CHƢƠNG II : PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.2. Thực trạng hiệu quả sử dụng tài sản tại Công ty Cổ phần Đầu tƣ
3.2.1. Thực trạng tài sản của công ty
Để đánh giá được thực trạng hiệu quả sử dụng tài sản tại cơng ty, trước hết ta tìm hiểu thực trạng tài sản của công ty trong những năm qua. Trong q trình kinh doanh, cơng ty đã có những thay đổi về quy mơ và tỷ trọng của tài sản và được thể hiện bằng số liệu sau:
Bảng 3.2 – Cơ cấu tài sản của Công ty CP ĐTXD Bạch Đằng TMC
ĐVT: triệu đồng Chỉ tiêu Tài sản ngắn hạn Tài sản dài hạn Tổng tài sản
(Nguồn: Báo cáo tài chính các năm 2012- 2014 của Cơng ty Cổ phần Đầu tư xây dựng Bạch Đằng TMC)
Qua bảng 3.2, cho thấy tổng tài sản có xu hướng tăng lên qua ba năm. Năm 2012, tổng tài sản ở mức 212 tỷ đồng. Sang năm 2013, tổng tài sản giảm 1,74% còn hơn 208 tỷ đồng. Năm 2014, tổng tài sản đã tăng 5,68% so với
năm 2013 lên hơn 220 tỷ đồng, thể hiện quy mơ hoạt động kinh doanh đã có sự mở rộng.
Về cơ cấu tài sản, ta thấy tái sản ngắn hạn chiếm tỷ trọng cao trong tổng tài sản và có xu hướng tăng lên từ 82,94% lên 87,18% qua ba năm. Đồng nghĩa với việc tỷ trọng tài sản dài hạn giảm từ 17,06% xuống còn 12,82% vào năm 2014. Việc TSNH luôn được đầu tư nhiều hơn TSDH rất nhiều là do Công ty hoạt động chủ yếu trong lĩnh vực xây dựng, doanh thu về hoạt động này mang lại cũng chiếm tỷ trọng rất lớn, do đó vốn tài trợ cho nguyên vật liệu, nhân công, hàng tồn kho và các khoản phải thu từ chủ đầu tư là rất lớn. Trong khi đó TSDH chiểm tỷ trọng nhỏ hơn và chủ yếu là các máy móc, trang thiết bị, nhà cửa và quyền sử dụng đất có thể đầu tư một lần nhưng thời gian sử dụng lâu dài.
Để có thể đánh giá một cách đầy đủ và chính xác hiệu quả sử dụng tài sản, chúng ta cần đi sâu phân tích cơ cấu của tài sản ngắn hạn cũng như tài sản dài hạn. Qua việc phân tích này sẽ giúp ta hiểu rõ hơn tác động của từng yếu tố đến hiệu quả chung, đồng thời sẽ là cơ sở để đưa ra những biện pháp thích hợp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản thông qua việc điều chỉnh cơ cấu đầu tư.
3.2.1.1. Thực trạng tài sản ngắn hạn của Công ty
Để tiến hành hoạt động kinh doanh, việc đầu tư vào tài sản ngắn hạn là hết sức cần thiết. Tài sản ngắn hạn là một bộ phận quan trọng và có sự biến đổi nhanh chóng trong tổng tài sản của doanh nghiệp. Quy mô và cơ cấu trong tài sản ngắn hạn phụ thuộc vào nhiều yếu tố và nó sẽ có tác động lớn đến kết quả kinh doanh nói chung và hiệu quả sử dụng tài sản nói riêng của doanh nghiệp.
Đối với công ty Cổ phần Đầu tư xây dựng Bạch Đằng TMC, trong 3 năm 2012 - 2014 quy mô và cơ cấu của tài sản ngắn hạn đã có sự thay đổi, nó
phụ thuộc vào chiến lược phát triển của Công ty và sự tác động của môi trường kinh doanh.
Bảng 3.3 – Cơ cấu TSNH của công ty CP ĐTXD Bạch Đằng TMC
Chỉ tiêu
I.Tiền và các khoản tƣơng đƣơng tiền
1.Tiền
2.Các khoản tương đương tiền
II. Các khoản phải thu ngắn hạn
1. Phải thu khách hàng 2. Trả trước cho người bán 3. Các khoản phải thu khác
4. Dự phịng phải thu ngắn hạn khó địi
III. Hàng tồn kho
1. Nguyên, vật liệu, công cụ, dụng cụ 3. Thành phẩm
4. Hàng hóa
5. Chi phí sản xuất kinh doanh dở dang
IV. Tài sản ngắn hạn khác
1. Chi phí trả trước ngắn hạn 2. Tài sản ngắn hạn khác
Tổng tài sản ngắn hạn
(Nguồn: BCTCcác năm 2012 – 2014 của công ty CP ĐTXD Bạch Đằng TMC) Qua bảng số liệu trên ta thấy, tổng TSNH của Công ty liên tục tăng
trong 3 năm. Nguyên nhân là do Công ty hoạt động chủ yếu trong lĩnh vực xây dựng, nhận thầu xây lắp các cơng trình lớn, thời gian thi cơng kéo dài, nhu cầu sử dụng TSLĐ tăng nhanh theo hoạt động sản xuất kinh doanh ngày càng tăng.
Trong cơ cấu tài sản ngắn hạn của Công ty trong ba năm, hàng tồn kho luôn chiếm tỷ trọng cao nhất (trên 50%) trong tổng TSNH, trong đó chủ yếu là các chi phí sản xuất kinh doanh dở dang của các cơng trình, hạng mục cơng trình chưa được thanh quyết tốn làm cho giá trị hàng tồn kho có xu hướng tăng qua ba năm. Đứng sau hàng tồn kho là các khoản phải thu ngắn hạn. Tiền, các khoản tương đương tiền và tài sản ngắn hạn khác chỉ chiếm tỷ trọng nhỏ trong tổng TSNH. Tuy nhiên, tỷ trọng của từng loại có sự thay đổi qua các năm. Cụ thể như sau:
- Tiền và các khoản tương đương tiền: có xu hướng biến động mạnh
qua ba năm. Năm 2012, tổng lượng tiền và các khoản tương đương tiền là 1.203 triệu đồng nhưng sang năm 2013 đã giảm xuống còn 24 triệu đồng. Sang năm 2014, con số này đã tăng đến 3.809 triệu. Có sự biến động lên xuống thất thường này là do trong mấy năm gần đây, nền kinh tế nước ta chưa ổn định kéo theo sự khủng hoảng thị thường bất động sản gây ảnh hưởng đến kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh và khả năng thu hồi vốn tiền mặt của Công ty. Từ bảng 3.3 ta thấy tiền và các khoản tương đương tiền năm 2013 giảm cả về giá trị và tỷ trọng so với năm 2012 và 2014. Sang năm 2014 công ty đã chú trọng khắc phục và nhanh chóng phát triển, quản lý tốt hơn lượng tiền thanh khoản, nâng cao tỷ trọng lượng tiền này trong tổng TSNH nhằm giảm rủi ro trong hoạt động kinh doanh của Công ty.
- Các khoản phải thu ngắn hạn: Giá trị các khoản phải thu ngắn hạn
tăng đều qua các năm và ln ở mức cao. Điều này là hồn tồn hợp lý vì Cơng ty hoạt động trong lĩnh vực xây dựng các cơng trình lớn. Năm 2012, các khoản phải thu ở mức hơn 46 tỷ đồng chiếm 26,75% trong tổng TSNH. Sang năm 2013 đã tăng lên gần 48 tỷ và hơn 52 tỷ đồng vào năm
đó thị trường đầu vào biến động, giá cả xăng dầu và nguyên vật liệu xây dựng tăng cao, công ty phải tăng các khoản trả trước cho người bán nhằm mua được với giá rẻ hơn làm giảm chi phí đầu vào cho các hoạt động. Tuy nhiên, tốc độ tăng khoản dự phịng phải thu khó địi lớn hơn so với tốc độ tăng khoản phải thu khách hàng. Năm 2013, tốc độ tăng khoản phải thu khách hàng là 4,12% trong khi tốc độ tăng khoản dự phịng phải thu khó địi là 7,47%. Năm 2014, khoản phải thu khách hàng tăng 9,28% nhưng dự phịng phải thu khó địi lại tăng 13,93%. Do đó, doanh nghiệp cần có biện pháp thúc đẩy q trình thu hồi các khoản nợ phải thu.
- Hàng tồn kho: luôn chiếm tỷ trọng cao nhất trong các năm. Năm 2012,
giá trị hàng tồn kho trên 112 tỷ đồng, sang năm 2013 giảm xuống còn gần 109 tỷ đồng, đến năm 2014 lại tăng lên gần 113 tỷ đồng. Song tỷ trọng hàng tồn kho đã giảm dần qua 3 năm từ 63,84% năm 2012 còn 58,68% năm 2014. Nguyên nhân tỷ trọng hàng tồn kho giảm dần là do cùng với nỗ lực thoát khỏi những ảnh hưởng tiêu cực của cuộc khủng hoảng kinh tế năm 2012 trong nước và thế giới, Công ty đã giảm mức đầu tư, chú trọng hơn với các khoản đầu tư ngắn hạn. Đồng thời, do nên kinh tế trong nước trì trệ làm cho các cơng trình tồn đọng chưa thanh quyết toán tăng nhanh nên dẫn đến giá trị hàng tồn kho tăng qua các năm.
- Tài sản ngắn hạn khác: có xu hướng tăng, năm 2012 là hơn 15 tỷ
đồng, sang năm 2013 tăng 26,46% gần 20 tỷ đồng. Năm 2014 tiếp tục tăng 17,70% so với năm 2013 lên gần 23 tỷ đồng. Nguyên nhân do chi phí trả trước ngắn hạn tăng 273% năm 2013 và 242% năm 2014 so với năm 2012. Đồng thới, khoản tạm ứng của công ty cũng tăng 25% vào năm 2013 và 20% vào năm 2014.
3.2.1.2. Thực trạng tài sản dài hạn của Cơng ty
Đối với mỗi doanh nghiệp, ngồi việc đầu tư vào TSNH, doanh nghiệp còn tập trung đầu tư TSDH bởi TSDH ln chiếm vị trí hết sức quan trọng trong hoạt động sản xuất – kinh doanh. Nó thể hiện quy mơ năng lực sản xuất – kinh doanh của doanh nghiệp.
Tỷ trọng của TSDH trong tổng số tài sản của doanh nghiệp phụ thuộc vào tỷ trọng của tài sản cố định và tài sản dài hạn khác.
Dưới đây là cơ cấu tài sản dài hạn của công ty Cổ phần Đầu tư xây dựng Bạch Đằng TMC:
Bảng 3.4 – Cơ cấu TSDH của Công ty CP ĐTXD Bạch Đằng TMC Chỉ tiêu I.Tài sản cố định 1.Tài sản cố định hữu hình -Ngun giá
-Giá trị hao mịn luỹ kế 2. Tài sản cố định vơ hình
-Ngun giá
-Giá trị hao mịn luỹ kế 3.Chi phí xây dựng cơ bản dở dang
II.Tài sản dài hạn khác
1.Chi phí trả trước dài hạn
2.Tài sản dài hạn khác
Tổng tài sản dài hạn
(Nguồn: BCTC các năm 2012-2014 của công ty CP ĐTXD Bạch Đằng TMC)
Qua bảng trên ta thấy, Tài sản dài hạn của công ty tập trung vào 2 loại tài sản cố định và tài sản dài hạn khác. Tuy nhiên, tài sản cố định luôn chiếm tỷ trọng
lớn nhất (trên 90%), khoản tài sản dài hạn khác chiếm tỷ trọng nhỏ trong tổng tài sản dài hạn của công ty.
Thứ nhất, về tài sản dài hạn khác:
TSDH khác có xu hướng giảm, mà chính là do sự giảm đi của chi phí trả trước dài hạn. Năm 2012, chi phí trả trước dài hạn vào khoảng 2,6 tỷ đồng. Khoản chi phí này bao gồm: giá trị cịn lại của cơng cụ, dụng cụ xuất dùng chờ phân bổ, giá trị thương hiệu. Tuy nhiên, sang năm 2013, chi phí trả trước dài hạn đã giảm đi 3,46% còn hơn 1,1 tỷ và tiếp tục giảm còn xấp xỉ 0,79 tỷ đồng vào năm 2014.
Thứ hai, về tài sản cố định:
Tài sản cố định có sự giảm đi về giá trị và tăng lên về tỷ trọng qua các năm. Năm 2012, giá trị tài sản cố định ở mức hơn 33 tỷ đồng, tương ứng 92,76% tổng giá trị tài sản dài hạn. Sang năm 2013, giá trị tài sản cố định giảm hơn 3 tỷ đồng, nhưng tỷ trọng lại tăng từ 92,76% lên 96,22%. Bước sang năm 2014, sự đầu tư vào tài sản cố định tiếp tục giảm xuống gần 3 tỷ đồng, đồng thời tỷ trọng tăng từ 96,22% lên 97,02%. Điều này là hồn tồn hợp lý vì tổng tài sản dài hạn của công ty giảm dần trong 3 năm nên tài sản cố định và tài sản dài hạn khác có sự giảm đi về giá trị. Tuy nhiên, tốc độ giảm của TSCĐ ít hơn so với TSDH khác cho nên mặc dù giá trị giảm nhưng tỷ trọng của TSCĐ vẫn tăng lên. Cụ thể giá trị TSCĐ giảm 10% vào năm 2013 và 9,2% vào năm 2014, trong khi giá trị TSDH khác giảm 54,8% và 29% vào năm 2013 và 2014. Có thể thấy khơng có sự đổi mới máy móc, trang thiết bị của cơng ty. Trong đó, TSCĐ hữu hình và vơ hình chiếm tỷ trọng lớn. Do vậy, cơ cấu TSCĐ hữu hình và vơ hình là những yếu tố hết sức quan trọng cần được xem xét.
Bảng 3.5 – Cơ cấu TSCĐ HH của công ty CP ĐTXD Bạch Đằng TMC Chỉ tiêu Nhà cửa, vật kiến trúc Máy móc, trang thiết bị Phƣơng tiện vận tải, truyền dẫn Thiết bị dụng cụ quản lý Tổng TSCĐ hữu hình
(Nguồn: BCTC các năm 2012-2014 của công ty CP ĐTXD Bạch Đằng TMC)
Là một doanh nghiệp hoạt động chủ yếu trong lĩnh vực xây dựng, giá trị của máy móc, trang thiết bị ln chiếm tỷ trọng cao nhất trong tổng tài sản cố định hữu hình của cơng ty (trên 80%).
Để có thể nhận biết được tình trạng TSCĐ hữu hình, ta cần đánh giá chính xác hệ số hao mòn của chúng.
Số tiền khấu hao luỹ kế đã trích Hệ số hao mịn TSCĐHH =
Ngun giá TSCĐHH tại thời điểm đánh giá Hệ số hao mòn này càng lớn (càng tiến về 1) thì chứng tỏ TSCĐHH càng cũ, lạc hậu và cần được đổi mới, thay thế.
Bảng 3.6 - Hệ số hao mịn TSCĐHH của cơng ty CP ĐTXD Bạch Đằng TMC
Chỉ tiêu Nguyên giá TSCĐHH Số tiền khấu hao luỹ kế Hệ số hao mòn TSCĐHH
(Nguồn: BCTC các năm 2012-2014 của công ty CP ĐTXD Bạch Đẳng TMC)
Hệ số hao mòn TSCĐHH: tăng lên qua 3 năm từ 0,42 năm 2012 lên 0,53 năm 2013 và tiếp tục tăng lên đến 0,61 vào năm 2014. Điều này chứng tỏ gần
đây, TSCĐHH của công ty đang dần trở nên cũ, lạc hậu, cần được đổi mới và thay thế. Tuy nhiên, cơng ty vẫn chưa có sự đầu tư mở rộng quy mơ trang thiết bị, máy móc phục vụ cho việc thi cơng, một hoạt động chủ chốt của công ty.
Giá trị TSCĐ vơ hình của cơng ty khơng thay đổi qua 3 năm là 16.100 triệu đồng, tuy nhiên tỷ trọng thì tăng lên và luôn chiếm tỷ lệ cao trong tổng TSCĐ. Năm 2012 là 47,93%, tăng lên 53,31% vào năm 2013 và 58,74% vào năm 2014. Giá trị TSCĐ vơ hình chính là giá trị quyền sử dụng đất lâu dài của công ty tại huyện Thạch Thất, thành phố Hà Nội.
Ngồi ra, TSCĐ của cơng ty cịn thể hiện ở chi phí xây dựng cơ bản dở dang. Tuy nhiên, loại tài sản này chiếm tỷ trọng nhỏ và thay đổi không đáng kể trong các năm qua.