban chỉ đạo phòng, chống rửa tiền. Ban chỉ đạo thực hiện chức năng giúp Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo và điều phối hoạt động giữa các bộ, ngành trong cơng tác phịng, chống rửa tiền trên lãnh thổ Việt Nam.

Ban hành các văn bản pháp luật về phòng chống rửa tiền

Trước khi Luật Phòng, chống rửa tiền ra đời, Luật các Tổ chức tín dụng năm

1997 đã có quy định về trách nhiệm của các tổ chức tín dụng đối với các khoản tiền có nguồn gốc bất hợp pháp nhưng chưa sử dụng thuật ngữ “rửa tiền”: “1. Tổ chức tín

dụng và các tổ chức khác có hoạt động ngân hàng khơng được che giấu, thực hiện bất kỳ dịch vụ nào liên quan đến khoản tiền đã có bằng chứng về nguồn gốc bất hợp pháp. 2. Trong trường hợp phát hiện các khoản tiền có dấu hiệu bất hợp pháp, tổ chức tín dụng và các tổ chức khác có hoạt động ngân hàng phải thơng báo ngay cho cơ quan

nhà nước có thẩm quyền”. Mặc dù trước năm 2005, văn bản pháp luật chi tiết về cơng

tác phịng, chống rửa tiền chưa được ban hành, nhưng các văn bản pháp luật chuyên ngành về tài chính, ngân hàng, từ xa xưa, đã có những quy định về việc xuất trình giấy tờ tùy thân khi mở tài khoản, quy định về việc lưu giữ hồ sơ, thông tin khách hàng, về việc phối hợp với các cơ quan chức năng trong điều tra, truy tố, xét xử tội phạm nói chung. Đây chính là những khía cạnh của cơng tác phịng, chống rửa tiền.

Nghị định số 74/2005/NĐ-CP ngày 07/6/2005 của Chính phủ về phịng, chống rửa tiền là cơ sở pháp lý đầu tiên cho sự ra đời một cơ chế phịng, chống rửa tiền tồn diện tại Việt Nam. Nghị định 74 lần đầu tiên chính thức sử dụng thuật ngữ “rửa tiền” và đưa ra những quy định cụ thể về các biện pháp phòng ngừa hoạt động rửa tiền, về cơ chế triển khai thực hiện các quy định, về hệ thống tổ chức cơng tác phịng, chống rửa tiền, từ việc thu thập thông tin, báo cáo đến việc phân tích thơng tin, chuyển giao thơng tin, về các mối quan hệ trong công tác phịng, chống rửa tiền trong và ngồi nước, về trách nhiệm của các cơ quan nhà nước và cả cơ chế xử phạt hành chính đối với hành vi vi phạm pháp luật về phòng, chống rửa tiền. Để hướng dẫn thực hiện Nghị định 74, ngày 17/11/2009, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam đã ban hành Thông tư số 22/2009/TT-NHNN hướng dẫn các biện pháp phòng, chống rửa tiền áp dụng đối với các tổ chức tín dụng và các tổ chức khác có hoạt động ngân hàng. Ngày 24/9/2010, Bộ Tài chính đã ban hành Thơng tư số 148/2010/TT-BTC hướng dẫn thực hiện các biện pháp phòng, chống rửa tiền đối với lĩnh vực bảo hiểm, chứng khốn và trị chơi giải trí có thưởng. Ngày 01/9/2011, Bộ Xây dựng đã ban hành Thông tư số 12/2011/TT-BXD hướng dẫn thực hiện một số nội dung của Nghị định số 74/2005/NĐ-CP về các biện pháp phòng, chống rửa tiền trong hoạt động kinh doanh bất động sản. Ngày

Một phần của tài liệu Hội nhập quốc tế ngành NH công tác phòng chống rửa tiền. Thực trạng và giải pháp - Khoá luận tốt nghiệp 273 (Trang 49 - 61)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(111 trang)
w