- Web: http://moodle.org/course/ - Tên hệ thống : Moodle
Khóa luận tốt nghiệp Nghiên cứu ứng dụng E - learning hỗ trợ đào tạo tại Học viện Ngân hàng
- Nguồn gốc: Bản quyền của Martin Dougiamas ( UAS, 1999 )
- Moodle là một hệ thống quản lý học tập (Learning Management System - LMS) mã nguồn mở (do đó miễn phí và có thể chỉnh sửa được mã nguồn)
- Moodle cho phép tạo các khóa học trên mạng Internet hay các website học tập trực tuyến.
- Moodle là viết tắt của từ Modular Object-Oriented Dynamic Learning Environment)
- Moodle được viết bằng ngôn ngữ PHP và sử dụng cơ sở dữ liệu SQL
- Moodle là nền tảng cho học trực tuyến có mã nguồn mở. Moodle có số lượng rất lớn người sử dụng với 87.085 website đã đăng kí tại 239 quốc gia với 73.753.209 người sử dụng và hơn 1.300.207 giáo viên (số liệu thống kê đến tháng 11 năm 2013).
- Theo thống kê tính đến đầu năm 2012, tại Việt Nam có khoảng 200 tổ chức dùng Moodle
2.2.2. Tại sao dùng Moodle
- Moodle là phần mềm mã nguồn mở giúp các trường học, tổ chức không phụ thuộc vào một cơng ty phần mềm đóng. Đây là lý do tại sao rất nhiều trường đại học đã dùng BlackBoard hay WebCT chuyển sang dùng Moodle
Biều đồ 2.2 : Thị phần của Moodle & BlackCT & Sakai
- Tùy biến được (Customizeable). Moodle có thể tùy biến và cấu hình mềm dẻo một cách dễ dàng.
- Moodle nổi bật với thiết kế hướng giáo dục, được cung cấp một cách miễn phí, trên cơ sở giấy phép của GNY Public Licens. Moodle chạy nhưng không cần sửa đổi về hệ điều hành quản lý nó như: Unix, Linux, Window, Mac OS X, Netware và bất cứ hệ thống nào khác hỗ trợ PHP
- Hỗ trợ: Moodle có cộng đồng hỗ trợ lớn mạnh trên khắp thế giới qua website Moodle.org. Ở Việt Nam cộng đồng Moodle được thành lập 2005.
- Chất lượng: Tốt hơn BlackBoardZWebCT trong các khía cạnh. Ví dụ như Moodle cho phép học viên xem lại bài tập, nhật ký học viên, có bảng chú giải... Bên cạnh đó, Cộng đồng các nhà giáo dục, chuyên gia máy tính, các chuyên gia thiết kế giảng dạy chính là những người phát triển Moolde, do đó khả năng đáp ứng yêu cầu người dùng tốt.
- Ảnh hưởng trên tồn thế giới: Moodle có cộng đồng lớn, phần mềm được dịch ra hơn 75 ngôn ngữ, trên 239 quốc gia
- Moodle cũng giống như mã nguồn mở khác, có thể tải và sử dụng miễn phí - Với Moodle cho phép bạn trao đổi trực tiếp với những người phát triển phần mềm, góp ý và yêu cầu chỉnh sửa
- Moodle rất dễ nâng cấp từ phiên bản này sang phiên bản tiếp theo - Phiên bản tiếp theo có một hệ thống nội bộ để nâng cấp database và tự sửa chữa khi mất kết nối.
- Nhấn mạnh về tính năng an tồn cao và liên tục. Tất cả các Form đều được kiểm tra, xác nhận và các cookies được viết lại thành mật mã.
- Thích hợp với 100% lớp học trực tuyến cũng như hỗ trợ cho các lớp học truyền thống
-Tất cả đầu vào là văn bản (các tài nguyên, các thơng báo diễn đàn,..) có thể soạn thảo bằng trình soạn thảo HTML được tích hợp sẵn
2.2.3. Một số tính năng của Moodle
2.2.3.1. Quản lý Website
- Site được quản lý bởi một người quản trị, được định rõ trong quá trình setup. Plug - in “themes” cho phép người quản trị tùy chọn thay đổi giao diện
-Các mơ đun plug - in có thể được thêm vào các thiết lập Moodle hiện hành. - Gói ngơn ngữ plug - in cho phép định vị đầy đủ đối với bất kỳ ngôn ngữ nào. - Code được viết bằng ngôn ngữ PHP dưới dạng một GPL license - easy để sửa đổi cho phù hợp với nhu cầu người dùng.
2.2.3.2. Quản lý người dùng
- Mục tiêu là giảm thiểu quản trị trong khi đó duy trì được bảo mật cao
- Hỗ trợ chứng thực qua việc thêm các mơ đun chứng thực, cho phép tích hợp dễ dàng với các hệ thống hiện tại.
- Phương pháp dùng email chuẩn: học viên có thể tạo tài khoản đăng nhập cho mình. Các địa chỉ e-mail được kiểm tra để chứng thực.
- Phương pháp dùng LDAP: đăng nhập tài khoản có thể được kiểm tra dựa vào một máy chủ LDAP
- MAP, POP3, NNTP: Các tài khoản đăng nhập được kiểm tra dựa vào mail hoặc một dịch vụ tin tức
- Mỗi người dùng chỉ cần tạo một tài khoản- mỗi tài khoản có thể truy cập vào các khóa học khác nhau
Khóa luận tốt nghiệp Nghiên cứu ứng dụng E - learning hỗ trợ đào tạo tại Học viện Ngân hàng
- Một tài khoản quản trị điều hành việc tạo khóa học và tạo các giáo viên bằng cách chỉ định các user cho khóa học.
- Một tài khoản người tạo khóa học chỉ cho phép tạo các khóa học và dạy các khóa học này
- Các giáo viên có thể soạn thảo, thay đổi các hoạt động trong khóa học
- Tính an tồn - giáo viên có thể thêm một “enrolment key” vào các khóa học để tránh nom - students. Họ có thể phân phát khóa học này trực tiếp hoặc qua e- mail cá nhân.
- Giáo viên có thể unenrol học viên bằng tay nếu muốn, nếu khơng thì họ sẽ tự động bị unenrol sau một khoảng thời gian nào đó khơng hoạt động
- Học viên được khuyến khích tạo một tài khoản online bao gồm hình ảnh và phần mơ tả. Địa chỉ e- mail có thể được bảo vệ khi hiển thị nếu được yêu cầu.
- Mỗi user có thể chọn ngơn ngữ sử dụng trong giao diện Moodle (như Tiếng Anh, Tiếng Pháp, Tiếng Đức, Tiếng Tây Ban Nha, Tiếng Bồ Đào Nha...
2.2.3.3. Quản lý khóa học
- Một giáo viên đầy quyền năng khi có tồn quyền điều hành tất cả thiết lập cho một khóa học bao gồm cả quyền giới hạn các giáo viên khác
- Việc lựa chọn các định dạng khóa học đa dạng như theo tuần, theo chủ đề hoặc một cuộc thảo luận tập trung vào các vấn đề xã hội.
- Tập hợp các hoạt động của khóa học rất đa dạng: Các diễn đàn, các bài thi, các nguồn tài nguyên, các lựa chọn, các bài tập lớn, chat, hội thảo
- Những thay đổi gần đây của khóa học từ lần truy cập cuối có thể được hiển thị trên trang chủ của khóa học - giúp học viên có cái nhìn tổng qt về khóa học.
- Ghi lại nhật ký và theo dõi user đầy đủ - hoạt động thơng báo cho mỗi học viên có hiệu lực với các biểu đồ và chi tiết mỗi mô đun (lần truy cập cuối, số lần đọc) cũng như “tiểu sử” chi tiết cho mỗi học viên liên quan với các mục đăng bài, nhật ký. trên một trang.
- Các khóa học có thể được đóng gói dưới dạng một file zip đơn bằng cách sử dụng chức năng Backup. Các khóa học này có thể được phục hồi trên bất kỳ server Moodle nào.
2.2.3.3.1. Quản lý tài nguyên của khóa học
Các nguồn tài nguyên được chuẩn bị các file để upload lên server của khóa học, các trang được hiệu chỉnh trực tiếp trên Moodle hoặc các trang web bên ngoài được tạo để xuất hiện như một phần của khóa học
Các nguồn tài nguyên cơ bản: - Trang văn bản
- Trang web
- Thư mục trên máy chủ - Nhãn
- Các gói bài giảng
2.2.3.3.2. Quản lý các hoạt động chính của khóa học
- Bài tập lớn: Cho phép giáo viên ra nhiệm vụ, thu thập công việc, xếp loại và đưa ra ý kiến phản hồi đối với yêu cầu bài tập đã đưa ra đối với học viên
- Chat: Là công cụ giao tiếp đồng bộ cho phép người tham gia thảo luận trong thời gian thực
- Diễn đàn: Là công cụ giao tiếp mạnh mẽ của Moodle, cho phép học viên và giáo viên trao đổi, thảo luận với nhau
- Bảng chú giải, thuật ngữ: Mỗi khóa học Moodle có một bảng chú giải thuật ngữ
riêng. Hoạt động này cho phép người tham gia tạo và duy trì danh sách các định nghĩa như một quyển từ điển
- Bài học: Cuối mỗi trang trong Lession có một câu hỏi, kết quả được tổng hợp dựa trên câu trả lời mà học sinh đưa ra.
- Bài kiểm tra: Cho phép thiết kế và thiết lập các bài kiểm tra vấn đáp, gồm câu hỏi đa lựa chọn, câu hỏi True - False và câu trả lời ngắn...
- Khảo sát: Là tập các câu hỏi định trước. Một cuộc khảo sát thường tập trung vào việc lấy thơng tin người dùng về khóa học
- Lựa chọn: Quy mô nhỏ hơn khảo sát, thường chỉ dùng để lấy thông tin về một chủ đề
- Wiki: là một trang web cho phép mọi người có thể thêm vào hay biên tập. Trang web này chó phép các tài liệu được xây dựng chung.
Khóa luận tốt nghiệp Nghiên cứu ứng dụng E - learning hỗ trợ đào tạo tại Học viện Ngân hàng
CHƯƠNG 3: XÂY DỰNG HỆ THỐNG E-LEARNING SỬ DỤNG MÃ NGUỒN MỞ MOODLE
3.1. Phân tích yêu cầu hệ thống dựa trên biểu đồ usecase các Actor
3.1.1. Các đối tượng của hệ thống
Các đối tượng chính của hệ thống:
- Quản tri viên (Manager):Ccó mọi quyền đối với hệ thống
- Giáo viên (Teacher): Có thể làm mọi việc bên trong khóa học, kể cả các hoạt động học tập và thay đổi điểm của học viên
- Học viên: Tham gia vào các khóa học.
- Khách vãng lai (Guest): Chỉ có những quyền tối thiểu và không thể đăng bài được
Các đối tượng khác
- Giáo viên biên soạn: Có thể tạo khóa học mới và giảng dạy khóa học đó
- Giáo viên trợ giảng: Có thể dạy và cho điểm học viên, nhưng không thể sửa đổi các hoạt động học tập
- Thành viên xác thực: tất cả các thành viên đã đăng nhập thành công
3.1.2. Biểu đồ usecase các tác nhân hệ thống3.1.2.1. Biểu đồ usecase quản trị viên 3.1.2.1. Biểu đồ usecase quản trị viên