Định hướng phát triển của VPBank

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEB một số giải pháp nâng cao hiệu quả kiểm toán nội bộ hoạt động tín dụng tại ngân hàng việt nam thịnh vượng tài chính và ngân hàng (Trang 76)

Mục tiêu phát triển của VPBank đến năm 2017 sẽ trở thành 1 trong 5 ngân hàng hàng đầu Việt Nam và 1 trong 3 ngân hàng bán lẻ hàng đầu Việt Nam. Vì vậy, trong thời gian tới VPBank sẽ tiếp tục đẩy mạnh việc mở rộng quy mô hoạt động, thúc đẩy việc đa dạng hóa sản phẩm và đối tượng khách hàng.

Trong đó một mục tiêu quan trọng hàng đầu là tăng trưởng mạnh về hoạt động tín dụng. Một số định hướng tín dụng của VPBank trong thời gian tới bao gồm:

Tiếp tục đẩy mạnh phát triển khách hàng tại các khu vực thị trường mục tiêu của VPBank. Thông qua việc phân chia phân khúc khách hàng bao gồm khách hàng cá nhân, khách hàng doanh nghiệp vừa và nhỏ, khách hàng doanh nghiệp lớn và các định chế tài chính. Đối với mỗi đối tượng khách hàng, sản phẩm tín dụng sẽ có những ưu đãi riêng để phù hợp với nhu cầu, đặc điểm hoạt động của các đối tượng khách hàng khác nhau.

Thực hiện cải cách hệ thống phê duyệt tín dụng theo hướng tập trung hóa tại hội sở. Điều này giúp giảm thời gian cấp tín dụng cho khách hàng đồng thời nâng cao khả năng kiểm sốt rủi ro tín dụng trên tồn hệ thống, ngăn ngừa những sai sót hoặc vi phạm tại các đơn vị trong hoạt động tín dụng

Tăng cường ứng dụng và khai thác công nghệ thông tin nhằm đơn giản hóa thủ tục xử lý cơng việc, từ đó đáp ứng một cách nhanh nhất yêu cầu của khách hàng.

Tăng cường đào tạo nhân viên tín dụng và các cá nhân khác cùng tham gia trong hoạt động cung cấp dịch vụ để bồi dưỡng kỹ năng tiếp thị, bán hàng, các kiến thức liên quan đến các sản phẩm, dịch vụ hiện có và các sản phẩm, dịch vụ mới.

Như vậy, với sự phát triển đa dạng về loại hình sản phẩm tín dụng khác nhau, đối tượng khách hàng khác nhau địi hỏi việc nâng cao hiệu quả KTNB để vừa đảm bảo hồn thành đúng chức năng nhiệm vụ của mình, vừa đảm bảo quy mơ và chi phí hợp lý trong hoạt động.

3.1.2. Phương hướng nâng cao hiệu quả kiểm toán nội bộ hoạt động tín dụng tại VPBank

3.1.2.1. Phương hướng đánh giá rủi ro trong hoạt động tín dụng

Để đánh giá và nhận diện rủi ro trong hoạt động tín dụng,VPBank đã xây dựng khung chính sách về quản lý rủi ro tín dụng. Nội dung bao gồm một số điểm chính như sau.

Thứ nhất, hoàn thiện và bổ sung hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ theo một số chỉ tiêu định tính và định lượng đối với từng phân khúc khách hàng. Dựa vào đó, đơn vị kinh doanh và cấp phê duyệt có thể nhận biết được rủi ro đối với từng khách hàng để ra quyết định phù hợp.

Thứ hai, xây dựng hệ thống số liệu danh mục về tập trung khách hàng theo khu vực địa lý, theo ngành nghề hoạt động. Các chỉ số đó lường có thể là tỷ lệ tổng dư nợ của nhóm khách hàng lớn nhất trên tổng dư nợ, tỷ lệ dư nợ theo

từng vùng địa lý, theo ngành nghề, theo kỳ hạn vay. Từ đó đựa ra nhận xét đánh giá về rủi ro có thể đang tập trung vào đối tượng hoặc khu vực nào. Thứ ba, xây dựng hệ thống báo cáo quản trị chính xác, kịp thời tới các cấp lãnh đạo như báo cáo về phân loại nợ, báo cáo về tỷ lệ tăng trưởng tín dụng, báo cáo về số lượng nợ xấu và nguyên nhân liên quan, báo cáo về các trường hợp ngoại lệ…

Thứ tư, tăng cường kiểm tra giám sát định kỳ và thường xuyên đối với hoạt động tín dụng. Kết hợp giữa giám sát từ xa và kiểm tra trực tiếp, nhận diện những rủi ro mới phát sinh trong quá trình tác nghiệp hoặc những vấn đề về quy trình, quy định chưa rõ ràng dẫn tới sai sót trong thực hiện.

3.1.2.2. Phương hướng nâng cao hiệu quả kiểm toán nội bộ

Thứ nhất, KTNB phải được hoàn thiện theo hướng đáp ứng yêu cầu cung cấp thông tin tốt nhất cho quản lý. KTNB được xem như một phương thức hữu hiệu trợ giúp cho quản lý trong việc đánh giá các hoạt động. Để có quyết định quản trị đúng đắn, thơng tin cung cấp phải trung thực, khách quan, kịp thời và chính xác. KTNB sẽ xem xét và đánh giá tất cả các hoạt động trên các khía cạnh về tính tuân thủ, tính kinh tế và hiệu quả. Để thực hiện điều này, KTNB cần có sự thay đổi trong phương pháp tiếp cận và cách thực thực hiện kiểm tốn đối với hoạt động tín dụng tại đơn vị.

Thứ hai, KTNB phải thể hiện được tính chuyên nghiệp trong hoạt động. Tính chuyên nghiệp sẽ đảm bảo cho hiệu quả hoạt động của bộ phận này. Tính chuyên nghiệp thể hiện trên các mặt: KTNB phải là một bộ phận độc lập ởđơn vị, phải có hệ thống chuẩn mực, các chương trình kiểm tốn cụ thể, các văn bản hướng dẫn thực hành, đội ngũ KTVNB phải có trình độ năng lực chun mơn, có phẩm chất đạo đức nghề nghiệp.

Thứ ba, kế hoạch và tần suất kiểm toán phải được xây dựng phù hợp với đặc điểm của ngân hàng VPBank. Với hệ thống mạng lưới phân tán ở khắp các tình thành trong cả nước, hoạt động của các đơn vị thường tiềm ẩn nhiều rủi ro do thiều những cơ chế giám sát thường xuyên, liên tục từ hội sở. Vì vậy, việc thiết lập kế hoạch và tần suất kiểm toán cần phù hợp để đảm bảo khả năng kiểm tra, kiểm sốt vừa tiết kiệm chi phí cho ngân hàng.

3.2. Một số giải pháp nâng cao hiệu quả kiểm tốn nội bộ hoạt động tín dụng tại VPBank.

3.2.1. Chuyển đổi từ kiểm toán tuân thủ sang kiểm toán định hướng rủi ro

Hoạt động ngân hàng là hoạt động có nhiều rủi ro nên cần có những cơ chế, quy trình giám sát nhằm ngăn chặn, giảm thiểu những tổn thất có thể xảy ra đối với ngân hàng. KTNB đóng vai trị quan trọng trong việc đánh giá sự đầy đủ, tính hữu hiệu của các qui trình quản lý rủi ro của này. Vì vậy, KTNB cần sử dụng phương pháp tiếp cận dựa trên đánh giá rủi ro làm là nền tảng để thực hiện cơng việc kiểm tốn. Mặc dù trong qui chế KTNB của VPBank có đề cập đến phương pháp tiếp cận kiểm toán là dựa trên đánh giá rủi ro, tuy nhiên trong thực tế nội dung đánh giá rủi ro chưa được thể hiện cụ thể trong hồ sơ kiểm tốn và kế hoạch kiểm tốn cũng như chưa có hướng dẫn cụ thể cách thức thực hiện. Như vậy, về cơ bản phương pháp kiểm toán cũ vẫn chủ yếu là kiểm toán tuân thủ, tập trung chi tiết từng hồ sơ tín dụng, từng khách hàng trên cơ sở một số tiêu chí chọn mẫu để đưa ra đánh giá mức độ sai phạm, rủi ro của từng trường hợp cụ thể. Tuy nhiên, phương pháp này cần nhiều thời gian, nhân lực thực hiện trong khi các vấn đề rủi ro, sai phạm thường rời rạc, khó tổng hợp để đưa ra những khuyến nghị, cảnh báo rủi ro đối với hệ thống.

Vì vậy, để đảm bảo thực hiện được đúng vai trò đánh giá sự đầy đủ và tính hiệu quả của quy trình kiểm sốt hiện tại đối với các quy trình nhiệp vụ ngân hàng nói chung và nghiệp vụ tín dụng nói riêng, KTNB cần chuyển sang tiếp cận theo phương pháp kiểm toán dựa trên định hướng rủi ro. Nội dung chủ yếu của phương pháp kiểm toán định hướng rủi ro là đi từ đánh giá tính hợp lý mơi trường kiểm sốt, sự đầy đủ các cơ chế quản lý rủi ro và các chốt kiểm sốt trong quy trình tín dụng, xem xét cơ chế báo cáo thơng tin tín dụng nội bộ; đánh giá việc cập nhật định kỳ các quy trình chính sách tín dụng từ đó KTNB đưa ra các kiến nghị nhằm giảm thiểu rủi ro, cải tiến quy trình,

HTKSNB.

Việc đánh giá rủi ro hệ thống được thực hiện nhằm hai mục tiêu chính:

Thứ nhất, đánh giá rủi ro làm cơ sở xây dựng kế hoạch kiểm toán năm. KTNB cần xây dựng hệ thống chỉ tiêu đánh giá rủi ro cho các đối tượng được kiểm toán. Dựa trên kết quả đánh giá rủi ro, KTNB xác định tần suất thực hiện kiểm toán tại các đơn vị kinh doanh. Các đơn vị kinh doanh có thể được phân loại thành các nhóm có mức rủi ro cao, thấp hay trung bình. Các đơn vị có rủi ro cao sẽ được kiểm tốn thường xun hơn. Điều đó giúp KTNB vừa bao quát được những mảng hoạt động có rủi ro cao, vừa thực hiện kiểm tốn một cách hiệu quả, tiết kiệm thời gian chi phí trong những trường hợp cần thiết.

Thứ hai, đánh giá rủi ro làm cơ sở cho việc đánh giá sự đầy đủ, hợp lý của các thủ tục kiểm soát nội bộ của đơn vị được kiểm toán khi thiết kế và thực hiện các thủ tục kiểm toán.

Trong phạm vi nghiên cứu của đề tài về KTNB nghiệp vụ tín dụng, tác giả tập trung vào việc đánh giá rủi ro khi thiết kế và thực hiện các thủ tục kiểm tốn hoạt động tín dụng.

Khi thiết kế và thực hiện các thủ tục kiểm tốn, KTVNB cần tiếp tục thu thập thơng tin cập nhật về mục tiêu và các rủi ro trong hoạt động tín dụng của các đối tượng kiểm tốn. Sau khi đã thu thập các thông tin chi tiết về các mục tiêu và rủi ro của đơn vị được kiểm tốn, KTVNB thực hiện các cơng việc sau:

Một là, đánh giá sự hợp lý của các mục tiêu. Bởi vì mục tiêu có ảnh hưởng rất lớn đến hoạt động của đơn vị, cũng như những rủi ro có thể xảy ra trong hoạt động nghiệp vụ tại đơn vị được kiểm tốn. Chính vì vậy, KTNB cần đánh giá sự phù hợp của các mục tiêu mà đơn vị được giao hàng năm. Để đánh giá có thể áp dụng một số tiêu chí sau:

- Các mục tiêu được giao cho đơn vị phải cụ thể và có thể đo lường được.

- Các mục tiêu phải khả thi phù hợp với nhân sự của đơn vị và đặc điểm của

địa phương.

Một số mục tiêu đánh giá hoạt động của đơn vị kinh doanh như: số dư huy động, cho vay, lợi nhuận, tỷ lệ nợ xấu, số lượng khách hàng mới tăng thêm trong 6 tháng – 1 năm…

Hai là, xác định và đánh giá rủi ro. Rủi ro là bất cứ vấn đề gì có thể ảnh hưởng đến khả năng đạt được các mục tiêu đề ra của đơn vị. Đối với hoạt động tín dụng, thơng thường các chỉ tiêu tăng trưởng về cho vay và tỷ lệ nợ xấu thường dẫn tới rủi ro cho hoạt động của đơn vị do vửa phải đảm bảo mục tiêu doanh số, vừa đảm bảo quản lý rủi ro. Vì vậy, trong giai đoạn này, KTVNB cần xác định và dự đoán các rủi ro trong hoạt động, qui trình nghiệp vụ tín dụng để xác định các thủ tục kiểm soát và các hành động cần thiết để giảm thiểu rủi ro và hạn chế những tổn thất của các rủi ro đó. Để có thể thực hiện việc này, KTVNB phải có hiểu biết sâu sắc về các qui trình nghiệp vụ và

KTNB thực hiện đánh giá rủi ro dựa trên hai tiêu chí: ảnh hưởng của rủi ro đến mục tiêu của đơn vị và khả năng xảy ra tại đơn vị.

Ba là, xác định các thủ tục kiểm soát nội bộ và các biện pháp giảm thiểu rủi ro hiện đang được áp dụng tại đơn vị. KTVNB có thể thực hiện bằng các biện pháp như phỏng vấn, xem xét các quy định hướng dẫn thực hiện nghiệp vụ, xây dựng bảng câu hỏi khảo sát tại đơn vị. KTVNB cần ghi chép lại các kết quả tìm hiểu của mình về qui trình nghiệp vụ hiện tại của đơn vị để làm cơ sở dữ liệu và lưu trữ hồ sơ kiểm toán.

Bốn là, trên cơ sở so sánh giữa các thủ tục kiểm soát cần thiết xác định ở bước thứ hai và các thủ tục kiểm soát hiện tại xác định ở bước thứ ba, KTVNB xác định những điểm thiếu, yếu trong qui trình kiểm sốt rủi ro đang được áp dụng tại đơn vị được kiểm toán. Những phát hiện này là cơ sở để KTVNB đưa ra các kiến nghị, tư vấn để giúp đơn vị được kiểm tốn hồn thiện qui trình kiểm sốt của mình.

Năm là, xác định rủi ro cịn lại có thể xảy ra sau khi áp dụng các bước kiểm soát tại đơn vị nhằm thiết kế các thủ tục kiểm tốn phù hợp cũng như qui mơ của mẫu chọn. Các thủ tục kiểm toán được thực hiện nhằm mục tiêu kiểm tra xem qui trình nghiệp vụ tín dụng, các thủ tục kiểm sốt hoạt động tín dụng của của đơn vị có được tn thủ trong thực tế hay khơng.

Bảng 3.1. Hồ sơ và thủ tục kiểm toán dựa trên định hƣớng rủi ro

Mục tiêu:

- Tăng trưởng tín dụng 150% - Tỷ lệ nợ xấu dưới 3%

Rủi ro

Hồ sơ KH khơng đầy đủ, chính xác do số lượng

KH cung cấp hồ sơ vay vốn giả mạo

Thẩm định năng lực tài chính sơ sài, khơng có hồ sơ chứng minh

Phê duyệt cho vay khơng đúng thẩm quyền

Khơng kiểm sốt được nhóm KH liên quan nên cho vay vượt quy định của VPBank và NHNN.

Tỷ lệ cho vay trên giá trị đảm bảo quá cao

Hạch tốn thơng tin về khách hàng, khoản vay, tài sản khơng chính xác trên T24

vốn hoặc kiểm tra khơng đúng thời gian quy định

….

Phương pháp tiếp cận kiểm tốn trên cơ sở định hướng rủi ro chỉ có thể được thực hiện hiệu quả khi các công ty đã xây dựng được một hồ sơ rủi ro,

cơ sở dữ liệu đầy đủ trong một giai đoạn dài. Khi đó, KTNB có thể sử dụng các đánh giá rủi ro do bộ phận quản lý rủi ro xây dựng làm cơ sở cho hoạt động kiểm tốn. Tuy nhiên, hiện nay các qui trình quản lý rủi ro của của VPBank đang được xây dựng, chưa có các mơ hình đánh giá rủi ro trong hoạt động tín dụng. Vì vậy, KTNB có thể tư vấn cho bộ phận quản lý rủi ro xây dụng bộ hồ sơ rủi ro, đóng góp ý kiến về những rủi ro đã được phát hiện trong quá khứ. Hồ sơ rủi ro được xây dựng tương đối đầy đủ sẽ là cơ sở tốt để KTNB có thể hồn thiện qui trình kiểm tốn trên cơ sở định hướng rủi ro. KTNB có thể lập kế hoạch kiểm tốn dựa trên điểm của từng rủi ro. Khi đó đối tượng kiểm tốn khơng phải là tồn bộ qui trình nghiệp vụ tín dụng nữa, mà có thế tập trung vào từng rủi ro riêng lẻ hoặc nhóm rủi ro trong hoạt động tín dụng.

3.2.2. Hồn thiện qui trình kiểm tốn nội bộ

Dựa trên phương pháp kiểm toán định hướng rủi ro, tác giả đề xuất một số điều chỉnh đối với quy trình hiện tại như sau.

Bước 1: Lập kế hoạch kiểm tốn

Thứ nhất, cần tìm hiểu mong muốn của các bên hữu quan khi thực hiện kiểm toán nghiệp vụ tại đơn vị. KTNB hiện chưa thực sự quan tâm đến các mong muốn của các bên liên quan đến hoạt động KTNB như HĐQT, BKS, TGĐ cũng như các đơn vị được kiểm tốn. Vì vậy, trước khi lập kế hoạch, KTNB cần có hiểu biết rõ ràng và hoàn chỉnh về mong muốn của các bên liên quan đến hoạt động kiểm toán. Để thực hiện điều ngày, trưởng kiểm toán nội bộ cần gặp gỡ trưởng các bộ phận kinh doanh, BKS, BGĐ để trao đổi về các mong muốn của họ đối với hoạt động KTNB, nắm bắt được những thay đổi trong hoạt động và quy định về tổ chức và những vấn đề rủi ro tiềm ẩn, những thay đổi pháp lý liên quan đến hoạt động của ngân hàng.

Thứ hai, thu thập thông tin về đơn vị được kiểm tốn. KTVNB cần tăng cường thu thập các thơng tin sau:

- Thông tin nội bộ tại đơn vị như quan điểm của cấp quản lý về hoạt

động tín dụng tại đơn vị, các chốt kiểm soát trong HTKSNB, những số liệu về

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEB một số giải pháp nâng cao hiệu quả kiểm toán nội bộ hoạt động tín dụng tại ngân hàng việt nam thịnh vượng tài chính và ngân hàng (Trang 76)