Quy trình phịng, chống rửa tiền của HSBC Việt Nam

Một phần của tài liệu Hội nhập quốc tế ngành NH công tác phòng chống rửa tiền. Thực trạng và giải pháp - Khoá luận tốt nghiệp 273 (Trang 61 - 111)

Nguồn: Ngân hàng thế giới (2006), nhận biết và theo dõi khách hàng, Hà Nội.

Đối với các cơ quan hành pháp:

Các văn bản pháp lý của Việt Nam chưa cụ thể hóa q trình điều tra, chưa đưa ra được q trình tiến hành điều tra và các biện pháp xử lý.

Khung hình phạt chưa được quy định cụ thể xác đáng. Trước đây, Nghị định 74 có Điều 24 quy định về xử lý cụ thể những vi phạm pháp luật trong lĩnh vực phòng, chống

rửa tiền. Hiện nay, Nghị định số 74 đã được thay thế bởi Nghị định số 116, tuy nhiên Nghị

định số 116 khơng có điều khoản nào quy định về việc xử lý các hành vi vi phạm pháp luật về phòng, chống rửa tiền. Điều 35 Luật phòng, chống rửa tiền quy định:

“Tổ chức vi phạm các quy định của Luật này thì bị xử phạt vi phạm hành chính. Cá nhân vi phạm các quy định của Luật này, tùy theo tính chất, mức độ vi phạm, bị áp dụng các hình thức xử lý kỷ luật, xử lý hành chính hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định của pháp luật.

Tuy nhiên, cho tới nay, chưa có một văn bản pháp luật nào quy định cụ thể về những nội dung nêu trên.

Cán bộ của cơ quan cơng an, viện kiểm sốt... chưa được huấn luyện kỹ, bài bản về kỹ thuật rửa tiền, mánh khóe, của tội phạm rửa tiền cũng như các kỹ thuật phát hiện, điều tra, xét hỏi. còn nhiều điểm yếu kém.

2.2.2.4Hợp tác quốc tế trong phòng chống rửa tiền

Bên cạnh việc xây dựng các văn bản pháp luật về phòng, chống rửa tiền và thành lập các cơ quan chuyên trách, thực trạng phòng, chống rửa tiền còn được thể hiện qua việc phối hợp thực hiện giữa các TCTD và các cơ quan chức năng trong nước và hợp tác quốc tế về phòng, chống rửa tiền.

Hợp tác quốc tế về phòng chống rửa tiền khơng chỉ mang lại lợi ích cho các bên tham gia mà cịn góp phần đẩy lùi vấn nạn rửa tiền trên toàn thế giới, đồng thời củng cố mối quan hệ ngoại giao giữa các nước.

Sau khi tham gia vào APG năm 2007, thực hiện nghĩa vụ thành viên của APG, tháng 11/2008, Việt Nam trải qua một đợt đánh giá về việc tuân thủ 40+9 khuyến nghị của FATF. Kết quả của cuộc đánh giá này cho thấy rằng, mặc dù Việt Nam đã có những nỗ lực trong cơng tác phịng, chống rửa tiền và chống tài trợ khủng bố, song mức độ tuân thủ và thực hiện các khuyến nghị mà FATF đề ra còn nhiều hạn chế. Trên cơ sở kết quả đánh giá trên, APG đã đưa ra 138 kiến nghị mà Việt Nam cần thực hiện để hoàn thiện hệ thống chống rửa tiền và chống tài trợ cho khủng bố, trong đó có kiến nghị phải sửa đổi khung pháp lý của Việt Nam trong lĩnh vực phòng, chống rửa tiền và chống tài trợ khủng bố cho phù hợp với các chuẩn mực quốc tế mà cụ thể là cần nhanh chóng xây dựng Luật phịng, chống rửa tiền, Luật chống tài trợ khủng bố.

Từ năm 2007 đến nay, Cục Phòng, chống rửa tiền là đơn vị đầu mối giúp thực hiện nghĩa vụ thành viên của Việt Nam trong APG. Cụ thể, Cục Phòng, chống rửa tiền đã thực hiện các nhiệm vụ sau: (i) Chuẩn bị các báo cáo định kỳ, đột xuất theo nghĩa vụ thành viên; (ii) chuẩn bị nội dung đàm phán, ký kết các thỏa thuận quốc tế về phòng, chống rửa tiền theo quy định của pháp luật; (iii) tổ chức triển khai, hướng dẫn các đơn vị liên quan thực hiện các điều ước và cam kết quốc tế về phòng, chống rửa tiền mà Việt Nam ký kết hoặc tham gia trong phạm vi chức năng, quyền hạn của Ngân hàng Nhà nước; (iv) hướng dẫn, thực hiện việc trao đổi thơng tin quốc tế về phịng,

Quốc gia Số lượng yêu cầu Quốc gia Số lượng yêu cầu

Séc 109 Nhật Bản 1

Nga 12 Slovakia 1

Ukraina 4 Mông Cổ 1

Trung Quốc 4 Canada 2

Đài Loan 2 Pháp 4

Argentina 1 Đức 11

Hàn Quốc 1 Hungari 3

Hà Lan 1 Ba Lan 36

chống rửa tiền; (v) năm 2012, Việt Nam đã đăng cai và tổ chức thành cơng Hội nghị mơ hình về chống rửa tiền và chống tài trợ khủng bố của APG, tháng 01/2014 đã đăng cai tổ chức các cuộc họp rà sốt của Nhóm rà sốt khu vực (RRG) thuộc Nhóm xem xét các vấn đề về hợp tác quốc tế (ICRG) với các quốc gia bị rà soát trong khu vực.

Từ tháng 10/2010 đến tháng 2/2014 khi Việt Nam bị đưa vào Quy trình rà sốt của ICRG thuộc Lực lượng đặc nhiệm tài chính (FATF), Cục Phịng chống rửa tiền là đầu mối tích cực, chủ động phối hợp với các đơn vị, bộ, ngành có liên quan thực hiện các nội dung trong Kế hoạch hành động mà Chính phủ Việt Nam đã cam kết với FATF về cơng tác phịng chống rửa tiền và chống tài trợ khủng bố.

Kết quả là, Việt Nam đã được đưa ra khỏi Quy trình rà sốt của ICRG thuộc FATF vào tháng 2/2014.

Bên cạnh đó, Cục Phịng, chống rửa tiền cũng là đầu mối phối hợp với các quốc và các tổ chức quốc tế như: Cơ quan Phòng, chống tội phạm và ma túy của Liên hợp quốc (UNODC), Ngân hàng Thế giới (WB), Ngân hàng phát triển Châu Á (ADB), Quỹ tiền tệ thế giới (IMF), Bộ Tài chính Hoa Kỳ, Bộ Tổng Chưởng lý Australia... triển khai các hoạt động về phòng, chống rửa tiền, chống tài trợ khủng bố.

Về hoạt động trao đổi thông tin quốc tế, đến nay Việt Nam đã ký Bản ghi nhớ (MOU) về trao đổi thông tin với các nước: Malaysia (2009), Indonesia (2010), Lào (2011), Campuchia (2012), Hàn Quốc (2013), Thái Lan (2013) và Nhật Bản (2013).

Ngồi ra, Việt Nam cịn tiến hành trợ giúp, hỗ trợ các nước láng giềng: Lào, Cam-Pu-chia, Bắc Triều Tiên... trong cuộc chiến chống tội phạm rửa tiền. Trong thời gian này, NHNN nhận được lượng lớn các yêu cầu tương trợ tư pháp để điều tra và đối phó với các hoạt động rửa tiền của các đối tượng cá nhân, tổ chức nước ngoài tại Việt Nam và cá nhân, tổ chức Việt Nam tại nước ngoài.

Bảng 2.5: Số lượng yêu cầu tương trợ tư pháp để điều tra và đối phó với hoạt động rửa tiền

And Compating The Financing Of Terrotirsm In Vietnam, France

2.3 Đánh giá cơng tác phịng chống rửa tiền tại Việt Nam 2.3.1 Ket quả đạt được

Trong thời gian qua, với sự nỗ lực cố gắng của Chính phủ, Ngân hàng nhà nước, cơng tác phịng chống rửa tiền qua hệ thống NHTM Việt Nam đạt được những kết quả đáng ghi nhận sau:

Một là: Hệ thống pháp lý về phòng chống rửa tiền ngày càng hồn thiện hơn.

Chính phủ đã ban hành Nghị định 74/2005/NĐ-CP ngày 07/602005 về phòng chống rửa tiền và tiếp đó thành lập Ban chỉ đạo quốc gia về phòng chống rửa tiền.

Hai là: ngày 08/7/2005, Trung tâm thơng tin phịng, chống rửa tiền (nay là Cục

Phòng, chống rửa tiền) là cơ quan trực thuộc NHNN Việt Nam được thành lập.

Ba là: Các tổ chức tín dụng nói riêng và các định chế tài chính nói chung đã

thực hiện việc xây dựng quy định nội bộ về phịng, chống rửa tiền; Ngồi việc báo cáo giao dịch đáng ngờ, các định chế tài chính cũng đã thực hiện nghiêm túc việc báo cáo các giao dịch tiền mặt phải báo cáo và giao dịch chuyển tiền ra, vào Việt Nam cho Cục Phòng, chống rửa tiền.

Bốn là: Việt Nam được kết nạp là thành viên thứ 33 của tổ chức Châu Á- Thái

Bình Dương APG về phịng, chống rửa tiền, chịu sự quản lý của FATF; và là quan sát viên của Nhóm các đơn vị tình báo tài chính (Nhóm Egmont).

Năm là: cơng tác phịng, chống rửa tiền của Việt Nam luôn nhận được sự hỗ

trợ giúp đỡ từ các tổ chức thế giới như IMF, WB, ADB... đồng thời nhận được sự hợp tác từ các nước trong khu vực và trên thế giới. Việc hợp tác quốc tế trong lĩnh vực phịng, chống rửa tiền góp phần ngăn chặn kịp thời các tội phạm rửa tiền xuyên quốc gia. Đồng thời, qua việc hợp tác quốc tế, Việt Nam cũng học hỏi được nhiều kinh nghiệm phòng, chống rửa tiền của các quốc gia và các tổ chức quốc tế.

Sáu là: thực hiện cam kết với FATF, ngày 18/6/2012, Quốc hội đã ban hành

Luật Phịng, chống rửa tiền. Bên cạnh đó, NHNN cũng đã ban hành các văn bản hướng dẫn thực thi Luật Phòng, chống rửa tiền để các tổ chức thực hiện dễ dàng hơn.

Bảy là: số lượng báo cáo giao dịch đáng ngờ mà NHNN nhận được hàng năm

tăng dần chứng tỏ cơng tác thực hiện phịng chống rửa tiền tại các NHTM đang được triển khai tốt hơn.

Tám là: nguồn vốn đầu tư nước ngồi ODA, FDI có chất lượng tốt vào Việt

Nam ngày càng tăng: Tổng đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) đã giải ngân trong năm 2007 đạt 8 tỷ đô la Mỹ. Tổng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài được phê duyệt trong năm 2007 là 21,3 tỷ đô la Mỹ. Số liệu thống kê trong 8 tháng đầu năm 2008 cho thấy luồng FDI đã tăng mạnh với số vốn cam kết đầu tư là 47 tỷ đô la Mỹ. Số liệu thống kê cập nhật đến năm 2012 cho thấy tổng nguồn vốn FDI cấp mới và tăng thêm trong năm 2012 đạt 13,013 USD.

2.3.2 Hạn chế

Bên cạnh những kết quả đã đạt được, công tác phòng, chống rửa tiền tại Việt Nam vẫn còn tồn tại những hạn chế sau:

Thứ nhất: vấn đề nhận thức về cơng tác rửa tiền vẫn cịn có những quan điểm

trái chiều nhau khiến cơng tác phịng, chống rửa tiền gặp nhiều khó khăn.

Một số bộ phận thực hiện phịng, chống rửa tiền cho rằng: Việc triển khai cơng

tác phịng, chống rửa tiền sẽ làm giảm nguồn vốn huy động từ dân cư, đặc biệt là những nguồn vốn nhàn rỗi. Do tâm lý khách hàng lo sợ sẽ bị truy cứu về nguồn gốc của những khoản tiền lớn trong giao dịch. Theo các NHTM, mức giao dịch quy định trong NHTM hơi thấp và việc báo cáo, giám sát có thể gây phiền hà cho khách hàng khiến họ ngại gửi tiền tại ngân hàng.

Quan điểm của người xây dựng: Phòng, chống rửa tiền là nghiệp vụ đã được

thế giới đặt ra từ hàng chục năm nay và nhiều tổ chức cũng có hiệp ước để cùng nhau phối hợp hành động. Việc triển khai cơng tác phịng, chống rửa tiền ở Việt Nam là hết sức cần thiết và khơng ảnh hưởng gì đến hoạt động kinh doanh của ngân hàng nếu nâng cao nhận thức của cơng chúng về phịng, chống rửa tiền.

Từ hai quan điểm trên cho thấy, việc phòng, chống rửa tiền là hết sức quan trọng và quyết định thành cơng của cơng tác này. Một khi vẫn cịn ý kiến chưa thống nhất giữa người xây dựng và người thực hiện thì khó khăn trong cơng tác phịng, chống rửa tiền vẫn còn tồn tại.

Thứ hai: một số NHTM chưa tuân thủ chặt chẽ các yêu cầu, quy định của pháp

luật về phòng, chống rửa tiền: nhiều NHTM chưa thực hiện chặt chẽ việc nhận biết khách hàng, xác nhận nguồn gốc của các khoản tiền đưa vào hệ thống ngân hàng, các ngân hàng có thể nới lỏng các quy định, khơng tiến hành nhận diện, báo cáo các giao dịch đáng ngờ, thủ tục nghiệp vụ ngân hàng có nhiều bất cập, sơ hở, đặc biệt là trong các hoạt động cấp tín dụng, thẩm định cho vay, đầu tư tài chính, thanh tốn, chuyển tiền...

Các quy trình phịng, chống rửa tiền được thiết lập tại các NHTM chưa đồng đều và mang tính đối phó: nhiều ngân hàng dùng phần mềm phịng chống rửa tiền sai mục đích, chẳng hạn để xếp hạng rủi ro tín dụng; tại một số ngân hàng việc đầu tư mạnh cho hoạt động phòng chống rửa tiền chủ yếu là để đối tác nước ngoài yên tâm khi giao dịch tại ngân hàng, để tham gia vào hoạt động thanh tốn tồn cầu được thuận lợi, và để đảm bảo các yêu của các quốc gia khác khi muốn mở chi nhánh hay văn phịng đại diện tại nước ngồi.

Ngân sách dành cho việc đầu tư hệ thống công nghệ thông tin phục vụ phòng chống rửa tiền còn hạn chế do nhiều ngân hàng chưa cho rằng đây là vấn đề cấp bách. Cũng vì vậy các ngân hàng cũng thiếu sự quan tâm tạo nhận thức về phòng chống rửa tiền, lúng túng trong việc lựa chọn phần mềm hỗ trợ phòng chống rửa tiền.

Thứ ba: cơ sở vật chất, kỹ thuật tại các NHTM và Cục Phòng, chống rửa tiền

vẫn chưa đáp ứng được yêu cầu phòng, chống rửa tiền. Hiện nay, cơ chế tiếp nhận các báo cáo giao dịch có giá trị lớn (từ 300 triệu đồng) từ NHTM được truyền qua hệ

thống Core Banking T24 kết nối trực tiếp với Cục Phòng, chống rửa tiền, còn báo cáo các giao dịch đáng ngờ vẫn thực hiện một cách thủ công.

Thứ tư: đội ngũ cán bộ làm cơng tác phịng, chống rửa tiền cịn thiếu và yếu.

Tại Cục Phòng, chống rửa tiền số lượng cán bộ không nhiều. Tại các NHTM, nhân viên đầu mối chịu trách nhiệm tại bộ phận phòng, chống rửa tiền đều là kiêm nhiệm; hầu hết các nhân viên tiếp xúc giao dịch với khách hàng chưa được đào tạo một cách bài bản về phòng, chống rửa tiền.

Thứ năm: các yếu tố nội tại của hệ thống NHTM tạo cơ hội cho tội phạm rửa

tiền. Hiện nay, các NHTM Việt Nam đang trong quá trình hội nhập quốc tế, trong quá trình tái cơ cấu hệ thống ngân hàng cũng như đối mặt với sự canh tranh lẫn nhau dẫn đến trường hợp không quan tâm tới nguồn gốc của các khoản vốn huy động vào ngân hàng. Có những TCTD hoạt động thiếu cơng khai, minh bạch hoặc bị thao túng, chi phối bởi các cổ đông lớn, đặc biệt là trong việc cho vay, đầu tư tài chính phục vụ cho các cơng ty con của cổ đơng lớn hoặc đáp ứng cho lợi ích riêng của cổ đơng lớn và người có liên quan.

2.3.3 Nguyên nhân hạn chế

Các văn bản quy phạm pháp luật về phòng, chống rửa tiền vừa thiếu, vừa yếu

Nghị định 74 được ban hành năm 2005 nhưng đến tận năm 2009 mới có Thơng tư 22/2009/TT-NHNN hướng dẫn thực hiện các biện pháp phòng, chống rửa tiền; đến năm 2012 Luật Phòng, chống rửa tiền mới được ban hành và có hiệu lực kể từ 01/01/2013. Việc chậm trễ trong việc ban hành các văn bản pháp luật gây khơng ít khó khăn trong cơng tác phịng, chống rửa tiền tại các NHTM.

Bên cạnh đó, chưa có văn bản xử phạt chung, các hình thức xử phạt được nêu ra cịn khá thấp, chưa đủ răn đe.

Mặt khác, hiện nay việc báo cáo các giao dịch đáng ngờ và báo cáo giao dịch có giá trị lớn chỉ diễn ra tại các NHTM, trong khi đó ở các lĩnh vực khác có nguy cơ rửa tiền cao như bảo hiểm, chứng khoán, bất động sản chưa thực hiện.

Hệ thống pháp lý về phòng, chống rửa tiền chưa thực sự hợp lý khi đi vào áp dụng. Hiện nay vẫn còn nhiều bất cập trong thực tế thực hiện phòng chống rửa tiền (PCRT) mà các ngân hàng nước ngoài tại Việt Nam đang “vướng” khi triển khai.

Năm 2004 2005 2006 2007 201 0

2014 Mục tiêu 2015

Tỷ lệ (%) Chẳng hạn cịn một vài điểm trong Thơng tư 31 mới sửa đổi, bổ sung Thông tư 35 và20,35 19,01 17,21 16,36 ~Ĩ4 ~Ỹ2

Nghị định 116 trên thực tế sẽ rất khó hoặc khơng thể triển khai: thu thập thơng tin về cá nhân nắm giữ từ 10% vốn điều lệ trở lên trong pháp nhân và cá nhân nắm giữ từ 20% vốn điều lệ trở lên trong tổ chức góp vốn trên 10% vào pháp nhân. Quy trình thực hiện ra sao hiện vẫn chưa được quy định rõ trong Thông tư 31 khiến các ngân hàng nước ngồi khá lúng túng và gặp khó khăn trong thực hiện

Chi phí đầu tư cơng nghệ thông tin, đào tạo nguồn nhân lực về phòng, chống rửa tiền khá lớn so với tiềm lực tài chính tại các NHTM

Hiện nay, chỉ có một số NHTM lớn như Vietcombank, Vietinbank, ACB, Sacombank, Techombank... triển khai đầu tư phần mềm giao dịch tiên tiến, lắp đặt hệ thống nhận biết khách hàng. Trong khi đó đa số các ngân hàng vừa và nhỏ chưa có sự đầu tư nào do quy mơ vốn cũng như quy mơ hoạt động cịn hạn chế .

Một phần của tài liệu Hội nhập quốc tế ngành NH công tác phòng chống rửa tiền. Thực trạng và giải pháp - Khoá luận tốt nghiệp 273 (Trang 61 - 111)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(111 trang)
w