vốn của
ngân hàng
a. Lý thuyết về “Sự hấp thụ rủi ro” (Risk Absorption Hypothesis)
Theo lý thuyết về “Sự hấp thụ rủi ro - Risk Absorption Hypothesis”, vốn ngân hàng được coi như một tấm đệm hấp thụ và trung hòa các rủi ro trong quá trình hoạt động của ngân hàng, (Von Thadden, 2004; Repullo, 2004; Coval & Thakor, 2000; Bhattacharya & Thakor, 1993) và rủi ro từ hoạt động chuyển đổi thanh khoản cũng không ngoại lệ.
Cụ thể, khi càng nhiều thanh khoản được tạo ra từ ngân hàng, cũng đồng nghĩa với việc tài sản kém thanh khoản càng lớn, mức độ tổn thất cho việc xử lý các tài sản kém thanh khoản càng cao. Để tránh sự sụp đổ khi không đáp ứng được nhu cầu thanh
khoản của khách hàng, ngân hàng cần tìm kiếm các nguồn bù đắp khi nguồn vốn thanh khoản đã mãn hạn nhưng vẫn chưa thu được tiền từ việc đầu tư vào các tài sản thanh khoản kém. Khi này, do không muốn thụ động đi vay mượn trên thị trường liên
ngân hàng với chi phí lớn, các ngân hàng sẽ chủ động tăng lượng vốn của mình tương
ứng với mức tăng lượng thanh khoản được tạo ra.
Từ đó, trường phái lý thuyết này đã đưa ra lập luận về mối tương quan cùng chiều
giữa khả năng thanh khoản và vốn của ngân hàng, rằng việc tăng hoạt động tạo thanh
khoản sẽ buộc các ngân hàng phải duy trì mức vốn cao hơn để hấp thụ rủi ro thanh
Sơ đồ 1.1: Mối quan hệ giữa chuyển đổi thanh khoản và vốn ngân hàng
theo giả thuyết về sự hấp thụ rủi ro ↑ Chuyển đổi thanh khoản
Chủ động tăng
vốn ngân hàng ↑ Tài sản kém thanh khoản ↑Nguồn vốn thanh khoản ↑
Tìm kiếm nguồn vốn bù đắp
rủi ro thanh khoản Rủi ro thanh khoản ↑
Nguồn: Tổng hợp của tác giả
b. Nhóm lý thuyết về “Cấu trúc tài chính mong manh & Sự lấn át tiền gửi” (Financial Fragility — Crowding Out)
Trường phái lý thuyết tiếp theo, có kết luận trái ngược với lý thuyết về “Sự hấp thụ rủi ro”, đưa ra giả thuyết rằng vốn ngân hàng có mối tương quan ngược chiều với
sự tạo thanh khoản của ngân hàng là nhóm lý thuyết về “Financial Fragility - Crowding Out” (lý thuyết về cấu trúc tài chính mong manh và sự lấn át tiền gửi). Theo lý thuyết về sự lấn át tiền gửi, số lượng tiền gửi liên tục tăng buộc các ngân hàng phải thực hiện nghiệp vụ tín dụng nhằm kiếm lợi nhuận bù đắp khoản chi phí phải chi trả cho người gửi tiền. Trong khi đó, các khoản tiền được gửi vào ngân hàng chủ yếu là từ dân cư với số lượng người gửi tiền nhiều, các khoản tiền gửi ngắn hạn; ngược lại, ngân hàng lại chỉ thực hiện được nghiệp vụ tín dụng với số lượng khách hàng ít hơn lượng người gửi tiền, với giá trị khoản tín dụng lớn hơn và với kỳ hạn chủ yếu là trung và dài hạn. Điều này, sự tăng lên của các khoản tiền gửi từ lượng lớn
khách hàng nhỏ lẻ với kỳ hạn ngắn - các nguồn vốn thanh khoản cao, sẽ làm tăng sự 20
hơn, giá trị tín dụng lớn và kỳ hạn tín dụng dài - các tài sản kém thanh khoản, tuy nhiên rủi ro thanh khoản theo đó cũng tăng lên. Lý thuyết về cấu trúc tài chính mong manh chỉ ra rằng việc tăng vốn chủ sở hữu thụ động hơn rất nhiều so với việc tăng lượng người gửi tiền vào ngân hàng. Cổ đông của ngân hàng không thể tăng lượng vốn vào ngân hàng một cách tùy ý mà phải thông qua các thủ tục trung gian với nhiều chi phí, trong khi đó, người gửi tiền có thể linh hoạt gửi tiền vào ngân hàng bất kỳ lúc nào. Lập luận được đưa ra từ việc kết luận hai lý thuyết trên là lượng tiền gửi liên tục tăng, làm tăng khả năng tạo thanh khoản của ngân hàng, tuy nhiên sẽ làm tăng sự phụ thuộc của ngân hàng vào lượng tiền gửi, ngân hàng sẽ ít tìm kiếm cách tăng vốn chủ sở hữu, điều này, theo thời gian sẽ làm giảm tỷ lệ vốn của ngân hàng trong cơ cấu nguồn vốn. Do đó, sự tạo thanh khoản có mối tương quan ngược chiều với vốn ngân hàng, mối tương quan này được thể hiện dưới sơ đồ sau:
Sơ đồ 1.2: Mối quan hệ giữa chuyển đổi thanh khoản và vốn ngân hàng
theo lý thuyết về cấu trúc tài chính mong manh & sự lấn át tiền gửi
Nguồn: Tổng hợp của tác giả
Nhận xét: Trong cả hai trường phái lý thuyết, đều nhận thấy sự tăng lên của hoạt
động chuyển đổi thanh khoản sẽ đi kèm sự tăng lên của các tài sản kém thanh khoản (các tài sản có trọng số rủi ro cao), sự khác biệt giữa hai trường phái lý thuyết này chỉ là mối tương quan giữa hoạt động chuyển đổi thanh khoản và vốn ngân hàng. Trong khi đó, hệ số an tồn vốn CAR của ngân hàng được xác định bởi tỷ lệ giữa vốn của ngân hàng và tài sản có rủi ro của ngân hàng, do vậy, có thể thấy hoạt động chuyển
đổi thanh khoản, theo cả hai trường phái lý thuyết, đều có tác động đến hệ số an tồn vốn CAR của ngân hàng thông qua tài sản có rủi ro và vốn ngân hàng.
CHƯƠNG 2:
THỰC TRẠNG AN TOÀN VỐN VÀ KHẢ NĂNG CHUYỂN ĐỔI THANH KHOẢN TẠI CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI VIỆT NAM 2.1. Hành lang pháp lý về an toàn vốn của toàn hệ thống ngân hàng
Việt Nam
Hành lang pháp lý đầu tiên đưa ra quy định đảm bảo về an toàn hoạt động của các
tổ chức tín dụng là Các pháp lệnh về ngân hàng năm 1990. Trong đó quy định, “Tổ
chức tín dụng khơng được huy động vốn quá 20 lần tổng số vốn tự có và quỹ dự trữ”, tuy cịn khá đơn sơ nhưng đây là những nỗ lực đầu tiên của nhà nước nhằm
thúc đẩy các tổ chức tín dụng hoạt động an toàn hơn.
Ke từ khi Luật Ngân hàng Nhà nước và Luật các tổ chức tín dụng được ban hành năm 1997, những chuẩn mực quốc tế về đảm bảo an toàn vốn đã được nghiên cứu chi
tiết hơn và được cụ thể hóa 2 năm sau đó bằng Quy định về các tỷ lệ đảm bảo an toàn trong hoạt động của các tổ chức tín dụng (Quyết định 297/1999/QĐ- NHNN5),
Quy định về giới hạn cho vay đối với một khách hàng (Quyết định 296/1999/QĐ- NHNN5). Trong đây, những chỉ tiêu về đảm bảo an toàn theo Basel I và một số
chuẩn
mực khác đã được đưa vào, hệ số an toàn vốn CAR đã trở thành một trong những chỉ
tiêu quan trọng nhất về đảm bảo an toàn trong hoạt động của các ngân hàng Việt Nam. Quy định này yêu cầu “Tổ chức tín dụng (trừ chi nhánh ngân hàng nước
ngồi) phải duy trì tỷ lệ tối thiểu 8% giữa vốn tự có so với tài sản “Có”, kể cả các cam kết ngoại bảng, được điều chỉnh theo mức độ rủi ro” (Ngân hàng Nhà nước,
1999). Về tài sản có rủi ro đã được tính tốn khá gần với các quy định của Basel I. Tuy nhiên vấn đề lớn của quy định 297 là sự nhầm lẫn về vốn với định nghĩa “Vốn tự có của Tổ chức tín dụng bao gồm: vốn điều lệ (vốn đã được cấp, vốn đã góp) và
Các văn bản pháp lý Năm ban hành Năm thi hành Tóm tắt quy định về hệ số an toàn vốn CAR
Nhằm khắc phục những tồn tại trong các quy định năm 1999, năm 2005, NHNN đã ban hành Quyết định số 457/2005/QĐ-NHNN để thay thế Quy định 1999 và bổ
sung một số tỷ lệ nhằm đảm bảo an toàn trong hoạt động của ngân hàng cho gần với Hiệp ước vốn Basel I hơn. Thêm vào đó, năm 2006, Thủ tướng Chính phủ đã
ban hành danh mục về vốn pháp định của các tổ chức tín dụng quy định một ngân
hàng phải có vốn điều lệ tối thiểu là 3.000 tỷ đồng cho đến hết năm 2010 theo
Nghị
định 141/2006/NP-CP (ngày 22/11/2006).
Nhằm ứng phó và khắc phục những hậu quả để lại của cuộc khủng hoảng, Thông
tư 13/2010/TT-NHNN đã được ban hành năm 2010 với quy định về tỷ lệ an toàn vốn
CAR được nâng từ 8% lên 9%, hạn chế việc tham gia vào các hoạt động liên quan
đến kinh doanh chứng khoán và kinh doanh bất động sản của các ngân hàng thương mại và tăng cường quy định về đảm bảo khả năng thanh khoản.
Khi hoạt động của hệ thống ngân hàng đã dần ổn định, NHNN ban hành Thông tư 36/2014/TT-NHNN hướng dẫn 6 tỷ lệ bảo đảm an toàn theo quy định tại Điều
130 Luật các TCTD, bao gồm giới hạn cấp tín dụng, các tỷ lệ về an toàn vốn tối thiểu;
tỷ lệ khả năng chi trả, dự trữ thanh khoản; tỷ lệ tối đa của nguồn vốn ngắn hạn được sử dụng để cho vay trung hạn, dài hạn; tỷ lệ góp vốn, mua cổ phần và tỷ lệ tối đa dư nợ cho vay so với tổng tiền gửi. Các quy định về các tỷ lệ trên được kế thừa những quy định tích cực, phù hợp từ Thơng tư 13, đồng thời được sửa đổi, bổ sung theo sát các quy định của thông lệ quốc tế Basel I, Basel II.
Mới đây nhất là Thông tư số 41/2016/TT-NHNN quy định tỷ lệ an toàn vốn CAR
đối với ngân hàng, chi nhánh ngân hàng nước ngồi. Theo đó, kể từ ngày 1/1/2020,
ngân hàng phải thường xun duy trì tỷ lệ an tồn vốn CAR xác định trên cơ sở báo cáo tài chính tối thiểu 8%. Thông tư 41 gần như là 100% theo nội dung của
Hiệp
ước vốn Basel 2. Trong đó, 3 trụ cột của Basel II thì Thơng tư 41 đều có, đó là tỷ lệ
24
Bảng 2.1: Tổng hợp các cột mốc trong quy định về hệ số an toàn vốn tối thiểu CAR
Quyết định 297/1999/QĐ- 925/8/199 9/9/1999 CAR ≥ 8% NHNN5 Quyết định số 457/2005/QĐ-NHNN 19/4/200 5 6/5/2005 CAR ≥ 8% CAR ≥ 9% Thơng tư số 13/2010/TT-NHNN 020/5/201 1/10/2010 Các nhóm tài sản có rủi ro 0%, 20%, 50%,100%,150% và 250% Thơng tư số 36/2014/TT-NHNN 20/11/2014 1/2/2015 CAR ≥ 9% Các nhóm tài sản có rủi ro 0%, 20%, 50%,100% và 150% CAR ≥ 9% Thông tư số
06/2016/TT-NHNN 627/5/201 1/6/2016 Hệ số tài sản có rủi ro trong lĩnhvực BĐS tăng từ 150% lên 200%
Thông tư số
41/2016/TT-NHNN 30/12/2016 1/1/2020
CAR ≥ 8%,
bao gồm cả rủi ro tín dụng, hoạt động và thị trường
Nguồn: Lê Thanh Tâm & Nguyễn Diệu Linh, 2017
Với các hàng lang pháp lý được nghiên cứu và cải tiến như trên, NHNN đang thể hiện một ý chí mạnh mẽ áp dụng các tiêu chuẩn, chuẩn mực quốc tế với hệ thống ngân hàng Việt Nam nhằm nâng cao chất lượng hoạt động cũng như củng cố sự lành mạnh, vững vàng cho hệ thống ngân hàng. Bên cạnh đó, việc các quy định pháp lý
ngày càng được hoàn thiện với các hướng dẫn chi tiết cũng đã giúp các ngân hàng thương mại dễ dàng hơn trong việc tuân thủ, thực hiện theo các chế tài này, theo đó, bản thân mỗi ngân hàng cũng từng bước cải thiện hoạt động kinh doanh và bình tĩnh, vững vàng hơn trước các rủi ro xảy đến.
2.2. Thực trạng áp dụng hệ số an toàn vốn tối thiểu CAR của Việt Nam
so với
một số quốc gia trên thế giới
Biểu đồ 2.1: Tình hình áp dụng Hiệp ước vốn Basel II tại một số quốc gia
Nguồn: CTCK Bảo Việt
Có thể thấy rằng, trong khi một số quốc gia trong khu vực như Trung Quốc, Indonesia, Thái Lan, Philippines đều đã hoàn tất trong việc áp dụng các quy định của
Hiệp ước vốn Basel II và đang trong quá trình triển khai một số quy định còn lại của Hiệp ước vốn Basel III thì Việt Nam vẫn chưa thực hiện bất kỳ một quy định nào của
Basel II. Với các quy định khắt khe hơn trong việc tính hệ số an tồn vốn tối thiểu CAR ở các Hiệp ước vốn Basel II và Basel III, nhưng hệ thống ngân hàng của các quốc gia này vẫn có hệ số an tồn vốn CAR lớn hơn hệ thống ngân hàng Việt Nam với cách tính của Thông tư 36. Dưới đây là biểu đồ so sánh hệ số an toàn vốn CAR
Biểu đồ 2.2: So sánh hệ số an toàn vốn CAR của hệ thống NHTM Việt Nam và một
số quốc gia trong khu vực giai đoạn 2014 - 2018
25 20 15 ⅜ Việt Nam —Thái Lan —Indonesia —Malaysia —Philippines 9 Trung Quốc 10 5 0 2014 2015 2016 2017 2018 Nguồn: Tổng hợp từ CEIC Biểu đồ 2.3: So sánh hệ số an toàn vốn CAR và CAGR tăng trưởng tín dụng của hệ thống NHTM Việt Nam và một số quốc gia trong khu vực Châu Á - Thái Bình Dương 2016
Nguồn: SB V, Credit Suisse
Ke từ năm 2015, hệ số an tồn vốn CAR của Việt Nam đang có xu hướng giảm dần. Điều này có thể lý giải là do năm 2015, Thơng tư 36 chính thức được thi hành,
2012 2013 2014 2015 2016 2017 2018 BIDV 9,04 10,2 3 9,27 9,81 10,15 9 8,7 VietinBank 10,3 3 713,1 10,4 10,6 10,4 9,8 10,3 Vietcombank 14,6 3 313,1 11,61 11,04 11,13 11,63 12 MB Bank 11,1 5 11 10,07 12,85 12,5 12 12,1 VP Bank 12,5 1 112,5 11,3 12,2 13,2 14,6 11,9 Techcombank 12,6 14,0 3 15,65 14,7 13,12 12,68 14,3 Á Châu 13,5 14,7 14,8 12,8 13,19 11,49 12,8 Sacombank 9,53 10,2 2 10,4 10,96 9,61 11,3 12 VIB 19,4 3 18 17,7 18 13,3 13,07 13 Maritime Bank 111,3 610,5 15,7 24,53 23,59 19,48 19,6 Eximbank 16,3 8 14,4 7 13,16 16,52 17,12 15,98 15,5 SHB 14,1 8 812,3 11,33 11,4 13 11,3 11,79
các quy định chặt chẽ hơn trong cách xác định hệ số an toàn vốn hay cũng như các giới hạn, tỷ lệ trong hoạt động tín dụng được áp dụng khiến ảnh hưởng tới hiệu quả sử dụng vốn của ngân hàng, vốn của ngân hàng giảm và hệ số an toàn vốn CAR cũng
giảm theo. Tuy nhiên, ngân hàng thương mại cần có cách khắc phục đối với tình trạng
này trước khi Thơng tư 41 chính thức được thực thi, khi ấy ngân hàng sẽ không những
phải chặt chẽ hơn trong rủi ro tín dụng mà cịn phải giám sát cả rủi ro thị trường và rủi ro hoạt động. Nếu tình trạng này tiếp tục tiếp diễn, e rằng các ngân hàng sẽ khó có thể thực thi được Thơng tư 41 được áp dụng trong thời gian tiếp theo.
Mặc dù tốc độ tăng trưởng tín dụng thuộc top những quốc gia tăng trưởng nhanh nhất khu vực Châu Á - Thái Bình Dương, tuy nhiên vốn ngân hàng cho các tài
sản có rủi ro tín dụng lại khơng được đảm bảo, hệ số an tồn vốn CAR của Việt Nam đang ở mức thấp nhất trong khu vực trong khi hệ số này mới chỉ được tính theo Thơng
tư 36 - dựa trên Basel I, đơn giản hơn rất nhiều so với các quốc gia trong khu vực tính hệ số an tồn vốn bằng Basel II. Một số quốc gia như Thái Lan hay Philippines đã chuyển sang áp dụng Hiệp ước vốn Basel III nhưng hệ số CAR vẫn rất cao lần lượt ở mức 18,34% và 15,44% vào cuối năm 2018. Việt Nam cần phải xác định
28
2.3. Thực trạng hệ số an toàn vốn tại các ngân hàng thương mại Việt Nam
Bảng 2.2: Hệ số an toàn vốn CAR của 13 NHTM được nghiên cứu
giai đoạn 2012 - 2018
TP Bank 40,1
Nguồn: Tự tổng hợp
Có thể thấy, giá trị hệ số an toàn vốn CAR của các 10 ngân hàng thí điểm áp dụng Basel II trong giai đoạn 2012 - 2018 khơng có một xu hướng biến động cụ thể, tuy nhiên đều cao hơn so với mức 9% mà NHNN yêu cầu (ngoại trừ hệ số CAR của ngân hàng BIDV năm 2018), nhìn vào những con số này có thể nói rằng các NHTM đang hoạt động một cách lành mạnh. Tuy nhiên, khi bóc tách ra, có thể nhận thấy một
đặc điểm, đó chính là hệ số CAR của các NHTM lớn như BIDV, Vietinbank, MB Bank có xu hướng thấp hơn, chỉ ở mức xấp xỉ mức quy định của NHNN (giá trị nhỏ