CHƢƠNG II : PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.2. Trình bày cơ sở lý luận
Để thực hiện bước này tác giả đã tóm tắt lại tất cả khung lý thuyết liên quan đến hiệu quả sử dụng tài sản để giúp giải quyết vấn đề nghiên cứu. Đồng thời tìm hiểu những nghiên cứu đi trước có liên quan có thể giúp giải quyết vấn đề nghiên cứu đã được xác định ở trên.
2.3. Xây dựng đề cƣơng nghiên cứu
Đề cương nghiên cứu sẽ trình bày kết quả các bước tiến hành của tác giả đã đạt được bao gồm trình bày vấn đề nghiên cứu, cơ sở lý luận của vấn đề nghiên cứu, đồng thời trình bày nội dung tiếp theo để giải quyết vấn đề nghiên cứu. Đây là một nghiên cứu khả thi của đề tài nghiên cứu chứ không chỉ đơn giản là những chương mục sẽ có trong báo cáo cuối cùng. Đề cương nghiên cứu phải nêu rõ được những vấn đề sau: Giới thiệu vấn đề nghiên cứu, trình bày cơ sở lý luận của vấn đề nghiên cứu, phương pháp nghiên cứu và nêu khái quát được cấu trúc dự kiến của báo cáo cuối cùng bao gồm các chương, mục và có thể thay đổi trong quá trình thực hiện.
Để xây dựng được đề cương nghiên cứu, tác giả tiến hành thực hiện những công việc sau đây:
- Khảo sát những nghiên cứu trước đây về những vấn đề liên quan đến hiệu quả sử dụng tài sản.
- Từ những quan sát và phán đoán về vấn đề nghiên cứu, tác giả thảo luận với đồng nghiệp và lấy ý kiến của các chuyên gia trong lĩnh vực tài chính về vấn đề sử dụng tài sản, nguồn gốc của nó và mục tiêu cụ thể của việc tìm ra lời giải đáp.
- Khảo sát những thơng tin, dữ liệu sẵn có về vấn đề hiệu quả sử dụng tài sản cụ thể tại Công ty cổ phần Đầu tư xây dựng Bạch Đằng TMC.
Sau khi đề cương nghiên cứu được chấp thuận, bước tiếp theo là tiến hành nghiên cứu theo kế hoạch đã được vạch ra trong đề cương nghiên cứu. Cụ thể các bước đó sẽ là thu thập số liệu và phân tích dữ liệu. Trong quá trình này, tác giả vẫn tiếp tục tham khảo thêm các tài liệu liên quan để tiếp tục điều chỉnh các bước tiếp theo và nhằm chuẩn bị cho việc viết báo cáo cuối cùng.
2.4. Thu thập dữ liệu
Tất cả các thông tin, số liệu thu thập để phục vụ cho nghiên cứu của luận văn là các thông tin, số liệu thứ cấp được lấy từ nhiều nguồn khác nhau.
- Phương pháp thu thập nguồn dữ liệu thứ cấp:
Dữ liệu thứ cấp là những dữ liệu được thu thập từ những nguồn sẵn có và đã qua ít nhất một lần tổng hợp, xử lý.
Nguồn dữ liệu thứ cấp phục vụ cho việc nghiên cứu đề tài khá đa dạng, được lấy từ các nguồn sau:
+ Nguồn nội bộ: là số liệu báo cáo về hoạt động của doanh nghiệp; các quy định, nghị định, hướng dẫn, văn bản, báo cáo của ngành trong hồ sơ lưu trữ tại Công ty.
+ Trên Internet: thực hiện tra cứu các thông tin liên quan đến các câu hỏi và mục đích nghiên cứu của đề tài, tìm kiếm dữ liệu tại Cơng ty và tại website của Công ty và Tổng công ty xây dựng Bạch Đằng.
+ Các báo cáo do Chính phủ, Bộ tài chính ban hành, các báo cáo nghiên cứu chuyên sâu về tài chính doanh nghiệp, các luận văn thạc sỹ, tiến sỹ.
- Phương pháp phỏng vấn: được áp dụng thông qua việc gặp gỡ, yêu cầu trả lời câu hỏi trực tiếp. Trong quá trình phỏng vấn tùy vào đối tượng được phỏng vấn, trình độ chun mơn và chức năng quản lý của họ, người phỏng vấn đặt ra các câu hỏi linh hoạt nhằm mục tiêu chỉ ra được những khía
cạnh mới trong phạm vi câu hỏi đã chuẩn bị. Các câu trả lời được người phỏng vấn lĩnh hội và ghi lại chi tiết.
Bên cạnh phương pháp thu thập dữ liệu nghiên cứu được thiết kế như trên, tác giả còn sử dụng phương pháp khác hỗ trợ cho quá trình nghiên cứu là phương pháp tham khảo ý kiến chuyên gia.
Phương pháp chuyên gia: là phương pháp sử dụng trí tuệ của đội ngũ
chun gia có trình độ cao của một chun ngành để xem xét, nhận định bản chất một sự kiện khoa học hay thực tiễn phức tạp, để tìm ra giải pháp tối ưu cho các sự kiện đó hay phân tích, đánh giá một sản phẩm khoa học.
Trong q trình tiến hành nghiên cứu, tác giả có sử dụng phương pháp lấy ý kiến chuyên gia bằng cách tham khảo ý kiến của các thầy cô đang giảng dạy tại trường Đại học Kinh tế - Đại học quốc gia Hà Nội. Thầy cơ là người có nhiều kinh nghiệm trong việc giảng dạy và nghiên cứu về tài chính doanh nghiệp. Những ý kiến đóng góp của các thầy cơ đã giúp tác giả rút ngắn thời gian làm luận văn, tiết kiệm chi phí và đạt hiệu quả như hoạch định.
2.5. Tổng hợp thông tin
Trước hết, tác giả sử dụng phương pháp luận của chủ nghĩa duy vật biện chứng và duy vật lịch sử để nghiên cứu quá trình hình thành và sử dụng tài sản tại các doanh nghiệp nói chung.
Bên cạnh đó, phương pháp phân tích, tổng hợp, diễn giải quy nạp được tác giả sử dụng nhằm nêu rõ thực trạng sử dụng tài sản tại Công ty như:
+ Phương pháp phân tích số liệu chi tiết theo thời gian: Các kết quả kinh doanh bao giờ cũng là một quá trình diễn ra trong từng khoảng thời gian nhất định. Mỗi khoảng thời gian khác nhau sẽ có những nguyên nhân tác động khác nhau. Việc phân tích số liệu theo thời gian sẽ giúp ta đánh giá được nhịp độ, tốc độ phát triển của các chỉ tiêu qua từng thời kỳ khác nhau.
+ Phân tích số liệu chi tiết theo bộ phận cấu thành của chỉ tiêu: Phân tích Dupont các chỉ tiêu kinh tế thường được chi tiết thành nhiều yếu tố khác nhau. Nghiên cứu chi tiết giúp ta đánh giá chính xác các yếu tố cấu thành của chỉ tiêu phân tích thơng qua sự thay đổi của từng bộ phận cấu thành nên chỉ tiêu đó.
Sau khi quan sát, thu thập, thống kê số liệu, tài liệu liên quan, để phân tích và đánh giá được hiệu quả sử dụng tài sản, tác giả sử dụng hai phương pháp là phương pháp so sánh và phương pháp tỷ số.
-Phương pháp so sánh: Là phương pháp được sử dụng phổ biến trong phân tích hoạt động kinh doanh. Khi sử dụng phương pháp này thì chúng ta phải lựa chọn tiêu chuẩn để so sánh. Tiêu chuẩn so sánh là chỉ tiêu của một kỳ được lựa chọn làm căn cứ để so sánh, được gọi là gốc so sánh. Tùy theo mục đích của nghiên cứu mà lựa chọn gốc so sánh thích hợp. Các gốc so sánh có thể là:
+ Tài liệu của kỳ trước (năm trước) nhằm đánh giá xu hướng phát triển của các chỉ tiêu.
+ Các mục tiêu dự kiến (kế hoạch, dự toán, định mức) nhằm đánh giá tình hình thực hiện so với kế hoạch, dự tốn, định mức.
+ Các chỉ tiêu trung bình ngành, khu vực kinh doanh, nhu cầu đơn đặt hàng,... nhằm khẳng định vị trí của doanh nghiệp và khả năng đáp ứng nhu cầu,...
Các chỉ tiêu của kỳ được so sánh với kỳ gốc lựa chọn được gọi là chỉ tiêu kỳ thực hiện và là kết quả mà doanh nghiệp đã đạt được.
Để phép so sánh có ý nghĩa thì điều kiện tiên quyết là các chỉ tiêu được sử dụng phải đồng nhất. Trong thực tế thường điều kiện có thể so sánh được giữa các chỉ tiêu kinh tế cần được quan tâm cả về mặt thời gian và không gian. Về mặt thời gian và khơng gian. Về mặt thời gian thì các chỉ tiêu được
tính trong cùng một khoảng thời gian hạch toán phải thống nhất trên ba mặt: phải cùng phản ánh nội dung kinh tế, phải cùng một phương pháp tính tốn và phải cùng một đơn vị đo lường. Về mặt khơng gian thì các chỉ tiêu cần phải được quy đổi về cùng quy mô và điều kiện kinh doanh tương tự nhau.
Thông thường, người ta thường sử dụng các kỹ thuật so sánh sau:
+ So sánh bằng số tuyệt đối: Là kết quả của phép trừ giữa trị số của kỳ phân tích so với kỳ gốc của các chỉ tiêu tài chính, kết quả so sánh biểu hiện khối lượng quy mơ của các chỉ tiêu tài chính.
+ So sánh bằng số tương đối: Là kết quả của phép chia giữa trị số của kỳ phân tích so với kỳ gốc của các chỉ tiêu tài chính, kết quả so sánh biểu hiện kết cấu, mối quan hệ, tốc độ phát triển, mức phổ biến của các chỉ tiêu tài chính.
+ So sánh bằng số bình quân: Số bình quân là dạng số đặc biệt của số tuyệt đối, biểu hiện của tính chất đặc trưng chung về mặt số lượng, nhằm phản ánh đặc điểm chung của một đơn vị, một bộ phận hay một tổng thể chung có cùng một tính chất. Tùy theo mục đích và yêu cầu của phân tích, tính chất và nội dung của các chỉ tiêu tài chính mà người ta sử dụng kỹ thuật so sánh thích hợp.
Q trình phân tích theo kỹ thuật của phương pháp so sánh có thể thực hiện theo ba hình thức:
+ So sánh theo chiều dọc: Là quá trình so sánh nhằm xác định tỷ lệ quan hệ tương quan giữa các chỉ tiêu từng kỳ của các báo cáo kế tốn tài chính, nó cịn được gọi là phân tích theo chiều dọc.
+ So sánh theo chiều ngang: Là quá trình so sánh nhằm xác định các tỷ lệ và chiều hướng biến động giữa các kỳ trên báo cáo kết tốn tài chính.
+ So sánh xác định xu hướng và tính liên hệ của các chỉ tiêu: Các chỉ tiêu riêng biệt hay các chỉ tiêu tổng cộng trên báo cáo được xem xét trong mối
quan hệ với các chỉ tiêu phản ảnh quy mơ chung và chúng có thể được xem xét nhiều kỳ để cho ta thấy rõ hơn xu hướng phát triển của các hiện tượng nghiên cứu.
Các hình thức sử dụng kỹ thuật so sánh trên thường được phân tích trong các báo cáo kế tốn tài chính, nhất là báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh, bảng cân đối kế toán và bảng lưu chuyển tiền tệ là các báo cáo tài chính định kỳ quan trọng của doanh nghiệp.
Trong luận văn này, việc sử dụng phương pháp so sánh để nghiên cứu được áp dụng sử dụng cả so sánh bằng số tuyệt đối, tương đối với số liệu được thu thập trong các năm 2012 – 2014; hình thức so sánh theo chiều ngang, so sánh kết quả năm sau so với năm trước để thây được tình hình hoạt động của doanh nghiệp cùng như xu hướng phát triển của nó và so sánh theo chiều dọc để thấy được tỷ trọng, kết cấu các thành phân trong tổng tài sản.
- Phương pháp tỷ số: Là phương pháp trong đó các tỷ số được sử dụng để phân tích. Đó là các tỷ số đơn được thiết lập bởi các chỉ tiêu này so với chỉ tiêu khác. Đây là phương pháp có tính hiện thực cao với các điều kiện áp dụng ngày càng được bổ sung và hồn thiện do nguồn thơng tin kế tốn – tài chính được cải tiến và được cung cấp đầy đủ hơn làm cơ sở để hình thành những tỷ lệ tham chiếu tin cậy cho việc đánh giá một tỷ số của một doanh nghiệp hay một nhóm doanh nghiệp, việc áp dụng công nghệ tin học ngày càng rộng rãi với nhiều chức năng và công dụng mới cho phép tích lũy dữ liệu và thúc đẩy nhanh q trình tính tốn hàng loạt các tỷ số; đồng thời phương pháp phân tích này giúp nhà phân tích khai thác có hiệu quả những số liệu và phân tích một cách hệ thống hàng loạt tỷ số theo chuỗi thời gian liên tục theo từng giai đoạn.
2.6. Phân tích kết quả, kết luận
Từ kết quả phân tích số liệu, tác giả giải thích ý nghĩa của nó về hiệu quả tài chính, kinh tế và hiệu quả xã hội. Làm sáng tỏ ý nghĩa của nó đối với vấn đề nghiên cứu. Trong đó hai khía cạnh tác giả muốn làm rõ là ý nghĩa về mặt học thuật và ý nghĩ thực tiễn. Nhằm trả lời câu hỏi nghiên cứu có giúp những nhà hoạt động thực tiễn cải thiện được gì về vấn đề mà tác nghiên cứu khơng? Nó có giá trị gì đối với những người nghiên cứu tiếp theo không?
Báo cáo cuối cùng tác giả sẽ trình bày theo kết cấu đã đề nghị trong đề cương nghiên cứu với các nội dung cụ thể sau:
- Vấn đề nghiên cứu
- Tổng quan tình hình nghiên cứu và cơ sở lý luận về hiệu quả sử dụng tài sản của doanh nghiệp
- Phương pháp nghiên cứu
- Thực trạng hiệu quả sử dụng tài sản tại Công ty cổ phần Đầu tư xây dựng Bạch Đằng TMC (kết quả phân tích và giải thích kết quả phân tích số liệu, đánh giá)
CHƢƠNG III
THỰC TRẠNG SỬ DỤNG TÀI SẢN TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN ĐẦU TƢ XÂY DỰNG BẠCH ĐẰNG TMC
3.1. Khái quát chung về Công ty Cổ phần Đầu tƣ Xây dựng Bạch Đằng TMC
Tên giao dịch: Công ty cổ phần Đầu tư xây dựng Bạch Đằng TMC Tên giao dịch quốc tế: BACH DANG TMC CONSTRUCTION - INVESTMENT JOINT STOCK COMPANY
Mã chứng khốn: BHT
Trụ sở chính: số 198 Nguyễn Tuân, Thanh Xuân, Hà Nội. Điện thoại: 0437.834070 Fax: 0437.834071
Email: support@xaydungtmc.com Website: http://bachdangtmc.com/
3.1.1 Quá trình hình thành và phát triển của cơng ty
Cơng ty Cổ phần Đầu tư xây dựng Bạch Đằng TMC có tiền thân là Công ty Cổ phần Lắp máy Điện nước và Xây dựng, được chuyển đổi từ Công ty Lắp máy Điện nước và Xây dựng – Tổng công ty Xây dựng Bạch Đằng theo Quyết định số 2304/QĐ-BXD ngày 23/12/2004 của Bộ Xây dựng. Theo nội dung quyết định trên, cơng ty chuyển đổi từ loại hình cơng ty nhà nước thành cơng ty cổ phần với mức vốn điều lệ ban đầu là 3 tỷ đồng do Nhà nước nắm giữ 52,8% số cổ phần.
Tháng 5/2007, Đại hội cổ đông đã thông qua chủ trương tăng vốn điều lệ công ty lên 13 tỷ đồng để đáp ứng với nhu cầu và tiềm năng phát triển của cơng ty.
Tháng 2/2010, tên cơng ty chính thức đổi thành Cơng ty Cổ phần Đầu tư xây dựng Bạch Đằng TMC và Đại hội cổ đông thông qua chủ trương tiếp tục tăng vốn điều lệ lên 26 tỷ đồng thơng qua việc phát hành thêm 1.300.000
cổ phần. Tính đến thời điểm 29/4/2010, số vốn điều lệ mới của công ty đạt 26 tỷ, đáp ứng một phần nhu cầu hoạt động kinh doanh của công ty. Năm 2011, công ty đã phát hành thành công trái phiếu chuyển đổi trị giá 20 tỷ đồng và năm 2012 chuyển đổi thành cơng nâng vốn điều lệ thực góp của cơng ty đạt 46 tỷ đồng, đáp ứng nhu cầu hoạt động kinh doanh của cơng ty.
Ngày 11/01/2011, cổ phiếu BHT của cơng ty chính thức được niêm yết trên sàn giao dịch chứng khoán Hà Nội, đánh dấu bước phát triển mạnh mẽ của công ty.
Trong quá trình hình thành và phát triển, Cơng ty Cổ phần Đầu tư xây dựng Bạch Đằng TMC đã tích lũy được rất nhiều kinh nghiệm trong kinh doanh, xây lắp cũng như trong điều hành sản xuất. Mọi sản phẩm làm ra được khách hàng trong và ngồi nước tín nhiệm. Đến nay cơng ty có một đội ngũ cán bộ quản lý, cơng nhân kỹ thuật lành nghề, có tay nghề cao được tuyển chọn kỹ, luôn tiếp thu những công nghệ tiên tiến cùng với sự năng động tiếp xúc với thị trường mới, công ty đã ký được nhiều hợp đồng xây dựng công nghiệp, dân dụng, hạ tầng kỹ thuật… vừa và lớn trong phạm vi cả nước góp phần đẩy nhanh tơc độ tăng trưởng kinh tế và tích lũy của đơn vị.
3.1.2 Cơ cấu bộ máy quản lý của công ty
Công ty cổ phần Đầu tư xây dựng Bạch Đằng TMC tổ chức bộ máy quản lý theo cơ cấu trực tuyến, tuân thủ qui định của Luật doanh nghiệp về cơ cấu tổ chức của công ty cổ phần. Một số nội dung đã được qui định rõ ràng trong Điều lệ hoạt động của công ty.