Cơ cấu mặt hàng máy móc thiết bị nhập khẩu

Một phần của tài liệu hoạt động nhập khẩu máy móc, thiết bị tại công ty cổ phần khkt thái bình dương (Trang 32 - 34)

Cơ cấu hàng hóa nhập khẩu của Công ty bao gồm 4 nhóm sản phẩm chính: Thiết bị nghiên cứu khoa học, thiết bị y tế, thiết bị cơ khí, thang máy.

Bảng 2.5: Cơ cấu mặt hàng nhập khẩu qua các năm 2007, 2008, 2009, 2010

(Đơn vị: USD)

Năm Chỉ tiêu

Năm 2007 Năm 2008 Năm 2009 Năm 2010

GT GT (%)Tg GT (%)Tg GT (%)Tg TB khoa học 915697 1098437 +19.95 1075563 -2.08 1140365 +6.02 TB y tế 696031 706941 +1.56 659523 -6.70 952156 +44.37 TB cơ khí 869615 809596 - 6.90 790722 -2.33 642677 -18.72 Thang máy 102531 112978 +10.19 116253 +2.89 122732 +5.57 Khác 161800 132561 -18.07 159263 +20.1 100941 -36.62 Tổng 2745674 2860513 6.74 2801324 11.92 2958871 0.626

(Nguồn: Báo cáo nhập khẩu của Công ty qua các năm- Phòng hợp đồng XNK)

Năm 2007, Kim ngạch nhập khẩu nhóm hàng cơ khí là 869,615 USD, chiếm tỷ trọng trên 31,67%. Tuy nhiên, sau đó giảm dần qua các năm tiếp

SV: Nguyễn Thị Phượng (TC400314)

Chuyên đề thực tập GVHD: ThS. Nguyễn Xuân Hưng

theo. Đến năm 2010, tỷ trọng nhóm hàng chỉ còn chiếm 21,72%, đạt 642,677 USD. Ngược lại, nhóm sản phẩm về thiết bị nghiên cứu khoa học và thiết bị y tế, thang máy lại tăng mạnh. Tăng nhiều nhất là nhóm sản phẩm thiết bị y tế, tăng 7% trong vòng 3 năm; nhóm sản phẩm thiết bị khoa học tăng 5 % trong vòng 3 năm. Nhóm sản phẩm khác bao gồm một số loại thiết bị có giá trị nhỏ: máy tính, máy in…cũng giảm dần từ tỷ trọng 5.9% (năm 2007) xuống còn 3.41%( năm 2010). Mặc dù về giá trị kim ngạch nhập khẩu có sự giảm sụt đáng kể giữa hai năm 2008 và năm 2009 là do ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới. Nhưng sau thời kỳ khủng hoảng, kim ngạch nhập khẩu của Công ty lại tăng trở lại nhanh chóng. Những năm trước đây, Nhà nước có chủ trương nhập khẩu các thiết bị cơ khí để phục vụ sản xuất trong nước nên nhóm hàng cơ khí chiếm tỷ trọng trong cơ cấu sản phẩm nhập khẩu. Tuy nhiên, những năm gần đây, vì trong nước đã sản xuất được một số máy móc phục vụ sản xuất. Bên cạnh đó, việc xuất hiện nhiều căn bệnh lạ trên thế giới : Cúm gia cầm, Sars.. và nhu cầu nghiên cứu cơ bản nên nhóm hàng thiết bị nghiên cứu khoa học và thiết bị y tế tăng mạnh. Dự báo trong thời gian tới sẽ tiếp tục tăng tỷ trọng các nhóm mặt hàng theo hướng này.

Hình 2.3: Cơ cấu mặt hàng nhập khẩu năm 2010

(Nguồn: Báo cáo của phòng Hợp đồng Xuất Nhập Khẩu)

SV: Nguyễn Thị Phượng (TC400314)

Chuyên đề thực tập GVHD: ThS. Nguyễn Xuân Hưng

Năm 2010, thiết bị nghiên cứu khoa học vẫn là nhóm hàng hóa nhập khẩu với kim ngạch lớn nhất đạt 1,140,365 USD, chiếm 38.54%. Sau đó là thiết bị y tế đạt 952,156 USD, chiếm 32.18%. Tiếp đến là thiết bị cơ khí và thang máy với số liệu lần lượt là 642,677USD (đạt 21.72%), 122,732 USD( đạt 4.15%). Còn lại, các sản phẩm khác chiếm 3.41%.

Một phần của tài liệu hoạt động nhập khẩu máy móc, thiết bị tại công ty cổ phần khkt thái bình dương (Trang 32 - 34)